Cách làm bánh chuối khoai mì dẻo ngon, thơm lừng tại nhà
Khoai mì và chuối là hai loại nguyên liệu quen thuộc và dân dã với các gia đình Việt vào bếp biến tấu 2 loại nguyên liệu này thành món bánh chuối khoai mì cực ngon nhé! Đây sẽ là món bánh ngon lành cho gia đình mình thưởng thức đấy.
Nguyên liệu làm Bánh chuối khoai mì
Khoai mì tươi 500 gr
Chuối xiêm chín 3 trái
Nước cốt dừa 200 ml
Nước cốt dừa loãng 400 ml
Nước ép thanh long ruột đỏ 200 ml
Nước cốt lá dứa 200 ml
Bột năng 4 muỗng canh
Đường 1 ít Muối 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua khoai mì để làm bánh ngon
Nên chọn khoai mì Củ Chi vì loại này khi ăn sẽ rất bở và thơm, ít bị sượng.Chọn những củ khoai mập mạp, dáng thẳng, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt hơn.
Dùng móng tay cạo nhẹ thử lớp vỏ mỏng phía bên ngoài để kiểm tra màu của lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng
Khoai mì tươi mua về không nên để quá lâu, khoai sẽ mất ngon.Trước khi sử dụng nên lưu ý đến khâu sơ chế vì khoai mì cũng giống măng tre, ăn ngon và tốt cho sức khỏe nhưng nếu không biết sơ chế đúng cách thì rất dễ bị ngộ độc.
Cách chọn mua chuối xiêm chín ngon
Chuối xiêm có vị ngọt đậm thích hợp để làm món bánh chuối này, đem lại hương vị ngon ngọt, hấp dẫn. Nếu không tìm mua được chuối xiêm bạn có thể thay thế bằng những loại chuối chín khác nhé.
Nên chọn mua cả nải còn nguyên vẹn, chín đều sẽ ngon hơn những quả rời rạc.Khi mua chuối xiêm nên chọn quả màu nâu vàng, hơi khô và vỏ có vết thâm kim hoặc chấm đen lấm tấm.Chuối chín vàng đều cả thân và cuống, mùi thơm nhẹ đặc trưng, không dập, không bị chín nhũn.
Dụng cụ thực hiện
Bộ nồi xửng hấp, nồi, chén, muỗng, thau, lá chuối,…
Cách chế biến Bánh chuối khoai mì
1
Sơ chế nguyên liệu
Chuối xiêm chín bạn bóc bỏ vỏ đi và cắt đôi quả chuối ra 2 phần, đem ướp đều với 3 muỗng canh đường trong 30 phút. Nếu thích ăn nhiều chuối hơn bạn có thể để nguyên trái.
Khoai mì tươi mua về thì gọt bỏ vỏ bỏ xơ ở 2 đầu, tách bỏ xơ nằm ở giữa củ khoai và ngâm khoai với nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
Dùng dụng cụ bào để bào nhỏ khoai mì ra thau lớn.
Lấy khăn lược cho 1 ít khoai mì đã bào vào rồi vắt mạnh tay để cho nước khoai vào 1 thau riêng, phần khoai đã vắt sạch nước thì cho vào thau riêng.
Để yên nước khoai mì trong thau chứ không đổ đi, sau 1 – 2 tiếng nước khoai mì sẽ đọng lại dưới đáy và cô đặc thành bột khoai mì.
2
Nhồi khoai mì
Sau khoảng 2 tiếng thì đổ hết nước trong thau nước khoai mì ra, còn lại phần bột đã cô đặc thì cho vào thau khoai mì bào.
Video đang HOT
Cho tiếp 3 muỗng canh đường vào thau và dùng tay nhồi cho tất cả trộn đều vào nhau. Chia khoai mì ra 2 phần bằng nhau.
Từ từ cho 200ml nước lá dứa vào 1 thau khoai, vừa cho vừa trộn đều để khoai không bị quá nhão. Cho tiếp 1 muỗng canh bột năng và 100ml nước cốt dừa vào nhồi cho tất cả hòa quyện.
