Các sai lầm cần tránh khi đăng ký nguyện vọng
Trong chương trình tư vấn trực tuyến chủ đề ‘Đăng ký nguyện vọng thông minh’, các chuyên gia nêu lên những lỗi thí sinh cần lưu ý khi đăng ký xét tuyển.
Học sinh lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học từ ngày 27.4 – 11.5 – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, nhắc đến các sai lầm thí sinh (TS) cần phải tránh khi đăng ký nguyện vọng (NV). Dù quy định cho phép TS đăng ký không giới hạn NV nhưng TS không nên đăng ký quá nhiều, cũng không nên quá ít làm hẹp cánh cổng vào đại học. Bên cạnh đó, nhiều TS chần chừ trong đăng ký rồi lại trễ các mốc thời gian nên đánh mất cơ hội.
Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, nhấn mạnh: “Nếu bạn chọn 30 NV cho một ngành thì không sao, nhưng cho 30 ngành thì theo tôi là không nên. Các bạn có thể chọn ngành mình thích ở trường mình chưa thích lắm, vì chọn đúng ngành vẫn luôn an toàn hơn việc phải học một ngành mà mình không phù hợp hay không thích”.
Lưu ý cho TS khi đăng ký NV, thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh – Truyền thông Trường ĐH Văn Hiến, khuyên TS hãy nộp có trọng tâm chứ đừng nộp một cách tràn lan.
“Khi chúng ta quan tâm về một ngành và một trường nào đó thì hãy tìm hiểu công việc mình muốn làm, có phù hợp với bản thân, kinh tế gia đình và xu hướng tương lai của xã hội hay không? Rồi ngành đó đang được đào tạo ở các trường nào, phương thức xét tuyển ở các trường cho ngành đó ra sao… Tốt nhất là xác định 3 – 5 trường đại học nằm trong khả năng của bản thân, kinh tế của gia đình và vị trí của trường trong xã hội”, thạc sĩ Thái gửi gắm.
Thạc sĩ Nguyễn Trí Dũng, Phó trưởng phòng Tuyển sinh – Truyền thông Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, tư vấn: “Khi đăng ký trực tuyến thì ở bất kỳ đâu cũng đăng ký được, nhưng tôi khuyên các em đừng đăng ký một mình. Vì hồ sơ có mã vùng, mã tỉnh, mã trường, mã ngành… rất nhiều bộ mã cần phải tham chiếu trên các hệ thống để có sự lựa chọn chính xác ghi trên hồ sơ xét tuyển, nên chúng ta không nên đăng ký một mình. Tại sao thầy cô đang bên cạnh chúng ta mà chúng ta lại không tận dụng”.
“Có 3 điều các bạn nên làm lúc này là hãy bình tĩnh để lựa chọn phương thức phù hợp, nhớ các mốc thời gian của các phương thức xét tuyển và khi được điều chỉnh NV thì hãy cố gắng thật cẩn thận. Nếu làm được như vậy thì cánh cổng đại học rộng mở cho các bạn”, thạc sĩ Trần Mạnh Thái khuyên.
Điều đặc biệt thạc sĩ Thái muốn lưu ý với tất cả TS là có hàng trăm ngành đào tạo nhưng chỉ có 6 – 7 lĩnh vực, nên TS cứ theo học vào lĩnh vực đó với những ngành có liên quan, vì hiện nay các trường đào tạo liên ngành và các bạn cũng được làm việc liên ngành để thể hiện được sự đa năng của mình. “Nên nếu không vào được ngành mình mong muốn thì lựa chọn những ngành gần”, thạc sĩ Thái chia sẻ.
Thí sinh cần lưu ý gì trong kỳ tuyển sinh ĐH năm 2021?
Để kịp thời thông tin những điểm mới từ Hội nghị tuyển sinh ĐH và CĐ, vào 18 giờ 40 ngày 25.3, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề 'Những điểm mới trong tuyển sinh ĐH năm 2021'.
Sáng 25.3, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tuyển sinh ĐH và CĐ năm 2021. Hội nghị được tổ chức 4 đầu cầu sẽ đưa ra những quyết sách quan trọng cho việc tuyển sinh năm nay.
Để kịp thời thông tin những điểm mới nhất từ Hội nghị tuyển sinh ĐH và CĐ này, vào 18 giờ 40 ngày 25.3, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai" với chủ đề "Những điểm mới trong tuyển sinh ĐH năm 2021".
Chương trình đồng thời sẽ diễn ra ở các kênh thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niê n.
