Ăn tiết canh dễ mắc bệnh sán dây lợn?
Có nhiều loại tiết canh, nhưng thói quen ăn tiết canh lợn là một mối nguy hại khó lường bởi vì rất dễ mắc bệnh sán dây lợn. Khi mắc bệnh sán dây lợn có thể gây một số biến chứng, thậm chí nguy hiểm.
Tác hại của ăn tiết canh
Ở Việt Nam, một số người thường có thói quen dùng các món tiết canh chế biến từ máu sống lấy ở các loại động vật (gà, vịt, lợn, bò, chó), thậm chí uống máu sống lấy từ rắn, dê kèm theo cả thịt, phủ tạng sống của chúng.
Tiết canh là món ăn tươi sống sử dụng nguyên liệu là máu động vật tươi được pha với nước mắm hoặc nước muối nhạt để chống đông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ. Cách chế biến tiết canh như vậy rất thịnh hành trong ẩm thực từ Bắc đến Nam của người Việt.
Với tiết canh lợn, bản chất là máu sống của lợn mang rất nhiều mầm bệnh, nhất là máu của lợn đang bị bệnh sán dây, thêm vào đó còn có thịt lợn nhiễm ấu trùng sán dây lợn (ví dụ thịt lợn gạo). Nếu lợn đang mắc bệnh thì nguồn máu của nó sẽ chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh (liên cầu lợn, sán dây lợn…).
Vì vậy, người ăn tiết canh lấy máu từ các con vật này sẽ rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh liên cầu lợn hoặc bệnh sán dây lợn. Nếu người ăn phải thịt lợn gạo chưa nấu chín, trong đó hay gặp nhất là ăn tiết canh lợn, tức là ăn phải ấu trùng sán dây lợn sẽ hết sức nguy hiểm bởi vì nguy cơ mắc bệnh sán dây lợn là rất khó tránh khỏi…
Không nên ăn tiết canh để phòng tránh nhiễm sán dây.
Người mắc bệnh sán lợn như thế nào?
Đối với người, tùy thuộc ăn hay nuốt phải trứng hay nang ấu trùng sán dây lợn có thể mắc 1 trong 2 thể bệnh hoặc mắc cả 2:
Video đang HOT
Thể bệnh thứ nhất là bệnh ấu trùng sán lợn : Đây là thể bệnh có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Sự hình thành bệnh khi người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, đặc biệt là ăn tiết canh lợn bị sán lợn (lợn gạo). Sau khi ăn tiết canh, ấu trùng (có trong thịt nạc lợn) đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, tức là nạc lợn (nhiều nhất là nạc vai), não, mắt…
Nếu nang sán nằm trong cơ vân (nạc) sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 10 – 20mm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau. Nếu nang sán nằm trong não sẽ rất nguy hiểm bởi vì nang này sẽ tạo thành u não (1 hoặc nhiều u tuỳ theo số lượng nang sán cư trú ở não).
Khi bị u não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, rối loạn giọng nói (nói ngọng), rối loạn trí nhớ (lúc nhớ lúc quên) hoặc đau đầu (âm ỉ hoặc dữ dội). Nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc bị mù loà.
Thể bệnh thứ 2 là bệnh sán trưởng thành ở ruột: Trường hợp này do người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín, đặc biệt là tiết canh lợn có chứa các nang sán (lợn gạo). Khi đến dạ dày, ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành.
Sán dây trưởng thành phát triển dần dần bằng cách nảy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt chứa khoảng 50.000 trứng và kéo dài chiều dài của mỗi con sán trưởng thành lên tới từ 2 – 12m. Sán trưởng thành ký sinh trong ruột non nhiều năm. Bệnh sán dây trưởng thành thường gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ.
Chủ yếu là người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt. Đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng. Các đốt sán già sẽ tự rụng ra và theo phân ra ngoài làm ô nhiễm môi trường gây nhiễm cho nhiều người nếu vệ sinh an toàn thực phẩm không tốt hoặc uống nước chưa đun sôi.
Cần bỏ thói quen ăn tiết canh để không mắc bệnh sán lợn
Ăn tiết canh lợn là ăn máu sống của lợn. Trong máu sống của chúng có vô vàn các vi sinh vật gây bệnh khác nhau. Lợn rất dễ cảm nhiễm với vi khuẩn liên cầu lợn và các loại ký sinh trùng, nhất là sán dây lợn.
Vì vậy, ăn tiết canh lợn là có nguy cơ cao mắc bệnh hiểm nghèo mà điển hình trong những năm qua đã có nhiều bệnh nhân nhập viện với các bệnh nguy kịch, thậm chí đã có trường hợp tử vong do ăn tiết canh lợn (bệnh liên cầu lợn).
Với bệnh sán dây lợn, nguy cơ mắc u não do ấu trùng sán dây lợn cũng đã từng có người lâm bệnh vì nó, đây cũng là dạng bệnh nguy hiểm. Vì vậy, không ăn tiết canh, không ăn thịt chưa nấu chín (nem chua, nem chạo…) sẽ hạn chế được sự xâm nhập và gây bệnh của chúng. Vì vậy, để không mắc bệnh sán dây lợn cũng như một số bệnh hiểm nghèo khác do ăn tiết canh lợn gây ra, mọi người cần bỏ thói quen ăn tiết canh lợn càng sớm càng tốt.
