Cách khắc phục loãng xương do dùng corticoid trị viêm loét đại tràng
Corticoid là một trong những nhóm thuốc dùng điều trị viêm loét đại tràng, nhưng lại gây ra một số tác dụng phụ trong đó có loãng xương.
Vậy khắc phục thế nào?
1. Loãng xương nguy hiểm thế nào?
Loãng xương là tình trạng giảm mật độ chất khoáng trong xương kèm suy giảm cấu trúc xương, khiến xương yếu và dễ bị gãy hơn.
Các tổn thương hay gặp nhất là ở cột sống, thắt lưng, cổ tay và khớp háng. Chứng loãng xương thường không được phát hiện trong nhiều năm.
Loãng xương có thể gây mất xương và tăng nguy cơ gãy xương.
Các thuốc corticoid như: Prednisone, budesonide, methylprednisolone và hydrocortisone… là thuốc điều trị viêm loét đại tràng khá hiệu quả nếu sử dụng hợp lý và đúng cách. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng chỉ định, lạm dụng trong thời gian dài, có thể gây ra loãng xương và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác.
Nguyên nhân là khi corticoid tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng ức chế sự hình thành protein collagen, ảnh hưởng đến sự lắng đọng xương, giảm lượng canxi hấp thu vào cơ thể, giảm mật độ xương và tăng hủy xương.
Ngoài ra, chính tình trạng viêm cũng khiến người bệnh dễ bị mất khối lượng xương. Khi xương yếu đi sẽ có nhiều khả năng dễ bị gãy hơn.
2. Phòng ngừa và khắc phục loãng xương do corticoid trị viêm loét đại tràng
Khi đang điều trị viêm loét đại tràng, để tránh nguy cơ loãng xương do thuốc corticoid nên thực hiện:
- Kiểm tra mật độ xương định kỳ: Nếu bị viêm loét đại tràng và đang dùng glucocorticoid để điều trị, tốt nhất nên kiểm tra mật độ xương thường xuyên để được đánh giá tình trạng xương, từ đó có cách xử trí kịp thời.
- Bổ sung canxi: Nên có chế độ ăn giàu canxi. Nguồn canxi tốt nhất là các sản phẩm từ sữa, như sữa, sữa chua và phô mai… Bổ sung canxi khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Video đang HOT
- Bổ sung vitamin D: Vitamin D rất cần thiết để giúp cơ thể hấp thụ canxi. Thông thường, vitamin D được cơ thể tổng hợp từ ánh sáng mặt trời. Với những trường hợp không nhận đủ ánh nắng tự nhiên, nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin D như sữa tăng cường, dầu cá, gan hoặc uống 800 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày.
Những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét đại tràng nên dùng vitamin tổng hợp. Với những bệnh nhân có lượng vitamin D thấp, nên bổ sung vitamin D để đạt được mức trên 30 nanogram mỗi mililit máu (ng/mL).
Corticoid có thể gây loãng xương khi dùng lâu dài…
- Hạn chế uống rượu: Thói quen uống rượu có thể làm cản trở khả năng phát triển xương mới và thay thế các mô xương của cơ thể.
Điều này làm tăng nguy cơ gây loãng xương và gãy xương. Không những thế, uống rượu còn làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm loét đại tràng.
- Bỏ hút thuốc: Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ gây loãng xương và có hại cho sức khỏe tổng thể. Hút thuốc lá làm giảm mật độ xương, phá hủy dần các tế bào xương, đồng thời cản trở quá trình phát triển của xương. Không những thế, chất nicotine trong thuốc lá còn khiến xương giòn, dễ gãy hơn.
Nếu bỏ hút thuốc, có thể giảm nguy cơ mất mật độ xương và bệnh lý khác.
- Tập thể dục đều đặn: Các bài tập chịu trọng lượng giúp hình thành xương và duy trì sức khỏe của xương. Tuy nhiên, nếu bị gãy xương do loãng xương hoặc có nguy cơ bị gãy xương, cần tránh các bài tập có tác động mạnh.
Một số bài tập giúp cải thiện sức khỏe xương như khiêu vũ, thể dục nhịp điệu, đi bộ đường dài, chạy bộ hoặc quần vợt. Các bài tập có cường độ thấp như sử dụng máy hình elip hoặc đi bộ nhanh trên máy chạy bộ cũng có thể giúp xương chắc khỏe và là lựa chọn thay thế an toàn nếu không thể thực hiện được các bài tập có cường độ cao.
- Điều trị bệnh loãng xương: Khi phát hiện bị loãng xương, nên áp dụng liệu pháp thích hợp để giảm nguy cơ bị gãy xương. Có thể sử dụng các loại thuốc giúp tăng cường sức khỏe của xương, như thuốc bisphosphonate dùng 1 lần/tuần. Đây là thuốc được phê duyệt để điều trị bệnh loãng xương do corticosteroid gây ra.
