Cách làm mực rim nước dừa đậm vị đưa cơm cả nhà đều thích
Mực rim nước dừa là một trong những món kho đơn giản, dễ làm nhưng cực kỳ bắt cơm. Hãy cùng Điện máy XANH xắn tay vào bếp và thử tài thực hiện ngay món ăn này để chiêu đãi cả nhà mình trong bữa cơm ngày hôm nay nhé!
Nguyên liệu làm Mực rim nước dừa
Mực ống 400 gr
Tỏi 1 củ
Hành tím 3 củ
Nước dừa 200 ml
Ớt bột 1 ít
Gia vị thông dụng 1 ít (Muối/ hạt nêm/ bột ngọt/ đường/ tiêu xay)
Dầu ăn 1 muỗng canh
Cách chọn mua mực tươi ngon
Bạn nên chọn mua mực có màu sáng bóng, mắt trong veo, không bị vàng hay chảy dịch ra ngoài, phần thân mực thì phải trắng đục như sữa.Mực ngon sẽ có phần đầu và các xúc tu, râu mực dính chặt vào nhau, phần thịt mực săn chắc, có độ đàn hồi cao.Không nên chọn mua mực bị vàng, bị chảy dịch hay phần mắt mực đã chuyển sang màu đục.Tuyệt đối không mua mực có phần thịt mềm nhũn và dễ bị tách rời các phần với nhau vì những con này sẽ không tươi ngon.Hình nguyên liệu
Cách chế biến Mực rim nước dừa
1Sơ chế và ướp mực
Mực mua về bạn loại bỏ nội tạng, xương sống mực rồi mang bóp với muối khoảng 5 – 10 phút, sau đó rửa sạch vài lần với nước.
Video đang HOT
Cách sơ chế, khử mùi tanh mực
Để khử mùi tanh của mực, trước tiên bạn cần phải làm sạch túi mực và ruột mực. Bạn lưu ý là mực nên được để nguyên, không cắt nhỏ, vì khi cắt mực có thể sẽ làm rơi trứng mực ra ngoài.Ướp mực với đường trong khoảng 3 – 5 phút rồi xả lại với nước sạch sẽ giúp mực sạch và không còn tanh nữa.Hoặc bạn có thể trụng mực sơ qua với nước trà đun sôi hay chần qua nước sôi cũng được.Để khử mùi tanh đơn giản nhất đó chính là dùng 1 trong các loại nước cốt chanh, giấm, rượu trắng để rửa mực sau đó xả lại với nước sạch.
Tỏi và hành tím lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
Ướp mực với hành tím băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 ít tiêu và đường rồi trộn đều, để khoảng 10 phút cho mực thấm gia vị.
2Làm mực rim nước dừa
Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn rồi đun nóng, sau đó trút phần tỏi băm vào phi thơm vàng phần tỏi băm.
Tiếp đến bạn cho mực vào xào nhanh trên lửa lớn trong khoảng 3 phút rồi đổ 200 ml nước dừa vào chảo. Bạn bắt đầu rim trên lửa lớn cho đến khi phần nước dừa cạn sệt lại, nêm nếm gia vị lại sao cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp.
Nếu bạn muốn ăn cay thì bạn có thể cho thêm 1 ít ớt bột và rắc hành lá, ngò rí lên.
3Thành phẩm
Chỉ với vài bước làm đơn giản, bạn đã có ngay đĩa mực rim nước dừa bắt mắt đầy hấp dẫn để chiêu đãi cả gia đình mình trong bữa cơm rồi đấy!
Món mực rim nước dừa đậm đà, thịt mực dai ngọt, vị mặn ngọt vừa phải đảm bảo sẽ làm cả gia đình bạn phải mê mẩn món ngon đơn giản này đó.
Làm nước lẩu không cần ninh xương hay dùng phụ gia: Chỉ 10 phút là có nồi nước dùng ngọt thanh
Muốn nấu lẩu nhanh mà không cần ninh xương, bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây. Để có nồi nước lẩu ngon, các bà nội trợ thường sẽ phải mất nhiều thời gian hầm xương lợn hoặc xương gà rồi gia giảm gia vị cùng các nguyên liệu khác.
