Các xét nghiệm cần làm ở mỗi độ tuổi
Chuyên gia khuyến nghị kiểm tra bệnh truyền nhiễm ở tuổi 20, đường máu tuổi 30, tim mạch tuổi 40 và kiểm tra toàn diện khi 60 tuổi.
Sức khỏe con người thay đổi cùng với thời gian và dưới đây là các xét nghiệm nên làm theo từng lứa tuổi do KK News liệt kê.
Tuổi 20: Kiểm tra các bệnh truyền nhiễm
Mục kiểm tra: 5 chức năng gan, công thức máu và chụp x-quang vùng ngực.
Tuổi 20, các chức năng ở cơ thể người bao gồm hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất nhưng vẫn cần kiểm tra sức khỏe. Khi sinh ra, con người đã được tiêm rất nhiều loại vắcxin nhưng chúng chưa chắc giúp ta miễn dịch được suốt đời. Nếu không kịp thời tiêm bổ sung, cơ thể sẽ không được bảo vệ.
Hơn nữa, người ở độ tuổi 20 còn tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, tỷ lệ truyền nhiễm các loại viêm gan, bệnh đường tiêu hóa và bệnh truyền nhiễm lây qua đường quan hệ thể xác tăng cao. Các chuyên gia cũng khuyến cáo chụp X-quang vùng ngực để kiểm tra lao phổi bởi bệnh này thường thấy ở người trẻ tuổi.
Tuổi 30: Kiểm tra đường máu
Mục kiểm tra: đường huyết sau ăn, glucose dung nạp, HbA1C
Thói quen ăn nhiều nhưng ít vận động kèm theo công việc bận rộn, tiệc tùng, áp lực lớn khiến bệnh tiểu đường có xu hướng trẻ hóa. Không ít người phát bệnh ở độ tuổi 30, tình trạng tiền tiểu đường cũng rất phổ biến.
Chuyên gia khuyến cáo mọi người từ 30 tuổi trở đi mỗi năm kiểm tra đường huyết ít nhất một lần. Không chỉ kiểm tra đường huyết lúc chưa ăn, cần kiểm tra thêm đường huyết sau ăn vì gần 50% người mắc tiểu đường không tăng đường huyết khi bụng rỗng nhưng tăng cao rõ ràng sau đó. Nếu có điều kiện, bạn nên làm thêm xét nghiệm HbA1C để biết chính xác hơn.
Ảnh: APA.
Tuổi 40: Kiểm tra tim mạch
Mục kiểm tra: điện tâm đồ, mỡ máu, huyết áp.
Video đang HOT
Hầu hết chúng ta cho rằng đến tuổi 50, 60 kiểm tra tim mạch vẫn chưa muộn nhưng trên thực tế, bạn nên chú ý đến điều này ngay từ tuổi 40. Cũng như tiểu đường, các vấn đề tim mạch đang có xu hướng trẻ hóa và dẫn đến nguy cơ tử vong đột ngột nếu không được can thiệp kịp thời.
Tuổi 50: Kiểm tra xương khớp và hệ tiêu hóa
Mục kiểm tra: mật độ xương, thói quen đại tiện, nội soi đại tràng, nội soi dạ dày.
Ở độ tuổi 50, phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh nên lượng estrogen và canxi hạ thấp. So với nam giới, phụ nữ dễ bị loãng xương và gãy xương hơn.
Ngoài khung xương, bạn cần chú ý đến sức khỏe đường ruột để đề phòng phát triển thành ung thư. Tốt nhất, hãy nội soi đại tràng và dạ dày 2-3 năm một lần hoặc mỗi năm một lần nếu từng có bệnh về đường ruột.
Tuổi 60: Kiểm tra toàn diện
Mục kiểm tra: ngoài các mục ở trên, kiểm tra thêm thính lực và đáy mắt.
60 tuổi là điểm bắt đầu tuổi già. Những người ở độ tuổi này nên triển khai xét nghiệm toàn thân chứ không thiên về một bộ phận nào đó nữa.
Chuyên gia khuyến cáo ngoài kiểm tra tim mạch, bệnh tiểu đường, khối u ác tính, tổn thương thận, bệnh tuyến giáp cùng các bệnh mạn tính khác, người từ tuổi 60 cần kiểm tra và đề phòng suy giảm thính lực, thị lực. Kiểm tra đáy mắt có thể phát hiện sớm bệnh đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp nguyên phát ở tuổi già. Người mắc huyết áp cao, động mạch vành, tiểu đường khi kiểm tra đáy mắt còn có thể kiểm tra nguy cơ xơ vữa động mạch não.
Thanh Vân
Theo VNE
Trăm ngàn lợi ích của việc ăn rau xanh, không phải ai cũng biết
Chế độ ăn uống hàng ngày của con người cần phải đủ dưỡng chất và phong phú nguồn thực phẩm, đặc biệt là nên ăn nhiều rau lá xanh. Vì nó được gọi là thực phẩm kỳ diệu vì chứa tất cả các chất dinh dưỡng lành mạnh.
Rau xanh - Nguồn dinh dưỡng tối ưu tốt cho sức khỏe
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày cần được bổ sung nhiều rau xanh vì chúng cung cấp cho cơ thể một lượng Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong cơ thể mỗi người, có một số loại Vitamin được lưu trữ trong cơ thể để sử dụng cho tương lai và một số thì không thể lưu trữ và cần phải được bổ sung thường xuyên. Đó chính là các loại Vitamin nhóm B như Vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B12, Biotin, Choline, Axit Folic và Vitamin C là những loại Vitamin hòa tan trong nước nên không thể lưu trữ trong cơ thể và cần bổ sung hàng ngày. Và tất cả những Vitamin tan trong nước này đều có trong rau xanh.
