Cách chế biến nào giúp khoai tây ngon bổ dưỡng nhất?
Bạn thường chế biến khoai tây theo cách nào: hầm, rán hay nướng? Thực ra, món khoai tây sẽ chỉ thực sự bổ dưỡng khi bạn chọn đúng loại, chế biến đúng cách.
Có bao nhiêu loại khoai tây?
Nếu xét theo màu sắc sẽ có khoai tây trắng, khoai tây vàng, khoai tây nâu, khoai tây đỏ, khoai tây tím.
Nếu xét theo hình dạng sẽ có khoai tây ngón tay, khoai tây tròn.
Còn xét về độ bở, tổ chức Potatoes USA chia thành khoai tây sáp và khoai tây bột. Trong đó, khoai tây sáp có kết cấu dạng như kem, chắc khi nấu chín. Đó là bởi nó có lượng tinh bột thấp và hàm lượng nước cao. Loại khoai này sẽ giữ được nguyên hình dạng của chúng sau khi nấu, rất lý tưởng khi dung để luộc, hấp và đút lò.
Còn khoai tây bột là loại có hàm lượng nước thấp và tại thời điểm thu hoạch, hầu hết lượng đường trong khoai đã chuyển sang dạng tinh bột. Điều này làm cho khoai có kết cấu khô xốp khi nấu chin, thích hợp với cách chế biến nướng và nghiền, đặc biệt là chiên do lượng đường thấp nên khoai ít khi bị cháy.
Mỗi loại khoai một công dụng
Khoai tây (vỏ) nâu: Loại khoai này là sự lựa chọn tuyệt vời khi dung để nướng hay chiên với thành phẩm vỏ ngoài giòn và mềm mịn ở bên trong.
Khoai tây nâu cũng rất thích hợp để làm khoai tây nghiền nhờ màu sang và mịn. Với hương vị và kết cấu mềm mượt khi nướng nên rất thích hợp với các loại phủ mặt.
Khoai tây nâu cũng thích hợp với nướng khi cắt thành khối dài hoặc cắt múi.
Khoai tây vàng: Khoai tây vàng rất phổ biến với người tiêu dung và các đầu bếp nhờ hương vị bơ và kết cấu dạng kem. Nướng vỉ sẽ giúp cho vỏ khoai giòn và tang them kết cấu đặc, tạo ra 1 hương vị caramel hơi ngọt.
Kết cấu giống kem và màu vàng của khoai tây vàng sẽ đồng nghĩa với việc ít phải sử dụng bơ khi chế biến món ăn.
Video đang HOT
Kết cấu mịn như bơ nên có thể dung nướng, đút lò hoặc làm khoai tây nghiền
Khoai tây đỏ: Vì có kết cấu dẻo nên khoai tây đỏ vẫn giữ được hình dạng như ban đầu sau khi nấu cho dù nướng hay hầm.
Vỏ khoai mỏn với mùa đỏ nên khi them vào các món sa lát hay món ăn kèm sẽ tạo sự đa dạng giữa màu sắc và kết cấu.
Vỏ khoai có màu đỏ do đó thường được dung làm món sa lát, cho vào pizza hoặc các món súp hay hầm.
Khoai tây đỏ cũng rất ngon khi nướng hoặc nghiền.
Tư vấn của chuyên gia
Theo đầu bếp người Mỹ gốc Việt nổi tiếng Jack Lee Chef, có rất nhiều cách để chế biến khoai tây (luộc, hầm, chiên, nướng) nhưng nướng là cách tận dụng tối đa hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai tây.
Cụ thể, trong khẩu phần 100g, hàm lượng các chất dinh dưỡng của:
Khoai luộc bỏ vỏ có: 379mg kali, 22mg magiê, 1,8g chất xơ và 0,299mg vitamin B6
Khoai tây chiên có: 400mg kali, 21mg magiê, 1,9g chất xơ và 0,168mg vitamin B6
Khoai tây nướng có: 535mg kali, 28mg magiê, 2,2gam chất xơ, và 0,311mg Vitamin B6
Với một củ khoai tây cỡ vừa, vỏ sẽ có hàm lượng vitamin C đạt 45% giá trị cần hàng ngày và chứa nhiều kali hơn chuối; là nguồn cung cấp vitamin B6; hàm lượng thiamine chiếm 8%; folate chiếm 6%, magie chiếm 6%, phốt pho chiếm 6%, sắt chiếm 6% và kẽm chiếm 2% nhu cầu mỗi ngày.
Nhân Hà
Theo Dân trí
3 món mì "độc nhất vô nhị" ở xứ sở mặt trời mọc, có loại cho cả... socola vào ăn kèm
Đất nước Nhật Bản nổi tiếng với ti tỉ món ăn vừa độc vừa lạ, và trong đó, các món mì ở đây cũng khiến nhiều người phải há hốc mồm bất ngờ.
Văn hóa ẩm thực của người Nhật Bản luôn có sự hài hòa giữa các yếu tố như cầu kỳ, tinh tế, độc lạ... Và đó là lý do vì sao các món ăn ở xứ sở mặt trời mọc lại gây thương nhớ tại rất nhiều nơi trên thế giới. Tạm bỏ qua sushi thì Nhật Bản còn là một trong những đất nước nổi tiếng vì có sự xuất hiện của hàng loạt món mì "lạ".
