Cách chăm sóc trẻ bị ốm khi thời tiết chuyển mùa
Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể bé không kịp thích ứng, tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Dưới đây là một số mẹo cha mẹ nên áp dụng để phòng tránh bệnh khi thời tiết giao mùa cho bé.
1.Phòng tránh bệnh cảm cúm
Trẻ khi mắc cảm cúm có thể sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó, bé sẽ đặc biệt khó chịu khi triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi nước sẽ kéo dài hơn các triệu chứng khác.
Cách phòng tránh:
Cần luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm.
Cho bé uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá.
Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho bé uống nước đầy đủ để giúp bé có sức đề kháng. Với bé trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.
2. Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Vào thời điểm giao mùa hè sang thu, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao,… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công.
Bệnh thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có rỉ mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt…
Phòng tránh:
Để chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu không may bị bệnh tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khi ra ngoài phải có biện pháp bảo vệ mắt và tránh tiếp xúc với người bị bệnh…
3. Bệnh viêm đường hô hấp
Video đang HOT
Khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, các loại virus hợp bào rất phát triển. Virus này trong không khí và khi xâm nhập vào cơ thể bé sẽ dễ dàng phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của bé, nhất là hệ hô hấp.
Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng làm cho bé bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống.
Bé có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.
Cách phòng tránh:
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho bé bằng xà phòng. Giữ ấm cơ thể cho bé và hạn chế đưa bé đến chỗ đông người. Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra đường. Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Không nên cho bé đi bơi ở những bể bơi công cộng hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước.
4. Phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa cuối hè, đầu thu, không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở bé, đặc biệt là dưới 10 tuổi.
Bé sốt cao đột ngột và liên tục (39-40C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu…
Nếu nghi ngờ bé bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho bé dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ xuất huyết, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol rồi chuyển ngay tới bệnh viện.
Cách phòng tránh:
Cho bé mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để bé ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt. Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ bé.
Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).
Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ vỡ, vỏ xe…). Thay nước bình hoa mỗi ngày
Đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào bát nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi.
Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể bé không kịp thích ứng, tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Vì thế, mẹ cần trang bị cho bé các biện pháp phòng tránh bệnh đúng đắn đề đảm bảo sức khỏe cho con trong tiết trời giao mùa này .
Một số lưu ý cho bé khi thời tiết giao mùa
Thường xuyên rửa tay cho trẻ
Rửa tay là cách tốt nhất để ngăn chặn vi khuẩn lây lan từ những thứ mà bé chạm vào trong ngày như điện thoại, nhà vệ sinh, nghịch ngợm bùn đất,… Mẹ hãy tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn, để bé hiểu rằng tay của bé trong quá trình tiếp xúc với những vật thể bên ngoài đã mang theo vi khuẩn. Nếu không rửa tay sạch sẽ thì vi khuẩn này sẽ theo thức ăn “chui” vào bụng và sẽ khiến trẻ bị đau bụng.
Nên cho trẻ tham gia trò chơi vận động
Mẹ có biết, vận động nhiều là cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khoẻ cho bé, hạn chế các bệnh cảm cúm vào thời tiết giao mùa này. Khi bé được chơi các trò chơi vận động như nhảy dây, đá bóng, nhảy múa… sẽ khiến trẻ có cảm giác thoải mái, vui vẻ và khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Để tăng sự thích thú ở trẻ, mẹ có thể dành thời gian buổi sáng cùng tập thể dục với con hoặc khuyến khích bé rủ thêm một vài người bạn để cùng tham gia vào các trò chơi vận động này. Những buổi tập luyện đầu có thể mệt mỏi nhưng lâu dần các bé sẽ thấy hứng thú và thường xuyên chủ động tham gia hơn.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đầy đủ
Sức đề kháng là yếu tố quan trọng giúp trẻ chống lại các loại vi khuẩn có hại khi thời tiết thay đổi thất thường. Để giúp bé tăng sức đề kháng và không mắc phải các bệnh lúc giao mùa, mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.
Một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng giúp bé có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại đồ ăn ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các món ăn chế biến bằng cách chiên xào,… Thay vào đó mẹ hãy bổ sung vào thực đơn của trẻ những loại thức ăn bổ dưỡng, nhiều vitamin và protein như trứng, cá, thịt, sữa tươi, sữa chua, rau củ quả các loại và chú ý cho bé uống đủ nước trong nsgày để bé có một sức đề kháng thật tốt.
