Các thị trường châu Á kết thúc tuần giao dịch trong sắc thái trái chiều
Giá dầu ít biến động trong chiều 17/11 nhưng đang hướng tới tuần giảm thứ tư liên tiếp, sau khi đã giảm 5% xuống mức thấp nhất trong bốn tháng trong phiên ngày 16/11 vì những lo ngại về nhu cầu toàn cầu.
Giá dầu hướng tới tuần giảm thứ tư liên tiếp
Phiên này, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 7 xu (tương đương 0,1%) lên 77,49 USD/thùng lúc 14 giờ 2 phút (giờ Việt Nam). Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 6 xu (0,1%) lên mức 72,96 USD/thùng. Cả hai đều đã mất khoảng 1/6 giá trị trong bốn tuần qua.
Yếu tố đẩy giá dầu đi xuống trong tuần này chủ yếu do lượng dầu dự trữ của Mỹ tăng mạnh trong khi sản lượng duy trì ở mức kỷ lục. Những số liệu đó đã gây ra lo ngại về nhu cầu yếu ở quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, trong bối cảnh sản lượng vẫn cao.
Bộ phận nghiên cứu thị trường hàng hóa của ngân hàng JPMorgan hôm thứ Sáu cho biết, công cụ theo dõi nhu cầu dầu toàn cầu của họ cho thấy nhu cầu đạt trung bình 101,6 triệu thùng/ngày trong nửa đầu tháng 11. Con số này thấp hơn 200.000 thùng/ngày so với dự báo trong tháng.
Giới phân tích cũng cho rằng đợt giảm giá dầu gần đây có thể khiến Saudi Arabia gia hạn thêm chương trình cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng/ngày đến năm 2024.
Giá vàng hướng tới tuần tăng đầu tiên sau chuỗi giảm
Video đang HOT
Giá vàng tiếp tục tăng trong phiên 17/11 và chuẩn bị cho tuần tăng đầu tiên trong ba tuần, khi các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hoàn tất việc tăng lãi suất.
Phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên mức 1.985,29 USD/ounce vào lúc 14 giờ 45 phút (giờ địa phương) sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 6/11 trong phiên giao dịch trước. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn ổn định ở mức 1.985,29 USD/ounce.
Tính đến thời điểm hiện tại trong tuần, giá vàng thỏi đã tăng khoảng 2,5%.
Ông Kyle Rodda, nhà phân tích thị trường tại chuyên trang tài chính Capital.com cho biết vàng vẫn có khả năng tăng bền vững và vượt qua mức 2.000 USD/ounce khi các số liệu ghi nhận sự suy giảm nghiêm trọng. Trong trường tình huống này thành sự thật, Fed có thể thực hiện các đợt cắt giảm lãi suất.
Dữ liệu trong tuần này cho thấy chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ không thay đổi trong tháng 10 và lạm phát cốt lõi tăng yếu hơn so với dự đoán. Giá sản xuất của Mỹ cũng giảm mạnh nhất trong ba năm rưỡi. Trong khi đó, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng nhiều hơn dự kiến.
Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, một tài sản không sinh lời và thường được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa lạm phát.
Theo nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters, vàng giao ngay có thể tiếp tục xu hướng tăng và phá vỡ ngưỡng kháng cự 1.989 USD/ounce rồi tăng lên phạm vi 1.999 – 2.003 USD/ounce.
Chứng khoán Hong Kong chao đảo vì Alibaba
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều với thị trường Hong Kong (Trung Quốc) lao dốc mạnh trong phiên 17/11, sau khi “đại gia công nghệ” Alibaba hứng chịu nhiều chỉ trích vì tuyên bố sẽ hủy bỏ kế hoạch tách riêng mảng điện toán đám mây của mình.
Phiên này tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 2,12% tương đương 378,63 điểm xuống 17.454,19 điểm. Ngược lại, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải lại tăng 0,11% (3,44 điểm) lên 3.054,37 điểm.
Chứng khoán Nhật Bản cũng đảo chiều từ mức giảm đầu phiên và đóng cửa cao hơn trong chiều 17/11. Chỉ số Nikkei 225 chuẩn tăng 0,48% (160,79 điểm) và kết thúc ở mức 33.585,20 điểm.
Các thị trường Sydney, Seoul, Singapore, Mumbai, Bangkok và Wellington chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, Taipei, Manila và Jakarta lại đi lên.