Thực hiện tương tự với thau khoai mì còn lại với nước ép thanh long để tạo màu đỏ.
3
Gói bánh chuối khoai mì
Trải lá chuối đã được phơi nắng cho héo xuống dưới cùng, tiếp đến là 1 lớp nilon sạch.
Lấy 1 ít bột khoai mì trải đều lên miếng nilon, dàn cho đều và dài hơn chiều dài của quả chuối 1 chút.
Gập từng mép lá chuối vào sao cho hơi chặt tay là được. Cuối cùng là gập 2 đầu bánh xuống phía dưới. Lần lượt gói đến hết số bột khoai và chuối.
Mẹo gói bánh khoai mì đẹp hơn
Để giúp cho bánh sau khi hấp chín dễ lấy ra hơn và trong lúc hấp bánh, hơi nước không bị rơi vào bánh thì bạn nên đặt 1 lớp nilon trên lớp lá chuối.Để màu sắc sinh động và hấp dẫn hơn, bạn có thể kết hợp cả 2 màu bột khoai trong 1 cái bánh.
4
Hấp bánh chuối khoai mì
Đặt nồi xửng hấp lên bếp, cho nước vào bên dưới nồi rồi bật lửa vừa, xếp bánh khoai mì đã gói lên xửng hấp.
Bắt đầu hấp bánh, sau 25 – 35 phút (tùy độ dày của bột bánh) kể từ khi nước sôi thì bánh sẽ chín mềm.
Đem bánh chuối khoai mì ra ngoài chờ nguội và mở lớp lá bánh ra là đã có thể thưởng thức.
5
Nấu nước cốt dừa
Pha vào chén 2 muỗng canh bột năng với 100ml nước sau đó khuấy tan đều.
Cho 400ml nước cốt dừa loãng vào nồi, nấu sôi lên thì cho bột năng pha loãng vào. Nêm nếm với 2 muỗng canh đường và 1/3 muỗng cà phê muối.
Nêm nếm lại cho có vị béo béo, ngọt ngọt và hơi mặn một chút là được, thấy hỗn hợp sôi mạnh thì tắt bếp, cho ra chén để ăn kèm với bánh chuối khoai mì.
6
Thành phẩm
Bánh chuối khoai mì sau khi hấp chín mùi thơm rất hấp dẫn, màu cũng vô cùng đẹp mắt, nhìn là muốn thử ngay 1 miếng.
Khi ăn bánh thì rưới kèm nước cốt dừa đã nấu, bánh có vị ngọt nhẹ xen lẫn với mùi thơm của khoai mì, bên trong chuối chín mềm và ngọt, hòa với vị béo béo của nước cốt dừa vô cùng hấp dẫn.
Cách nấu chè khoai mì viên nước cốt dừa 2 màu, thơm ngon đẹp mắt
Chè khoai mì nước cốt dừa là một trong những món chè ngon gắn liền với tuổi thơ nhiều người, hôm nay hãy vào bếp để thực hiện món chè này! Đảm bảo thơm ngon như ngoài hàng, lại còn an toàn chất lượng.
Nguyên liệu làm Chè khoai mì viên
Khoai mì tươi 500 gr
Cơm dừa 400 gr
Nước ép thanh long ruột đỏ 200 ml
Nước cốt lá dứa 200 ml
Nước cốt dừa 200 ml
Nước cốt dừa loãng 400 ml
Bột năng 4 muỗng canh
Đường 1 ít Đường 300 gr
Muối 1 ít
Cách chọn mua khoai mì ngon
Nên chọn củ tươi, mập mạp, thẳng, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt.
Dùng móng tay cạo nhẹ phần vỏ mỏng phía ngoài sắn, nếu lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.
Củ khoai mì (sắn) không nên để quá lâu sẽ làm củ bị chai sượng khô và không còn ngon nữa. Khoai mì tương tự như củ măng tre, tuy ngon nhưng trước khi chế biến bạn cần sơ chế cẩn thận để loại bỏ độc tố bên trong củ khoai mì.
Dụng cụ thực hiện
Bộ nồi xửng hấp, nồi, chén, muỗng, thau,...
