Cách làm gỏi mực tươi chua cay ngon tê lưỡi
Gỏi mực tươi giòn giòn, cùng vị chua cay sẽ giúp bữa cơm thêm ngon miệng. Chúng tôi sẽ hướng dẫn ngay cách làm gỏi mực tươi ngon tuyệt này.
Hướng dẫn cách làm gỏi mực tươi chua cay
Nguyên liệu làm gỏi mực tươi
- Mực ống thật tươi 2 con
- Khoảng 4-5 con tôm tươi
- Gừng: 1 củ
- 1 củ hành tây
- 2 trái cà chua
- 200g bắp cải bào sợi
- Rau thơm,
- Đầu hành lá 10 cọng ( nếu thích có thể cho nhiều hơn )
Video đang HOT
- Ớt tươi, tỏi, đường, nước cốt chanh, nước mắm
Cách làm gỏi mực tươi ngon
Bước 1
Mực làm sạch, lột bỏ lớp da ngoài, cắt bỏ mắt….cắt miếng xéo vừa ăn cho đẹp, râu mực cắt vừa ăn.
Bước 2
Cho mực, tôm vào nồi nuớc thật sôi , đập 1 nhánh gừng nhỏ vào, để khử mùi tanh. Để lửa vừa, nấu trong 10 phút, vớt ra đem xả ngay nước lạnh cho mực giòn. Tôm lột vỏ để thật ráo nước.
Bước 3
- Hành tây cắt sợi dày ngâm nước cho bớt hăng.
- Đầu hành lá trụng sơ nước sôi. Cà chua cắt múi. Rau thơm rửa sạch.
Bước 4
Pha nước mắm trộn gỏi: 4 muỗng canh nước mắm ngon, 4 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng cafe tỏi băm, 1 muỗng cafe ớt tươi bằm nhuyễn và 1 muỗng cafe gừng giã nát vào khuấy đều.
Bước 5
Mực tôm để ráo nước cho vào tô lớn. Rưới 1/2 lượng mắm trộn gỏi bên trên vào mực tôm đảo đều cho thấm truớc
Sau đó cho tất cả hành tây, hành lá, cà chua vào, riêng phần bắp cải bào để riêng trên dĩa khi bày mực ra cho rau thơm, với phần gia vị còn lại vào trộn đều lại như vậy khi ăn gỏi.
Hoàn thành
Với bài hướng dẫn này, bạn đã biết cách làm gỏi mực tươi chua chua, cay cay rồi. Hãy chiêu đãi cả nhà mon an ngon tuyệt này nhé bạn.
Chúc bạn ngon miệng.
Quên gà xào sả ớt đi, gà rang với nguyên liệu này mới là "cực phẩm"
Không chỉ lạ miệng, gà rang me còn kích thích vị giác, giúp mùa hè của bạn và gia đình thêm thú vị.
Chuẩn bị nguyên liệu: 6-7 cánh cánh gà công nghiệp; 3 tép tỏi nhỏ; nước sốt me (khoảng 6-7 thìa, tìm mua ở siêu thị).
Gia vị: Mắm, bột nêm, hạt tiêu, dầu ăn.
Các bước thực hiện gà rang me:
- Cánh gà mua về rửa thật sạch, nhặt bỏ lông tơ còn sót lại. Rửa thật sạch, để ráo, mỗi cánh gà chặt làm 3 phần.
- Tỏi bóc vỏ, đập dập, bằm nhỏ.
- Ướp cánh gà với gia vị trước khi chế biến, sẽ giúp cho cánh gà được đậm đà hơn. Cánh gà ướp với 1/2 thìa nước mắm ngon, 1 thìa hạt nêm, chút xíu hạt nêm và 1/2 số tỏi bằm nhỏ, 1 thìa nước sốt me. Đeo bao tay, trộn và bóp đều để cánh gà được ngấm gia vị. Ướp cánh gà khoảng 1 - 2h đồng hồ trước khi chế biến, cánh gà ngấm sâu gia vị sẽ đậm đà hơn.
Cần rửa sạch kỹ gà trước khi sơ chế (Ảnh minh hoạ)
- Cánh gà sau khi ướp đủ thời gian, sẽ bắt đầu chế biến. Đầu tiên, chiên cánh gà để cánh gà được săn lại. Đợi chảo nóng thì trút dầu ăn vào (lượng dầu cho vào phải đủ chiên ngập cánh gà).
