Cách làm bánh rây – bánh dứa miền Tây nhân dừa dân dã, dẻo ngọt, thơm ngon
Bánh rây được biết đến là loại bánh đặc trưng của người dân tộc Khmer và có mặt rất nhiều ở các tỉnh miền Tây. Món bánh này có lớp vỏ mỏng, dẻo mềm, beo béo ăn kèm cùng nhân dừa ngọt bùi, cực kỳ thơm ngon. Cùng vào bếp thực hiện ngay nhé!
Nguyên liệu làm Bánh rây – bánh dứa
Cho 14 cái bánh
Bột nếp 200 gr
Dừa nạo sợi 200 gr
Nước cốt dừa 50 ml
Đường thốt nốt 150 gr
Đậu phộng 100 gr
Cách chọn mua đậu phộng ngon
Chọn hạt to tròn, bấm móng tay vào hạt có cảm giác chắc, mẩy.Ngoài ra, ưu tiên chọn đậu phộng có lớp vỏ màu sáng, kích thước đều và không bị lẫn các hạt lép, hư thối.Không chọn hạt đậu đã bị mốc hoặc xuất hiện các màu sắc lạ.
Đường thốt nốt là gì? Đường thốt nốt mua ở đâu?
Đường thốt nốt là phần nước dịch lấy từ nhị hoa của cây thốt nốt rồi được người dân chế biến thành đường thốt nốt hiện nay. Loại đường này có vị ngọt thanh, thơm đặc biệt và ăn uống rất mát hơn đường mía và đường củ cải.Bạn có thể mua đường thốt nốt tại các hệ thống cửa hàng Bách hóa XANH hay mua trực tuyến trên trang web bachhoaxanh.com.
Cách chế biến Bánh rây – bánh dứa
1
Rang đậu phộng
Đầu tiên, rang 100gr đậu phộng trên lửa vừa đến khi chín thơm. Sau đó, bạn sàng đậu phộng để tróc hết lớp vỏ lụa bên ngoài.
Video đang HOT
2
Xào nhân dừa đậu phộng
Bắc chảo lên bếp, cho vào 150gr đường thốt nốt cắt nhỏ rồi nấu trên lửa nhỏ đến khi tan chảy.
Kế đến, cho vào thêm 200gr dừa nạo sợi, đảo đều cho hỗn hợp dừa hòa quyện.
Tiếp theo, cho vào phần đậu phộng vừa rang và tiếp tục đảo đều đến khi nhân kẹo lại, có độ kết dính là được.
3
Pha bột
Cho vào tô 200gr bột nếp, 100ml nước, 50ml nước cốt dừa, dùng tay bóp bột để bột được tơi mịn.
Lưu ý: Đây là loại bánh cần sử dụng bột ở dạng khô nên bạn tránh cho nhiều nước quá khiến bột bị loãng không rây bột để làm vỏ bánh được nhé.
4
Rây bột và cuộn nhân dừa
Bắc chảo lên bếp và làm nóng, bạn hạ xuống mức lửa nhỏ nhất sau đó bạn lọc 1 ít bột qua rây vào khắp mặt chảo sao cho tạo thành 1 lớp bột mỏng hình tròn.
Kế đến, đậy nắp kín trong 30 giây cho bột chín tạo thành lớp mảng mỏng nhìn như bánh rế cuốn chả giò. Sau đó, dàn đều nhân dừa lên mặt rồi cuộn bánh lại là hoàn tất.
Làm tương tự như trên với phần bột và nhân dừa còn lại. Tuy nhiên, bạn nhớ bỏ phần bột thừa ra rồi mới rây bột mới vào để làm lớp bánh tiếp theo nhé!
5
Thành phẩm
Bánh rây – bánh dứa sau khi xé ra có độ dẻo và mềm dai, ăn vào có vị béo thơm từ lớp vỏ nếp hòa quyện cùng nhân dừa ngọt bùi, vừa lạ miệng nhưng lại cực kỳ thơm ngon.