Cách chế biến Chè khoai mì viên
1
Sơ chế khoai mì
Khoai mì tươi mua về thì gọt bỏ vỏ và ngâm khoai với nước muối khoảng 5 phút, sau đó rửa lại với nước sạch. Dùng dao loại bỏ ruột khoai mì bên trong.
Dùng dụng cụ bào để bào nhỏ khoai mì ra thau lớn.
Lấy khăn lược cho 1 ít khoai mì đã bào vào rồi vắt mạnh tay để cho nước vào 1 thau riêng, phần khoai đã vắt sạch nước thì cho vào thau riêng.
Để yên nước khoai mì trong thau chứ không đổ đi, sau 1 - 2 tiếng nước khoai mì sẽ đọng lại dưới đáy và cô đặc thành bột khoai mì.
2
Nhồi khoai
Sau khoảng 2 tiếng thì đổ hết nước trong thau nước khoai mì ra, còn lại phần bột đã cô đặc thì cho vào thau khoai mì bào.
Cho tiếp 1 muỗng canh đường vào thau và dùng tay nhồi cho tất cả trộn đều vào nhau. Chia khoai mì ra 2 phần bằng nhau.
Từ từ cho 200ml nước lá dứa vào 1 thau khoai, vừa cho vừa trộn đều để khoai không bị quá nhão. Cho tiếp 1 muỗng canh bột năng và 100ml nước cốt dừa vào nhồi cho tất cả hòa quyện.
Thực hiện tương tự với thau khoai còn lại với nước ép thanh long.
3
Tạo hình và hấp khoai
Lần lượt vo tròn khoai mì thành các viên tròn nhỏ vừa phải, lớn hay nhỏ tùy sở thích.
Đặt 1 tấm khăn lược lên xửng hấp, cho khoai đã vò lên khăn lược.
Đặt nồi xửng hấp lên bếp, cho nước vào nồi và bật lửa lớn. Hấp khoảng 10 - 15 phút khi thấy khoai mì trong lên thì khoai đã chín.
Mẹo nhỏ: Để 2 màu khoai không bị lẫn vào nhau thì hãy tách riêng 2 màu ra trước khi hấp.
4
Nấu chè
Bắc nồi lên bếp bật lửa vừa, cho 500ml nước và 250gr đường vào nồi, đun đến khi đường tan hết vào nước và sôi lên.
Cho hết số khoai mì viên đã hấp chín vào nồi nước đường, nấu tầm 5 phút thì tắt bếp.
Mẹo nhỏ: Nếu thích ngọt hơn hay ít ngọt thì bạn có thể tăng thêm đường hoặc giảm lượng đường tùy thích.
5
Nấu nước cốt dừa
Pha vào chén 2 muỗng canh bột năng với 100ml nước sau đó khuấy tan đều.
Cho 400ml nước cốt dừa loãng vào nồi, nấu sôi lên thì cho bột năng pha loãng vào. Nêm nếm với 2 muỗng canh đường và 1/3 muỗng cà phê muối.
Nêm nếm lại cho có vị béo béo, ngọt ngọt và hơi mặn một chút là được, thấy hỗn hợp sôi mạnh thì tắt bếp.
6
Thành phẩm
Chè khoai mì viên nước cốt dừa sau khi nấu xong không chỉ thơm lừng mà còn đẹp mắt với 2 màu xanh đỏ.
Chè có vị ngọt vừa phải, nước cốt dừa thơm béo quyện vào nhau, cắn viên chè sẽ cảm nhận được mùi khoai mì đặc trưng, đảm bảo cả nhà sẽ trầm trồ khen ngon.
Cách làm bánh crepe ngàn lớp việt quất đơn giản, béo mịn, đẹp mắt Bánh crepe ngàn lớp việt quất chua ngọt nhẹ, béo ngậy thơm ngon. Đây sẽ là món bánh lý tưởng để bạn thực hiện dành tặng người thân hay chỉ đơn giản là nhâm nhi cùng chút trà chiều bên gia đình. Nguyên liệu làm Bánh crepe ngàn lớp việt quất Bột làm bánh 200 gr (bột mì số 8) Bơ lạt đun...