Cách làm nước chấm tương đậu phộng chay mặn đều dùng được
Món chay và món mặn đều có sự khác biệt hoàn toàn với nhau về nước chấm ăn kèm. Liệu có một loại nước chấm nào mà cả chay và mặn đều dùng được?
Chuyên mục Mẹo vào bếp của giúp bạn giải đáp thắc mắc này bằng cách hướng dẫn cách làm nước chấm tương đậu phộng chay mặn đều dùng được nhé. Vào bếp thôi!
Nguyên liệu làm Nước chấm tương đậu phộng
Đậu phộng 200 gr
Gạo 2/3 chén (chén ăn cơm)
Nước tương 1 chén (chén ăn cơm)
Tương ớt 2 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (Đường/ muối/ hạt nêm)
Cách chọn mua đậu phộng ngon
Chọn mua những hạt đậu phộng có vỏ căng bóng, màu nâu sáng đẹp, kích thước các hạt to đều nhau, khi cầm lên cảm giác chắc tay.Không chọn những hạt đậu phộng có dấu hiệu ẩm mốc, màu sắc lạ hoặc hạt đậu lép, hạt có lớp vỏ ngoài nhăn nheo.Tránh mua đậu phộng đã để lâu ngày, lớp vỏ thường không căng bóng vì khi nấu sẽ rất hôi dầu.
Dụng cụ thực hiện:
Chảo, nồi, chén, máy xay sinh tố, bếp ga,…
Cách chế biến Nước chấm tương đậu phộng
1
Ngâm đậu phộng và gạo
Đậu phộng mua về rửa sơ với nước rồi đem đi ngâm qua đêm. Cứ cách 3 tiếng, bạn thay nước một lần để đậu không bị chát và có mùi thơm hơn. Sau đó, vớt ra để ráo.
Video đang HOT
Gạo bạn ngâm trong nước từ 15 – 20 phút rồi vớt ra và để ráo.
2
Luộc đậu phộng
Bắc nồi lên bếp, vặn lửa vừa, cho vào nồi 1.5 lít nước. Kế tiếp, cho đậu phộng vào nồi cùng 1/2 muỗng cà phê muối rồi tiến hành luộc từ 25 – 30 phút cho đậu phộng chín mềm.
Sau đó tắt bếp, để yên nồi đậu phộng đó và ủ thêm 25 – 30 phút nữa rồi vớt ra để ráo.
3
Rang gạo làm thính
Bắc chảo lên bếp, vặn lửa vừa, cho gạo vào chảo và bắt đầu rang đều tay đến khi hạt gạo vàng đều thì tắt bếp và để nguội. Sau đó, đem gạo vừa rang cho vào máy xay sinh tố xay mịn.
4
Nấu tương đậu phộng
Bắc chảo lên bếp, vặn lửa vừa, cho vào chảo 1 chén ăn cơm nước tương, 1 chén ăn cơm nước lọc, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh tương ớt, 5 muỗng cà phê đường, khuấy đều cho các gia vị hòa quyện vào nhau.
Tiếp theo, bạn hạ xuống mức lửa nhỏ nhất rồi cho đậu phộng luộc chín vào nấu với phần sốt trong khoảng 10 – 15 phút.
Sau đó, bạn cho phần thính vào, cho đến đâu bạn khuấy đến đó để tránh cho thính bị vón cục. Sau đó, nấu thêm khoảng 7 phút nữa cho phần thính nở ra và phần tương đậu phộng đặc sệt lại rồi tắt bếp.
5
Thành phẩm
Khi ăn tương đậu phộng này bạn sẽ cảm nhận được một vị mặn mặn ngọt ngọt vừa phải và kèm theo đó là một vị béo nhưng không quá ngậy của đậu phộng.
Với tương đậu phộng, bạn có thể kết hợp ăn kèm với các món ăn chay mặn khác nhau nhằm tăng thêm hương vị tuyệt vời cho món ăn, hay đơn giản nhất là ăn với cơm trắng cũng rất ngon đấy.
Xôi hạt dẻ - ấm lòng ngày đầu đông
Hạt xôi căng mẩy, dẻo mềm quyện hạt dẻ bở bùi, ngọt dịu như lan dần ra hương vị rất đỗi mộc mạc của đất trời.