Giúp kiểm soát cân nặng và giảm cân
Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích những ai đang trong giai đoạn giảm cân nên bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là bữa trưa để kiểm soát trọng lượng cơ thể dễ dàng hơn. Rau cải xanh rất ít calo nhưng lại dồi dào dinh dưỡng. Chúng là một trong số ít thực phẩm mà bạn có thể ăn nhiều những vẫn có thể giảm cân.
Giúp giảm Cholesterol
Cholesterol là chất mỡ cơ thể bạn cần để hoạt động. Nó được hình thành trong gan và có trong các loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, bơ, và mỡ heo. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất ra Cholesterol cần sử dụng và tất cả Cholesterol từ thực phẩm chúng ta ăn vào đều là dư thừa. Khi Cholesterol trong máu quá dư thừa chúng sẽ đóng thành mảng mãng trong mạch máu và các mảng này gây ra trở ngại cho dòng chảy trong các động mạch. Gây nguy cơ bị đau tim và đột quỵ.
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, các loại rau xanh như rau bina, cải xoăn giúp giảm lượng Cholesterol đáng kể. Hay cải bắp rất giàu chất chống oxy hóa, ngăn ngừa Cholesterol xầu và tăng lượng Cholesterol tốt cho cơ thể.
Giúp cải thiện thị lực
Theo The Health Site, chế độ ăn uống với nhiều rau quả và trái cây sẽ bổ sung các loại Vitamin cần thiết cho cơ thể giúp cải thiện thị lực. Vitamin A, C và E là những thành phần đóng góp chính cho đôi mắt khỏe mạnh, hỗ trợ việc phòng chống thoái hóa điểm vàng ở mắt. Vitamin A giúp ngăn ngừa bệnh quán gà, trong khi Vitamin C hoạt động bảo vệ sức khỏe của mắt và Vitamin E có liên quan đến việc phòng ngừa đục thủy tinh thể.
Tốt cho xương khớp
Theo thời gian, xương khớp sẽ dần trở nên lão hóa, nhất là ở phụ nữ sẽ dễ mắc các bệnh loãng xương hay nội tiết hơn. Rau xanh chứa hàm lượng Canxi, Vitamin K cao, có khả năng củng cố xương, cải thiệt cấu trúc xương làm chúng dày và khỏe mạnh hơn.
Phòng chống bệnh ung thư
Trong bài Cuộc chiến chống ung thư phi thường của bà mẹ hai con như lời khẳng định về vai trò của rau quả và trái cây đối với sức khỏe con người. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tác động của chế độ ăn uống giàu rau xanh và trái cây có thể phòng chống ung thư bởi chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, Carotenoids, flavonoids giúp chống lại các bệnh ung thư dạ dày, ruột, da và ung thư vú. Thường xuyên tiêu thụ bông cải xanh, cải bruxen, bắp cải kích thích cơ thể sản xuất ra các hợp chất chống ung thư như Indoles, Sulforaphane, Isothiocyanates,...
Phòng ngừa các bệnh tim mạch
Các nghiên cứu đã được thực hiện trên thói quen ăn uống của 110.000 nam giới và phụ nữ được theo dõi trong 14 năm tại Harvard (Mỹ) cho thấy những người ăn nhiều rau quả và trái cây thì nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ thấp hơn so với những người trong khẩu phần ăn hằng ngày không có hoặc ít sử dụng.
Bảo vệ tim
Một nghiên cứu gần đây cho thấy tăng lượng rau xanh trong chế độ ăn làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch. Chất xơ hòa tan trong rau giảm nồng độ cholesterol xấu.
Thúc đẩy làm sạch da
Các loại rau xanh giàu chất chống ôxy hóa, vitamin C, lutein và zeaxanthin giúp da và tóc khỏe mạnh.
Tăng cường sức khỏe não bộ
Một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng rau có lá xanh đậm bảo vệ chống suy giảm nhận thức khi có tuổi, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.
Loại bỏ độc tố
Rau xanh nhiều lá giàu chất diệp lục giúp loại bỏ độc tố khỏi dòng máu. Nó cũng hỗ trợ tuần hoàn máu và giảm tổn thương tế bào.
Cân bằng độ pH
Rau xanh có tính kiềm giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, điều này đóng vai trò quan trọng để có một cuộc sống khỏe mạnh.
Mách nhỏ: Để rau xanh (nhất là các loại rau ăn sống) an toàn và đầy đủ chất dinh dưỡng nhất, trước khi chế biến nên dùng nước rửa rau quả chuyên dụng để rửa sạch bùn đất, kí sinh trùng và thuốc bảo vệ thực vật trên rau.
Hoài Thanh t/h
Theo phununews
Nên dùng vật lý trị liệu thay vì lạm dụng thuốc giảm đau Theo các chuyên gia tại Mỹ, khi bị đau cơ hay xương khớp, tốt nhất người bệnh nên nghĩ đến liệu pháp vật lý trị liệu trước khi tìm đến thuốc giảm đau. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford ở Mỹ cho biết, sử dụng liệu pháp vật lý trị liệu có thể là một phương pháp hữu ích hơn cả...