Do bánh có lớp vỏ mỏng nên khi ăn sẽ không bị ngán, bạn dùng bánh cùng trà nóng cũng rất hợp đấy!
Chè trôi nước lá dứa đặc biệt cho ngày Tết Hàn thực
Bát chè trôi nước có vị dẻo dẻo của bột nếp, béo ngậy của dừa sẽ là món ăn tuyệt vời cho ngày Tết Hàn thực.
Tết Hàn thực là ngày gì?
Nguồn ảnh: Internet
Ngày Tết Hàn thực là ngày Tết được lưu truyền theo quan niệm dân gian. Ngày nay, Tết Hàn thực vẫn là một trong những ngày lễ có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Việt Nam.
Vào ngày lễ này, người Việt lại tất bật làm những đĩa bánh trôi, bánh chay để dâng cúng ông bà, tổ tiên với tấm lòng thành kính, sau là để con cháu có dịp thưởng thức hương vị món bánh truyền thống - sản vật của một đất nước nông nghiệp.
Người miền Bắc và miền Trung thường làm bánh trôi, bánh chay vào ngày Tết Hàn thực. Trong khi đó, người miền Nam thường chỉ làm chè trôi nước vào ngày này.
Chè trôi nước lá dứa
Nguồn ảnh: Internet
Nguyên liệu:
Bột nếp 400 gr
Nước cốt dừa 400 ml
Nước cốt lá dứa 20 ml
Lá dứa 1 bó (khoảng 3 - 4 lá)
Mè rang 20 gr
Dừa nạo 20 gr
Đường cát trắng 40 gr
Đường mật mía 50 gr
Muối 2 gr
Nước cốt dừa bạn có thể mua loại đóng lon có bán tại các siêu thị Bách hóa XANH trên toàn quốc hay mua online tại bachhoaxanh.com. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm nước cốt dừa tại nhà.
Xem chi tiết: Cách làm nước cốt dừa sánh mịn, thơm ngon, đơn giản tại nhà.
Cách làm:
Bạn chia đôi bột nếp cho vào 2 tô.
Tô thứ nhất bạn thêm từ từ 130ml nước nóng, tô thứ 2 bạn thêm 20ml nước cốt lá dứa.
Sau đó bạn dùng tay nhào mỗi tô bột cho tới khi bột thành một khối mịn dẻo, không bị dính tay là được.
Bạn lấy 1 ít bột ở tô bột nếp (tùy sở thích mà bạn làm viên to hoặc nhỏ), dàn mỏng viên bột, cho đường mật vào giữa và gói kín đường mật sao cho nhân nằm trong miếng bột, vo tròn lại cho đẹp mắt.
Tương tự như viên trôi nước nếp, bạn lấy 1 ít bột ở tô bột nếp lá dứa, dàn mỏng viên bột, cho đường mật vào giữa và gói kín đường mật sao cho nhân nằm trong miếng bột, vo tròn lại cho đẹp mắt.
Bạn bắc nồi nước lên bếp mở lửa vừa, khi nước sôi bạn cho viên trôi nước vào, khuấy nhẹ cho bánh không dính đáy nồi, đun cho bánh nổi lên là được.
Khi bánh nổi lên trên mặt nước thì bạn vớt ra và thả ngay vào thố nước lạnh ngâm 2 phút thì vớt ra để ráo.
Bạn bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, cho vào nồi 400ml nước cốt dừa, 40gr đường, 2gr muối, 1 bó lá dứa. Bạn nấu đến khi nước cốt dừa sôi lên, để thêm 2 phút thì tắt bếp, vớt lá dứa ra.
Cách nấu chè thưng ngon, béo ngậy - nổi tiếng Nam Bộ Vùng đất Nam Bộ vốn nổi tiếng là nơi có nhiều loại chè ngon, trong số đó không thể không nhắc đến món chè thưng. Ai mà chưa từng được thưởng thức món chè này thì có chút đáng tiếc đấy. Cuối tuần rảnh rỗi các bạn hãy mời cả nhà thử món chè thơm ngon, hấp dẫn này xem sao nhé. Nguyên...