Trúc Chi t/h
Theo phununews
Mách bạn cách nhận biết một số bệnh trẻ hay mắc khi giao mùa
Thời tiết chuyển mùa những ngày đầu năm mới khiến trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa....
Theo BS Nguyễn Đình Qui, thời tiết chuyển mùa những ngày đầu năm mới, trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nổi trội nhất là viêm mũi họng do tác nhân virus cảm cúm.
Bên cạnh đó có các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khác nặng nề hơn, lây truyền qua đường hô hấp như sởi, quai bị hay thủy đậu. Ngoài ra, các thức ăn ngày tết với đặc tính để lâu ngày ăn dần trong dịp tết và thường xuyên ăn ngoài hàng quán khiến trẻ dễ bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa đôi chút, nặng có thể nhiễm trùng tiêu hóa khiến trẻ phải nhập viện.
Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ
Đối với bệnh cảm cúm, thường trẻ có thể có sốt, đôi khi sốt rất cao (39 - 40 độ C) trong 1-2 ngày đầu, kèm theo ho, sổ mũi, trẻ lớn có thể than đau nhức tay chân, đau đầu, đau họng. Điều trị chủ yếu hạ sốt, uống thuốc ho, rửa mũi và nghỉ ngơi nhiều. Diễn tiến kéo dài 5 - 7 ngày.
Đối với bệnh sởi, cũng sốt cao liên tục, đôi khi kéo dài 5 - 7 ngày, kèm theo nổi ban từ mặt, sau tai và lan dần toàn thân. Trẻ thường ho, sổ mũi rất nhiều, mắt đỏ và đổ ghèn nhiều. Khi thấy các dấu hiệu trên nên cho trẻ đi khám ngay.
Đối với bệnh thủy đậu (trái rạ), thường sốt nhẹ 1-2 ngày, nổi bóng nước nhanh chóng lan toàn thân trong vòng 24 - 48 giờ, đôi khi kèm ho, sổ mũi nhẹ. Diễn tiến bệnh cũng kéo dài 7 - 10 ngày.
Đối với bệnh quai bị, trẻ thường sưng đau góc hàm 2 bên kèm theo sốt hoặc không. Thường bệnh diễn tiến 7 ngày, cần lưu ý các dấu hiệu đau đầu nhiều, nôn ói (biến chứng viêm màng não), viêm đỏ vùng bìu ở bé trai (biến chứng viêm tinh hoàn).
Đối với nhiễm trùng tiêu hóa, trẻ thường nôn ói trước, trẻ lớn có thể than đau bụng, sau đó đi cầu phân lỏng, có nhày, đôi khi có cả máu kèm sốt hoặc không. Các trường hợp trẻ dưới 2 tuổi nên siêu âm bụng kiểm tra để loại trừ lòng ruột.
Các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ cần cần trang bị cho mình kiến thức để có những biện pháp phòng tránh đúng cách cho trẻ.
Để phòng bệnh cho trẻ một cách hiệu quả, ngoài việc chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân, nhà cửa, các bậc phụ huynh cần chủ động tăng cường sức đề kháng bằng cách cho trẻ uống đủ nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và các thực phẩm giàu vitamin C, khoáng chất...
Khi trẻ mắc bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, theo dõi và điều trị kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ, cũng như tránh nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Một số cách phòng tránh các loại bệnh giao mùa:
- Giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động.
- Ăn đầy đủ chất và các nhóm dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
- Tiêm phòng vaccine cúm đầy đủ.
- Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn.
- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng, tránh khạc nhổ bừa bãi.
- Hạn chế thức ăn lạnh, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
- Sử dụng đều đặn và đầy đủ đơn thuốc của bác sĩ đối với những bệnh mạn tính để tránh trường hợp bệnh tái phát nặng hơn.
Suckhoedoisong
Theo phununews.vn
Bí quyết giúp trẻ không bị các bệnh "hỏi thăm" trong dịp Tết Dịp Tết Nguyên đán 2019, thời tiết nóng lạnh thất thường khiến nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường thay đổi, gia tăng nguy cơ mắc bệnh, nhất là với trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, ở trẻ em, các bệnh thường gặp vào dịp Tết gồm bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp, viêm phế quản, tay chân miệng, trong đó, đáng...