Cùng với việc thông tin những điểm mới dự kiến trong quy chế tuyển sinh ĐH năm 2021, các trường cũng thông tin cụ thể về kế hoạch tuyển sinh của trường mình. Đáng chú là những lưu ý trong việc nộp hồ sơ đăng ký dự thi bằng nhiều hình thức xét tuyển khác nhau.
Xin giới thiệu khách mời:
- Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành;
- Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó trưởng phòng Tư vấn truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM;
- Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn;
- Thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh-truyền thông Trường ĐH Văn Hiến
19:01
* Chào mừng các bạn trở lại chương trình tư vấn truyền hinh trực tuyến CHỌN NGÀNH HỌC TƯƠNG LAI với chủ đề ""NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG TUYỂN SINH ĐH 2021?".
Chương trình đang được trực tuyến tại địa chỉ thanhnien.vn , Fanpage Facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên.
Xin giới thiệu khách mời tham gia chương trình:
- Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành;
- Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó trưởng phòng Tư vấn truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM;
- Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn;
- Thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh-truyền thông Trường ĐH Văn Hiến.
Khách mời tham gia chương trình - THANH HẢI
19:03
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu: Sáng nay trong hội nghị của Bộ GD-ĐT có một số lưu ý, như năm nay sẽ có 3 đợt điều chỉnh nguyện vọng.
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu - THANH HẢI
Ban đầu chúng tôi lo ngại với những điều chỉnh nguyện vọng của các em sẽ kéo dài thời gian xét tuyển, nhưng với giải thích của Bộ, việc này tạo điều kiện nhiều hơn cho thí sinh, cũng không ảnh hưởng tới nhà trường.
19:04
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Thực tế, khi thay đổi thường sẽ có thay đổi có lợi cho thí sinh, ví dụ khi được đổi nguyện vọng 3 lần là cơ hội để các em xem xét lại khi điều chỉnh nguyện vọng.
Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn năm nay sử dụng 4 phương thức tuyển sinh, trong đó có sử dụng kết quả từ kỳ thi THPT.
Cơ hội vào đại học bây giờ khá mở rộng, thí sinh nên đa dạng hình thức xét tuyển. Các em có thể trúng tuyển bằng nhiều phương thức nhưng chỉ được xác nhận trúng tuyển bằng một phương thức.
19:07
Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương: Chúng ta cần tập trung những vấn đề: Trong hồ sơ dự thi nên chuẩn bị gì? Thứ nhất là thông tin cá nhân, số điện thoại, mật khẩu làm hồ sơ làm trực tuyến, đừng bao giờ quên mật khẩu, để vào hệ thống thay nguyện vọng. Thứ 2, nên để ý, đành rằng chúng ta có nhiều phương thức xét tuyển nhưng các bạn vẫn mong trúng tuyển bằng điểm dự thi. Bạn nào dùng điểm thi, thì phải ghi đánh dấu vào ô dùng điểm thi tốt nghiệp. Thứ 3, không giới hạn số lượng nguyện vọng nhưng các em hãy ưu tiên ngành các em yêu thích nhất để trên.
Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời và giấy báo điểm THPT là khác nhau, đừng nhẫm lẫn.
19:08
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái: Theo tôi thì thí sinh có 3 lưu ý sau:
Chú ý vào thời điểm tuyển sinh của các trường, ví dụ như hiện nay các trường đang tổ chức xét tuyển bằng học bạ thì các em nên xét tuyển; hay chuẩn bị là kỳ thi đánh giá năng lực.
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái - THANH HẢI
Trong một thời gian ngắn, các em sẽ tiếp nhận nhiều luồng thông tin khác nhau thì cần phải bình tĩnh để nhận biết được thông tin từng ngành học, cách xét tuyển của từng trường, phương thức xét tuyển của từng ngành.
Đặc biệt, thí sinh cần phải chăm sóc sức khỏe của bản thân trong giai đoạn này vì đây là thời điểm các em chịu nhiều áp lực, việc giữ sức khỏe rất quan trọng để vượt qua kỳ thi này.
19:12
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu: Một số trường dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT các năm trước để xét tuyển ĐH năm nay, còn Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chỉ dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 để xét tuyển.
Có một số bạn đang là sinh viên trường này thì muốn xin chuyển trường khác, với những phương thức rộng mở đa dạng như hiện nay, thì các em hãy cân nhắc xét tuyển lại hay chuyển trường? Các em hãy cân nhắc cái nào lợi thế hơn cho các em.