Nguyên liệu
500 gr gạo nếp
500 gr hạt dẻ
1 thìa cà phê muối tinh
1 thìa canh mỡ lợn hoặc dầu ăn
Ăn kèm (tùy chọn): Lạp xưởng, ruốc hoặc vừng lạc
Cách làm
Hạt dẻ được ví là "vua của loài quả khô" trong mùa đông. Theo Đông y, hạt dẻ có vị ngọt tính ôn, vào vị, tỳ, giúp bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, tốt cho dạ dày, cầm máu. Có nhiều món ăn từ hạt dẻ rất tốt cho cơ thể như: Hạt dẻ nướng mật ong, xôi hạt dẻ, gà hầm hạt dẻ, cơm rang hạt dẻ...
1. Hạt dẻ rửa sạch, lau khô, dùng dao khứa nhẹ một lát ngang trên vỏ. Cho hạt dẻ cùng lượng nước xâm xấp và luộc 10-12 phút hoặc cho tới khi phần cắt nứt nhẹ, vớt ra ngâm vào nước lạnh để vỏ mềm, dễ bóc. Sau đó, bóc lớp vỏ ngoài và vỏ lụa, cắt thành miếng vừa ăn.
2. Gạo nếp vo sạch, ngâm nước qua đêm khoảng 6-8 tiếng. Nếu muốn nấu luôn thì ngâm vào nước ấm khoảng một tiếng trước khi nấu. Sau đó, đổ gạo ra, xả nhẹ nước, để ráo.
3. Cho hạt dẻ vào gạo, thêm một thìa cà phê muối tinh và trộn đều để giúp xôi đậm đà hơn.
4. Đun sôi nước, làm nóng chõ đồ xôi, hạ nhiệt rồi cho gạo và hạt dẻ vào chõ, dàn đều và tiến hành đồ xôi. Sau khoảng 15-20 phút khi hạt gạo nở, thêm một muỗng canh dầu ăn vào đảo đều giúp hạt xôi căng mẩy. Đậy vung, tiếp tục đồ xôi thêm 20 phút nữa để xôi chín đều, dẻo mềm.
5. Xới xôi ra đĩa, ăn kèm lạp xưởng, ruốc hoặc vừng lạc rang đều ngon. Hạt xôi căng mẩy, dẻo mềm quyện hạt dẻ bở bùi, ngọt dịu.
Chú ý:
- Chọn gạo nếp hạt mẩy, bóng, đều sẽ giúp món xôi ngon hơn.
- Cách chọn hạt dẻ ngon: hạt tròn, màu nâu sậm, vỏ tươi. Nếu mua được hạt dẻ Trùng Khánh, Cao Bằng là chuẩn vị nhất.
- Nếu không có chõ đồ xôi, bạn cho nếp đã trộn hạt dẻ vào nồi (nếu nồi cũ thì lót thêm giấy bạc dưới đáy cho đỡ bén), rồi thêm lượng nước gần xâm xấp bề mặt (chưa bằng mặt gạo) và bật chế độ như nấu cơm bình thường. Khi nồi chuyển qua chế độ giữ ấm thì mở vung, xới đảo nhẹ cùng chút dầu ăn, giữ ấm một lúc là xôi chín mềm dẻo.
- Để thêm hương vị có thể đồ thêm cùng ít đỗ xanh hoặc đỗ đen (tùy chọn, nên ngâm đỗ trước). Trộn thêm nước cốt dừa cũng giúp món ăn trở nên béo ngậy hơn.
Cách nấu xôi lạc từ nồi cơm điện Từng hạt xôi căng bóng, mềm dẻo quyện với lạc mềm, bùi bùi tạo nên món ăn sáng thơm ngon, nhanh chóng trong thời kỳ giãn cách. Nguyên liệu 500 gram gạo nếp 200 gram lạc (đậu phộng) 1/2 thìa cà phê muối 1 thìa canh mỡ gà (hoặc dầu ăn) Vài lá dứa (nếu không có dùng giấy bạc lót đáy...