Bức tranh trái chiều diễn ra khi một tuần sôi động trên sàn giao dịch toàn cầu kết thúc khá ảm đạm. Chứng khoán Phố Wall cũng đi xuống ngay cả khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới ở Mỹ tăng vọt so với dự báo đã củng cố thêm niềm tin rằng Fed không tăng lãi suất nữa.
Cổ phiếu của Alibaba đã lao dốc tới 10% sau quyết định gây sốc là không tách riêng nhánh điện toán đám mây của họ, viện dẫn những khó khăn do cuộc cạnh tranh về công nghệ chip giữa Mỹ và Trung Quốc. Công ty cho biết việc chia tách “có thể không đạt được hiệu quả như mong đợi trong việc nâng cao giá trị cho các cổ đông”.
Giới phân tích cho biết mảng điện toán đám mây là “viên ngọc quý” trong quá trình tái cơ cấu của Alibaba. Quyết định của “đại gia” công nghệ này đã dấy lên câu hỏi về mức định giá 200 tỷ USD mà nhà đầu tư dành cho họ.
Sáng 27/6, giá dầu châu Á giảm hơn 1 USD/thùng
Trong phiên giao dịch sáng 27/6, giá dầu tại thị trường châu Á giảm hơn 1 USD/thùng khi mối lo ngại về kinh tế toàn cầu làm suy giảm triển vọng nhu cầu dầu.
Một nhà máy lọc dầu ở Szazhalombatta, Hungary. Ảnh: AFP/TTXVN
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng hướng sự chú ý vào cuộc họp của nhóm Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong tuần này về những biện pháp kiềm chế xuất khẩu dầu của Nga và nỗ lực hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran.
Vào lúc 7 giờ 10 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 1,42 USD (1,3%) xuống 111,70 USD/thùng, sau khi tăng 2,8% trong phiên cuối tuần trước, còn giá dầu ngọt nhẹ New York giảm 1,54 USD (1,4%) xuống 106,08 USD/thùng sau khi tăng 3,2% trong phiên trước.
Tuần trước, giá cả hai mặt hàng trên đều ghi nhận tuần giảm thứ hai giữa bối cảnh quyết định tăng lãi suất tại các nền kinh tế chủ chốt thúc đẩy đồng USD lên giá đồng thời đào sâu mối lo ngại về nguy cơ suy thoái. Tuy nhiên, giá dầu vẫn giao dịch trên 100 USD/thùng, khi nguồn cung dầu thô và các sản phẩm dầu vẫn thắt chặt sau các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.
Trong các cuộc họp tuần này, nhà lãnh đạo các nước G7 dự kiến sẽ thảo luận về các phương án đối phó với đà tăng của giá năng lượng và thay thế lượng dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu từ Nga, cũng như các biện pháp trừng phạt tiếp theo mà không làm trầm trọng thêm lạm phát. Các biện pháp có thể bao gồm việc đưa ra giới hạn giá đối với các sản phẩm năng lượng xuất khẩu của Nga nhằm hạn chế doanh thu của "xứ Bạch dương" trong khi giảm thiệt hại cho các nền kinh tế khác.
Nhà phân tích Vivek Dhar của ngân hàng Commonwealth Bank of Australia, có trụ sở tại Australia, lưu ý vẫn chưa rõ liệu biện pháp giới hạn giá có đạt được kết quả này hay không.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G7 cũng sẽ thảo luận về triển vọng khôi phục các cuộc đàm phán hạt nhân Iran sau khi đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell gặp các quan chức cấp cao ở Tehran để cố gắng thúc đẩy các cuộc đàm phán. Nhà phân tích Tina Teng của công ty dịch vụ tài chính CMC Markets (Anh) cho biết tuần này, các nhà giao dịch đang hướng sự chú ý vào cuộc đàm phán hạt nhân Iran và hy vọng về đà phục hồi xuất khẩu dầu của quốc gia Hồi giáo này.
Thống đốc Fed: Căng thẳng địa chính trị gia tăng đe dọa ổn định tài chính toàn cầu Căng thẳng địa chính trị gia tăng trên thế giới có thể tác động xấu đến thị trường hàng hóa và khả năng tiếp cận tín dụng, đặc biệt là trong môi trường lãi suất cao. Trụ sở Fed ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed - ngân hàng trung ương),...