Tuy nhiên, bạn không cần ninh xương vẫn có thể có được phần nước lẩu ngọt thanh, thơm ngon.
Thay vì ninh xương, bạn có thể chọn các loại rau củ quả có vị ngọt để nấu nước dùng.
Nước dừa
Bạn có thể lấy nước của 2-3 quả dừa tươi cho vào nồi và chế thêm nước. Nêm nếm gia vị và các phụ liệu cho phù hợp với đặc trưng của các loại lẩu. Chỉ cần đun sôi nước dùng là có thể nhúng đồ ăn ngay.
Quả lê, mắc cọp
Lê, mắc cọp gọt vỏ, bỏ hạt và cắt thành miếng vừa phải. Cho nguyên liệu vào nồi cùng các loại gia vị phù hợp với loại lẩu định ăn. Nấu nước dùng sôi cho lê, mắc cọp chín và nước dùng có vị vừa ăn là được.
Dứa, ngô ngọt, su hào
Cũng tương tự như cách trên, bạn chỉ cần cắt nguyên liệu thành miếng vừa phải. Cho chúng vào nồi, thêm nước và các gia vị phù hợp. Nấu cho nước dùng sôi và để các loại rau củ tiết chất ngọt ra nước là có thể dùng.
Ngoài ra, bạn có thể dùng củ cải, bắp cải, cà rốt, hành tây, củ đậu, táo, mía... để tạo độ ngọt cho nước dùng.
Nếu muốn ăn các loại lẩu có vị chua, hãy cho thêm cà chua, me, sấu, dứa xanh, khế hoặc giấm.
Sữa đậu nành
Bạn cũng có thể sử dụng sữa đậu nành kết hợp với nước dừa để tạo ra nồi nước lẩu thơm ngon.
Bắc nồi lên bếp và cho một chút dầu. Khi dầu nóng thì bỏ hành baro, gừng, tiêu xanh, xả vào phi thơm. Tiếp đó, cho sữa đậu nành (không đường) và nước dừa theo tỷ lệ 1:1 vào nồi, thêm một lượng nước lạnh vừa đủ. Nêm một chút hạt nêm, muối, đường cho vừa khẩu vị và đun sôi là được. Như vậy là bạn đã có nồi nước lẩu thơm ngon.
Lẩu sữa đậu nành có thể ăn cùng các loại nấm, mực, tôm, cá, thịt bò... hay dùng làm lẩu chay đều ngon.
Với những cách trên, bạn chỉ cần khoảng 10 phút là đã có phần nước dùng lẩu thơm ngon, giúp tiết kiệm thời gian rất nhiều so với cách ninh xương.
Đồ nhúng lẩu thường là các nguyên liệu giàu đạm như thịt gà, thịt bò, cá... Chúng sẽ làm nước lẩu ngọt đậm hơn trong quá trình ăn. Vì vậy, bạn không cần thiết phải sử dụng nước lẩu ninh từ xương.
Cách làm lẩu Thái từ nước dừa
Chọn 2-3 quả dừa tươi và bổ lấy phần nước. Cho nước dừa vào nồi, thêm một lượng nước lọc vừa đủ để sử dụng cho cả bữa ăn.
Đun sôi nước rồi bỏ thêm sả, dứa và gia vị lẩu Thái. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Nước dùng sôi là có thể đem ra sử dụng. Tùy theo sở thích, bạn có thể chọn các loại nguyên liệu nhúng lẩu như thịt bò, tôm, cá, rau sống...
Bánh dừa Quảng Nam Bánh dừa nướng có hương vị và nét độc đáo riêng khác hẳn với bánh dừa dẻo; nếu bánh dừa dẻo có màu trắng tinh thì bánh dừa nướng lại có sắc vàng nâu óng ả đều thơm lừng mùi dừa đặc trưng. Bánh dừa Quảng Nam là một trong những món đặc sản nổi tiếng của vùng Trung Bộ, một thứ quà...