-Đến khi dầu ăn nóng già, trút cánh gà vào, chiên vàng giòn 2 mặt, chiên cánh gà trên lửa vừa. Đến khi cánh gà vàng giòn 2 mặt thì mới vớt cánh gà ra, đặt cánh gà lên giấy thấm dầu cho lượng dầu ăn được trôi bớt.
- Tiếp tục cho khoảng 3 thìa dầu ăn vào trong chảo. Đợi dầu nóng thì trút tỏi bằm vào phi thơm.
-Cho nước sốt me vào trong chảo, 1 thìa mắm, 1 thìa đường cho các gia vị được hòa quyện lại cùng với nhau. Đảo đều trên lửa nhỏ đến khi hỗn hợp nước sốt được hòa quyện thành 1 khối gia vị đồng nhất thì cho cánh gà vào, đảo đều tay cho phần nước sốt me bám đều xung quanh cánh gà.
- Đun trên lửa vừa đến khi phần nước sốt me bám dính vào cánh gà là món ăn đã hoàn thành. Trút ra đĩa, bạn nhớ rưới phần nước sốt me lên khắp phần cánh gà để món ăn được đậm đà và bắt mắt hơn.
Để món gà rang me thêm ngon, bạn có thể tham khảo bí quyết chọn cánh gà ngon sau đây:
Mùi vị của cánh gà: Mặc dù đã cấp đông nhưng cánh gà vẫn sẽ có thoang thoảng mùi vị. Đừng ngần ngại trực tiếp ngửi và khi thấy mùi tanh là biểu hiện của cánh gà không còn tươi ngon. Chọn lựa những cánh gà có mùi thơm tự nhiên để yên tâm mua về chế biến các món ăn ngon cho gia đình.
Màu da của cánh gà: Nếu là cánh gà còn mới, màu da sẽ hơi vàng, sáng bóng và tuyệt đối không có độ sỉn hay thâm đen. Và nếu cánh gà có màu trắng nhạt, hay xuất hiện những đốm nhỏ màu xám có thể bị nấm mốc, cần tuyệt đối tránh xa. Chưa kể, gà có những vết bầm tím, thậm chí màu đen, chứng tỏ gà không còn tươi hoặc có "vấn đề" khi làm thịt, bạn cần tránh xa loại gà này.
Lớp đông đá phía ngoài cánh gà: Bám quanh cánh gà là lớp đông đá do nước tiết ra từ cánh gà. Đây là yếu tố khá quan trọng trong việc khẳng định độ tươi ngon của cánh gà. Vì vậy, các bà nội trợ cần lựa chọn kỹ phần băng đóng đá bên ngoài, càng mỏng càng tốt.
Điều này được lý giải bởi lớp đông lạnh mỏng là ở khoảng thời gian ngắn và cánh gà vẫn còn giữ được độ tươi ngon. Ngược lại, nếu lớp băng quá dày thì có lẽ là cánh gà đã được để lâu và thịt sẽ cứng lại và mất đi nhiều chất bổ dưỡng.
Kiểm tra độ đàn hồi của cánh gà: Với cánh gà tươi mới bảo quản sẽ có độ đàn hồi tốt, ấn thử tay vào nó sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu. Cánh gà không tươi hoặc để đông lạnh quá lâu sẽ không có đàn hồi và cứng lại. Thậm chí, chúng còn cứng như đá. Với cánh gà này bạn tốt nhất không mua. Chưa kể, sau thời gian rã đông, cánh gà cũng không còn được ngon, tươi như mong muốn của khách hàng.
Ngoài ra, còn có loại cánh gà đã bị làm đông lạnh và rã đông nhiều lần, cánh gà này thường có bề mặt bị khô. Bởi vậy, hãy nói không với cánh gà được mang ra rồi đông lạnh nhiều lần.
Bữa ăn sáng ngon miệng cùng món mì xào ngũ sắc Với cách chế biến nhanh gọn, bạn đã có ngay cho mình bữa sáng ngon miệng và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Bạn cùng làm món mì xào ngũ sắc nhé. 1. Nguyên liệu - 1 gói mì gói - 20g ớt chuông xanh - 20g ớt chuông đỏ - 20g ớt chuông vàng - 1 lá cải xà lách...