Người bệnh viêm loét đại tràng có nên uống nước dừa không?
Ngoài tác dụng làm dịu cơn khát, nước dừa còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một nghiên cứu mới cho thấy, uống nước dừa có thể hỗ trợ giảm triệu chứng lâm sàng đối với những người bị viêm loét đại tràng.
1. Lợi ích của nước dừa đối với sức khỏe
Nước dừa được coi là "thức uống thể thao của thiên nhiên" vì nó có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, đồng thời chứa ít calo và chất béo.
Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, nước dừa tự nhiên chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C...
Các khoáng chất có trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magie, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào.
Trong một cốc nước dừa nguyên chất có:
Lượng calo: 44
Natri: 64mg
Carbohydrate: 10,4g
Chất xơ: 0g
Đường: 9,6g
Chất đạm: 0,5g
Vitamin C: 24,3mg
Kali: 404 mg
Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ, điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.
Nước dừa có lượng đường thấp hơn hầu hết các loại đồ uống thể thao và có carbohydrate, giúp cải thiện chức năng cơ bắp. Nghiên cứu cho thấy uống nước dừa có lợi hơn nước thông thường trong việc bù nước sau khi tập thể dục vì lượng chất điện giải cao.
Nước dừa chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao.
2. Nước dừa có tốt cho người bị viêm loét đại tràng không?
Viêm loét đại tràng là căn bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nên người bệnh thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đầy bụng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng đối với người bệnh viêm đại tràng. Nguyên nhân bởi các tổn thương viêm tại đại tràng có thể cản trở quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, khi bị viêm đại tràng, việc kiểm soát chế độ ăn uống sẽ góp phần giảm các triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hóa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần làm giảm sự kích thích, tổn thương niêm mạc đại tràng. Người bệnh viêm đại tràng nên ăn các thực phẩm tốt cho đại tràng và sự phục hồi như: ngũ cốc tinh chế, thịt nạc, cá, khoai tây, khoai sọ, bí xanh, bí đỏ, cà rốt, rau ngót, rau cải, sữa chua...
Một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Y tế ở Ấn Độ đã khám phá tiềm năng của nước dừa trong việc làm giảm triệu chứng bệnh viêm loét đại tràng (UC).
Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung nước dừa cùng với các loại thuốc tiêu chuẩn có thể giúp làm giảm triệu chứng, giảm viêm đường ruột trong bệnh viêm loét đại tràng nhẹ và trung bình.
Trong nghiên cứu, 49 bệnh nhân trưởng thành bị UC nhẹ và trung bình đã uống 200ml nước dừa hai lần mỗi ngày, trong khi 46 bệnh nhân dùng giả dược (nước có hương vị dừa). Tất cả những người tham gia đều đang điều trị bệnh UC.
Sau 8 tuần, 26 trong số 49 bệnh nhân (53%) tiêu thụ nước dừa đã thuyên giảm triệu chứng, cho thấy các triệu chứng được kiểm soát tốt với mức độ hoạt động của bệnh ở mức tối thiểu. Ngược lại, chỉ có 28% trong số 46 bệnh nhân ở nhóm giả dược có sự thuyên giảm tương tự. Ngoài ra, 57% những người trong nhóm uống nước dừa cho thấy sự cải thiện về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, trái ngược với 28% ở nhóm dùng giả dược.
Kiểm soát chế độ ăn uống sẽ góp phần giảm các triệu chứng viêm loét đại tràng.
Một số bệnh nhân mắc bệnh UC được uống nước dừa cũng cho thấy lượng calprotectin trong phân giảm (dưới 150mcg/g) và những thay đổi ở một số vi khuẩn đường ruột có liên quan đến sự thuyên giảm qua nội soi và lâm sàng. Tuy nhiên, những thay đổi nội soi không khác nhau giữa nhóm dùng nước dừa và nhóm dùng giả dược.
Nghiên cứu này được thúc đẩy bởi các nghiên cứu hấp dẫn trên động vật chứng minh đặc tính chống viêm của nước dừa và khả năng phát triển sự cân bằng giữa các vi sinh vật có lợi trong đường ruột.
Một số nghiên cứu cho thấy nước dừa có các peptide kháng khuẩn cụ thể có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột. Do mối liên hệ giữa sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột và các triệu chứng UC, nên nước dừa có thể có lợi cho những người mắc UC.
Nước dừa cũng chứa nhiều kali, một chất dinh dưỡng có tác dụng giảm viêm và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột, bao gồm cả viêm loét đại tràng.
Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận? Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. 1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị suy thận Theo bác sĩ Lưu Thị Thảo, Khoa Nội...