Cách bảo vệ da khi đi biển
Tắm nắng, bơi lội, đi dạo trên bãi biển… là hình thức giải trí được nhiều người lựa chọn trong kỳ nghỉ. Tuy nhiên, ánh nắng mặt trời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại nên cần phải biết cách bảo vệ da.
1. Chống nắng là ưu tiên hàng đầu để bảo vệ da khi đi biển
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có lợi ích sản sinh vitamin D và tiết ra melatonin nhưng cũng cần phải có biện pháp chống nắng thích hợp để tránh gây tổn hại cho sức khỏe. Các tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời được biết là có nhiều tác động lên cơ thể, bao gồm lão hóa da, cháy nắng, đồi mồi, nếp nhăn… cũng như các bệnh về mắt và ung thư da.
Trên thực tế, một số người có thể bị cháy nắng nặng hơn bình thường vào những ngày họ đi biển. Lý do là vì không giống như ở thành thị, các bãi biển không có gì cản được tia nắng và có ít bóng râm nên dễ bị tia UV chiếu vào hơn.
Khi đi biển, chống nắng là ưu tiên hàng đầu để bảo vệ da.
Ngoài ra, mặt biển và bãi cát trắng có xu hướng phản xạ tia cực tím. Một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị cháy nắng khi đi biển là do bạn tiếp xúc với tia cực tím phản xạ không chỉ từ bầu trời mà còn cả mặt đất và mặt biển.
Chính vì vậy, khi tham gia các hoạt động giải trí trên biển hoặc bơi lội, làn da dễ bị tổn thương do cháy nắng, vì vậy phải thực hiện các biện pháp chống nắng cẩn thận hơn bình thường.
2. Mẹo chống nắng để bảo vệ da khi đi biển
Để tránh gây tổn hại cho làn da do tia UV gây ra, cần có biện pháp chống nắng thích hợp. Dưới đây là một số lời khuyên về cách ngăn ngừa cháy nắng để bạn có thể vui chơi an toàn ở bãi biển hoặc hồ bơi.
- Lựa chọn kem chống nắng phù hợp: Khi chọn kem chống nắng, hãy tham khảo “SPF” có tác dụng ngăn chặn tia UVB và “PA” có tác dụng ngăn chặn tia UVA.
Video đang HOT
“SPF” được biểu thị bằng số từ 1 đến 50 và số càng cao thì hiệu quả ngăn chặn tia UVB càng cao. “PA” biểu thị cường độ tác dụng bảo vệ tia UVA bằng số dấu và tối đa là “PA “. Nếu bạn muốn có khả năng chống nắng tối đa, hãy chọn sản phẩm có ghi “SPF50 PA “.
Ngoài ra còn có nhiều loại kem chống nắng khác nhau như dạng kem, dạng gel, dạng xịt, bạn có thể lựa chọn loại phù hợp với sở thích và mục đích sử dụng của mình. Khi ra biển hoặc hồ bơi, nên dùng sản phẩm loại chống thấm nước có khả năng chống mồ hôi và nước.
- Bôi kem chống nắng đúng cách: Thoa kem chống nắng đúng cách là cách hiệu quả để bảo vệ bạn khỏi tia UV. Nên bôi kem chống nắng lên vùng da tiếp xúc trước 30 phút và bôi lại sau mỗi giờ, đồng thời nên bôi lại bất cứ lúc nào sau khi xuống nước. Nên chú trọng những vùng da dễ bị cháy nắng, như chóp mũi, xương gò má. Hãy chú ý đến những vùng như tai và sau gáy, vì đây là những vùng thường hay bị quên bôi.
Sau khi bị cháy nắng, da sẽ đỏ, phù nề, phồng rộp trong trường hợp nặng.
- Tạo bóng mát bằng dù che nắng: Bằng cách sử dụng ô, bạn có thể tạo bóng râm trên những bãi biển nơi không có gì che nắng. Sử dụng ô không chỉ để chống cháy nắng mà còn như một biện pháp chống nóng, giúp ngăn ngừa say nắng. Thay vì để ô thẳng đứng sau khi dựng lên, bạn có thể tạo bóng mát bằng cách điều chỉnh góc của ô theo vị trí của mặt trời.
- Đừng quên đội mũ và đeo kính râm: Tóc và da đầu là những bộ phận trên cơ thể tiếp xúc gần nhất với ánh nắng mặt trời, dễ tiếp xúc với tia UV và dễ bị tổn thương. Đội mũ để bảo vệ bạn khỏi tia UV. Tia cực tím cũng có thể làm hỏng mắt, gây viêm và đục thủy tinh thể. Bạn nên đeo kính râm khi chơi ở biển hoặc hồ bơi để bảo vệ mắt.
- Xử trí khi bị cháy nắng: Sau khi bị cháy nắng, da sẽ đỏ, phù nề, phồng rộp trong trường hợp nặng. Phản ứng ban đỏ thường đạt đỉnh điểm vào ngày thứ hai và giảm dần sau khoảng một tuần. Để đối phó với tình trạng cháy nắng, bạn có thể chườm khăn lạnh, túi nước đá… lên da và chườm 3 đến 4 lần mỗi ngày, mỗi lần nửa giờ để giúp kiểm soát tình trạng cháy nắng và giảm đau.
Thoa kem dưỡng da lên vùng đau 3 đến 4 lần một ngày cũng có tác dụng bảo vệ. Sử dụng nước lạnh và xà phòng không gây dị ứng khi vệ sinh, tắm. Khi bị cháy nắng, nên mặc quần áo bằng vải cotton mềm, tạm thời tránh mặc quần áo bằng len và sợi tổng hợp.