Tay có vết thương hở lại đi cắt thịt, người đàn ông suýt chết, nhập viện cấp cứu vì nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não
Ông Trương, 50 tuổi người Quảng Đông (Trung Quốc) được cấp cứu trong tình trạng sốt cao, đau nhức đầu, cổ, lưng dữ dội. Bác sĩ chẩn đoán ông bị nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn gây viêm màng não.
Ông Trương đã có kinh nghiệm 6-7 năm trong nghề bán thịt lợn. Đột nhiên vào một ngày, ông cảm thấy đau nhức ở cổ và lưng không giải thích được. Ban đầu, ông nghĩ là cảm lạnh nên không để tâm lắm. Sau đó mấy hôm, ông Trương bỗng đau đầu dữ dội. Gia đình thấy vậy nên vội đưa ông Trương đi bệnh viện.
Tại bệnh viện địa phương, bác sĩ nhận thấy kết quả chụp CT đầu của ông không có gì bất thường nhưng hiệu quả điều trị lại không rõ ràng. Đến tối hôm đó, tình trạng của ông Trương xấu đi rõ rệt.
"Thân nhiệt lên tới 40,2 độ C, cả người bứt rứt, bất an, giống như đang 'phát điên' vậy" , bà Điền, người nhà ông Trương chia sẻ. Sau đó, ông Trương đã được chuyển đến một bệnh viện chuyên khoa Quảng Châu để chữa bệnh.
Bác sĩ khám trực tiếp cho bệnh nhân phát hiện ra trên ngón tay cái bàn tay trái của ông Trương có một vết thương hở nhỏ bằng hạt đậu. Xét thấy bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với thịt lợn sống và dương tính kích thích màng não, bác sĩ chẩn đoán sơ bộ là viêm màng não có mủ do nhiễm khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis).
Vết thương hở trên bàn tay trái của ông Trương là "cầu nối" khiến ông bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn
Cuối cùng, vi khuẩn liên cầu lợn đã được tìm thấy trong dịch tủy não của bệnh nhân, càng khẳng định chẩn đoán ban đầu của bác sĩ. Sau khi chống nhiễm trùng và điều trị các triệu chứng khác, ý thức của ông Trương đã dần tỉnh táo.
Sau mấy ngày nhập viện, ông đã có thể giao tiếp bình thường, tay chân cử động thoải mái. Tình trạng đau nhức vùng cổ, thắt lưng và đầu cũng được cải thiện đáng kể và có thể bình phục và xuất viện trong thời gian tới.
Trước đó, tháng 9/2020, một trường hợp tương tự cũng xảy ra với một người phụ nữ ở Quảng Tây (Trung Quốc). Người này cũng bị viêm màng não do nhiễm liên cầu lợn sau khi chặt thịt và xương lợn bằng tay trần.
Vi khuẩn liên cầu lợn có thể lây nhiễm qua vết thương hở trên tay
Vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis) là một tác nhân gây bệnh ở lợn và đôi khi có thể gây bệnh trên người. Loại vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp, đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.
Chủ nhiệm Chung Thủy Sinh, khoa thần kinh số 2 của bệnh viện cho biết, trường hợp lây nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn ở người là rất hiếm gặp và chưa thấy lây truyền từ người sang người. Một khi bệnh khởi phát sẽ rất nguy hiểm, hầu hết người bệnh sẽ có các biểu hiện như sốt cao, chóng mặt, toàn thân khó chịu.
Vi khuẩn liên cầu lợn có thể lây nhiễm sang người trong quá trình xử lý, chế biến thịt lợn
Vi khuẩn này có thể gây nhiều bệnh lý như nhiễm độc tiêu hóa, viêm màng não, viêm phổi, viêm khớp, viêm cơ tim... Nặng hơn, người bệnh có thể bị sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu, suy hô hấp và suy đa tạng dễ dẫn đến tử vong.
Bác sĩ cho biết thêm, vi khuẩn liên cầu lợn sợ nhiệt độ cao. Chỉ cần thịt lợn được đun nóng đến 100 độ C là có thể tiêu diệt vi khuẩn. Nếu không, đun ở nhiệt độ 60 độ C trở lên trong 10~12 phút cũng có thể tiêu diệt chúng.
Vi khuẩn liên cầu lợn có thể lây sang người do tiếp xúc trực tiếp (qua vết thương ở da và niêm mạc). Vi khuẩn lây truyền qua tổn thương trên da của người giết mổ, chế biến hoặc ăn thịt lợn chưa được nấu chín.
Do đó, mọi người nên mua thịt lợn ở những chỗ bán uy tín. Nếu có vết thương trên da thì nên tránh tiếp xúc với thịt lợn sống. Ngoài ra, việc chế biến thực phẩm cần tách biệt giữa sống và chín để tránh nhiễm khuẩn chéo. Nếu bạn thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay.
Thấy dấu hiệu này ở mắt, hãy mau đi khám u não Ung thư não là khối u ác tính, bắt nguồn từ não hoặc các mô lân cận. Ung thư não là khối u ác tính, bắt nguồn từ não hoặc các mô lân cận - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Thường gặp là ung thư não thứ cấp, là ung thư não do ung thư từ nơi khác di căn đến não, như ung...