Mì Nhật Bản là cả một thế giới hấp dẫn với rất nhiều loại, trong đó nổi tiếng nhất là mì udon, mì soba hay mì ramen... Tuy nhiên, ở Nhật không chỉ có những loại mì nước thông thường mà còn đi kèm với một số sự kết hợp rất lạ và rất... kỳ quặc.
Dưới đây là 3 loại mì "độc nhất vô nhị" ở xứ sở mặt trời mọc mà nếu có dịp đến thăm Nhật Bản, bạn nhất định nên thử một lần cho biết!
Mì "đóng băng"
Vốn là loại mì sợi được làm thủ công theo phương pháp truyền thống, đi kèm cùng một số nguyên liệu đặc trưng như khoai tây nghiền, wasabi, lòng đỏ trứng... và thường thay đổi tùy theo mùa. Thế nhưng, điểm độc lạ của món mì này là thay vì đựng trong bát thì nhà hàng Tempura Matsu ở thành phố Kyoto lại chứa mì trong một khối băng đá được khoét sẵn lỗ ở giữa.
Đặc biệt hơn, phần nước súp ăn kèm cùng mì được chế biến hương vị khá đậm đà để đến khi lượng nước trong khối băng tan ra sẽ hòa lẫn vào mì, giúp món mì vẫn giữ được độ ngon mà không bị nhạt vị.
Món mì "đóng băng" này có thể ăn quanh năm, nhưng thường phổ biến hơn trong mùa hè. Dù vậy, mùa đông có lạnh giá thì người Nhật vẫn có thể thưởng thức loại mì này vì thực chất, độ lạnh của mì chỉ đủ lan tỏa khiến người ăn cảm thấy dễ chịu chứ không hề gây lạnh buốt quá.
Địa chỉ: Kyoto-fu, Kyoto-shi, Ukyo-ku, Umezu Onawabacho 21 - 26
Giờ mở cửa: 11:30 - 13:00 và 15:00 - 17:30
(Bán các ngày trong tuần, trừ thứ 4)
Mì "socola"
Cứ tưởng chocolate và ramen chẳng hề "ăn nhập", nhưng khi chúng hòa hợp cùng nhau lại tạo ra một hương vị vô cùng tinh tế. Món mì này có tên gọi rất ngọt ngào là Chocolate Ramen, một sự kết hợp độc lạ giữa mặn và ngọt.
Nhà hàng Mensho Tokyo đã phải mất tới 9 năm thử nghiệm mới cho ra đời được công thức chuẩn làm nên món mì này. Về mặt hình thức, món mì này không có gì quá khác biệt so với những loại mì khác. Điều khiến người khác phải chú ý chính là phần topping socola phủ bên cạnh.
Nước dùng mì vẫn nấu từ xương nhưng được ninh trong nhiều giờ để chắt ra được vị ngọt tự nhiên. Các loại gia vị đi kèm như hạt tiêu đen, tỏi, đậu nành... lại mang đến mùi thơm nồng nàn đặc trưng cho món mì. Sau khi trụng mì theo phương pháp tsukemen thì người ta sẽ cho thêm những viên socola đặt cạnh. Khi trộn mì lên, socola hòa tan ra và khiến phần nước mì chuyển hẳn sang màu nâu đen, sánh sệt hơn.
Người ta cứ từ từ thưởng thức mì "socola" và thích thú vì hương vị có phần đậm đà đan xen cân bằng giữa vị đắng của socola hay vị ngậy béo của những lát thịt ăn kèm. Thậm chí, sau khi thưởng thức, nhiều người còn húp cạn bát nước mì như một phần tráng miệng ngọt ngào.
Địa chỉ: 1 Chome-15- Kasuga, Bunky, Tokyo
Giờ mở cửa: 11:00 - 15:00 và 17:00 - 23:00
Mì "bùn"
Tên gọi chính xác của món mì này là Oiwa Ramen Tokudori, một món mì thuộc menu của cửa hàng mì Ooiwatei (tỉnh Aichi). Thoáng nhìn qua, bạn sẽ hơi "hoa mắt" một chút và còn tưởng nhầm phần nước dùng phủ bên trên là... lớp bùn.
Do được chan thêm phần nước dùng tonkotsu hầm từ xương heo quá đậm đặc và đục ngầu nên nhìn món mì này có phần "bất thường" hơn hẳn. Thậm chí, khi món mì "bùn" này xuất hiện trên mạng thì không ít người đã tỏ ý hiếu kỳ và không ngừng quan tâm dò hỏi địa chỉ nơi bán. Vậy nên, dù được đặt cho biệt danh là mì "bùn" nhưng món mì này lại không hề liên quan gì đến bùn đâu bạn nhé!
Địa chỉ: Cửa hàng Oiwatei / í21;É41;, Aichi-ken, Anjo-shi, Midori-cho, 1-16-9
Thời gian mở cửa: 11:00 - 14:00, 17:00 - 21:00
(Đóng cửa thứ 2)
Nguồn: Thisisinsider, Soranews, Ramenadventures...
Tổng hợp những hàng bít tết kiểu Âu "giá bình dân" được truyền tai nhau ở Hà Nội Với chất lượng vừa vặn và mức giá dễ chịu, những hàng bít tết này đã và đang được check in nhiều bởi các tín đồ ẩm thực. Vốn là món ăn đòi hỏi sự tinh tế cả trong khâu lựa chọn nguyên liệu lẫn chế biến và trình bày nên nhiều người mặc định, bít tết là phải được phục vụ trong...