- Chăm sóc từ bên trong: Thực phẩm có tác dụng chống cháy nắng hiệu quả là thực phẩm giàu vitamin A, C, E. Các thực phẩm khác chứa nhiều lycopene như cà chua, dưa hấu, xoài cũng có tác dụng ngăn ngừa cháy nắng và giúp bạn phục hồi sau cháy nắng. Cũng nên ăn nhiều thực phẩm như ức gà, các sản phẩm từ đậu nành, cá thu, cá mòi… vì chứa nhiều protein hình thành nên da.
Nếu bạn lo lắng về tình trạng cháy nắng, hãy chuẩn bị ứng phó bằng cách tích cực tiêu thụ những thực phẩm này trước khi đi biển. Nếu cảm thấy khó nạp đủ từ chế độ ăn uống, bạn có thể bổ sung bằng nước ép rau củ hoặc thực phẩm bổ sung. Ngoài ra, ngay sau khi bị cháy nắng, hãy nhớ uống nhiều nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể từ trong ra ngoài.
Chống nắng cho môi - quan trọng không kém chống nắng ở các vùng da khác
Vùng da môi là nơi dễ bị cháy nắng nhất vì có rất ít melanin bảo vệ da khỏi tia UV. Tuy nhiên đây lại là nơi mọi người thường quên chống nắng nhất.
Vùng da môi thường bị nhiều người bỏ quên chống nắng. (Ảnh: iStock)
Nguy cơ cháy nắng ở môi phổ biến hơn mọi người thường nghĩ. Việc bảo vệ vùng da này khỏi ánh nắng Mặt trời cũng quan trọng không kém gì so với các bộ phận khác trên cơ thể.
Vậy bạn đã biết cách chăm sóc đôi môi khỏi bị cháy nắng chưa?
Việc da mặt hay bất cứ nơi nào trên cơ thể bị cháy nắng đều có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng. Cháy nắng không chỉ gây đau đớn, tàn phá làn da nặng nề, mà còn là nguyên nhân tăng nguy cơ ung thư da.
Vùng da môi của bạn là nơi dễ bị cháy nắng nhất, nhưng lại là nơi mọi người thường quên chống nắng nhất.
Hai bác sỹ da liễu người Mỹ Jeannette Graf và Michael I.Jacobs đã phân tích và đưa ra lời khuyên về vấn đề cháy nắng ở môi trên Tạp chí Instyle.
Vùng da bị bỏ quên dưới ánh Mặt trời
Vùng da môi thường mỏng, vì vậy nó rất nhạy cảm với tác động của ánh nắng Mặt trời. Môi chúng ta có ít melanin (một sắc tố da tự nhiên, có thể giúp bảo vệ da khỏi tia UV) so với các bộ phận khác trên cơ thể, điều này dẫn tới khả năng bị cháy nắng cao hơn.
Một lý do khác khiến môi bị cháy nắng là do chúng ta thường lơ là trong việc bảo vệ môi bằng các sản phẩm có chỉ số SPF phù hợp.
Các chuyên gia cho rằng khi môi hoạt động (nói chuyện, ăn uống, liếm môi...), lớp SPF sẽ dần trôi bớt đi, vậy nên việc liên tục dặm lại son dưỡng môi có chứa SPF là điều cần thiết.
Không khó để nhận biết môi bạn có đang bị cháy nắng hay không vì các dấu hiệu gần giống với việc môi bị nứt nẻ. Bạn sẽ cảm thấy môi khô, bong tróc và dễ kích ứng, thậm chí môi bạn còn có thể phồng rộp và ửng đỏ.
Bảo vệ môi dưới ánh nắng Mặt trời
Mặc dù việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày (cho mặt và cơ thể) để chống nắng cho môi có thể nhanh gọn và tiện lợi, nhưng các chuyên gia không khuyến khích điều đó.
Kem chống nắng cho mặt và cơ thể có thể chứa các chất độc hại khi nuốt vào, vì vậy việc để chúng tiếp xúc với môi sẽ gây nguy hiểm.
Do đặc thù da môi và các hoạt động tương tác dễ làm dịch chuyển sản phẩm trên bề mặt nên một cây son dưỡng môi chứa SPF là sản phẩm được chuyên gia khuyên dùng.
Chú ý dưỡng ẩm và chống nắng cho làn môi mỗi khi bạn ra ngoài thiên nhiên. (Ảnh: iStock)
Lưu ý, khi môi bị cháy nắng, bạn nên tránh tẩy tế bào chết môi vì điều này có thể gây tổn thương phần da mỏng và khiến môi bạn nhạy cảm hơn.
Cách chăm sóc đôi môi cháy nắng của bạn
Cách tốt nhất để chăm sóc môi bị cháy năng là cấp ẩm và giảm viêm cho vùng da đó. Các chuyên gia khuyên dùng các sản phẩm bổ sung độ ẩm cho môi như bơ hạt mỡ, lô hội và Ibuprofen (một loại thuốc kháng viêm) để giảm đau và tình trạng sưng tấy.
Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung vitamin. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc dùng vitamin D3 giúp giảm các triệu chứng cháy nắng sau một tiếng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm mát bằng nước, sữa hoặc lô hội để cung cấp độ ẩm cho vùng da môi bị cháy nắng./.
Nam giới có cần sử dụng kem chống nắng? Nhiều người cho rằng làn da của nam giới khỏe mạnh hơn da nữ giới nên không cần sử dụng kem chống nắng, điều này liệu có đúng? Kem chống nắng là món đồ khá phổ biến dành cho những người quan tâm đến nhan sắc và sức khỏe của làn da. Tác dụng của kem chống nắng Là món đồ phổ biến...