19:18
Bạn đọc hỏi: Đào tạo song ngành tại trường như thế nào trong năm nay?
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu: Có một điểm khác, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành chủ động xây dựng chương trình để đào tạo sinh viên song ngành tiết kiệm chi phí, thời gian.
Trong thời đại công nghệ thông tin, tính chất công việc liên kết lẫn nhau nhiều, như là CNTT và du lịch là chuyên ngành đào tạo song ngành mới của trường; du lịch số trong du lịch; CNTT và quản trị kinh doanh cho ra ngành kinh tế số... Đó là một số song ngành mới của trường.
19:21
Bạn đọc hỏi: Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn có chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh, vậy chương trình đào tạo và tuyển sinh như thế nào?
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Về chương trình đào tạo, trường có chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Với chương trình tiếng Anh thì mới yêu cầu đầu vào tiếng Anh.
Thạc sĩ Cao Quảng Tư - THANH HẢI
Với chương trình tiếng Anh thì yêu cầu là IELTS 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ khác với trình độ tương đương. Nếu không đạt được trình độ cần thiết thì sinh viên được "nợ" chứng chỉ này trong một năm vì năm đầu tiên học các môn đại cương sẽ được dạy bằng tiếng Việt.
Ngoài ra, với chương trình tiếng Anh thì khoảng 6 tháng sinh viên được kiểm tra một lần và được trau dồi kỹ năng trong quá trình đào tạo.
19:26
Bạn đọc hỏi: Năm nay nhà trường giảm chỉ tiêu xét bằng học bạ, thì điểm chuẩn của nhà trường có tăng không?
Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương: Quý vị đã quan sát rất kỹ. Năm nay Trường ĐH Công nghệ TP.HCM xét học bạ giảm xuống còn 35%, nhưng không ảnh hưởng tới điểm chuẩn cao thấp, mà điểm này phụ thuộc vào số học sinh đăng ký thi.
Năm nay nhà trường có những ngành mới như quan hệ công chúng, quản trị nhân sự, trí tuệ nhân tạo AI... Tổng số trên 50 ngành được đào tạo tại nhà trường.
Trường đang xét xét học bạ, các bạn đừng chần chừ, nếu chần chừ thì sau này điểm lại càng cao hơn. Nên bỏ túi bằng 1 phương thức an tâm nhất.
19:29
Bạn đọc hỏi: Miễn phí đào tạo chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên của trường như thế nào?
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái: Năm nay Trường ĐH Văn Hiến xét tuyển 30 ngành, thí sinh xét tuyển năm nay được hưởng hệ sinh thái chăm sóc người học, trong đó được miễn phí đào tạo chuẩn đầu ra tiếng Anh từ 5.0-7.0 IELTS.
Để được hưởng chế độ này sinh viên phải đạt được trình độ đào tạo, và yêu cầu thêm các kỹ năng khác. Ở Trường ĐH Văn Hiến có trung tâm ngoại ngữ, sinh viên không chuyên tiếng Anh sẽ được học riêng và hoàn toàn miễn phí.
19:37
Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương: Điểm chuẩn rất khó đoán. Các thí sinh thường lấy điểm chuẩn các năm trước làm "vòng kim cô" cho mình. Ví dụ tài chính ngân hàng lúc đầu 17, 18 điểm, rồi sau 20, 22 điểm. Nếu lúc đầu chúng ta "dây dưa" về sau điểm chuẩn càng tăng.
Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương - THANH HẢI
19:43
Bạn đọc hỏi: Ngành du lịch mà tính cách khá nhút nhát có theo học được không?
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái: Nhút nhát có nhiều yếu tố, lâu nay em còn sống trong gia đình và chưa được va chạm nhiều có thể thấy bản thân nhút nhát, nhưng sau này khi vào đại học được gặp nhiều bạn bè mới, va chạm với nhiều hệ văn hoá khác nhau, được học với nhiều giảng viêng, trải nghiệm nhiều chương trình thực tập thực tế... thì chắc chắn em sẽ cải thiện được điều này.
Từ những chuyến đi tour, từ những chuyến thực tập này, các em sẽ có sự tự tin qua việc được bồi đắp kỹ năng, tư duy, kiến thức.
Với ngành du lịch thì có 3 kỹ năng quan trọng sinh viên cần phải chinh phục là: ngoại hình, ngoại ngữ, và nghiệp vụ. Nếu chinh phục được 3 kỹ năng này thì chắc chắn em sẽ thành công.
19:46
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu: Năm nay, có thêm cơ hội điều chỉnh nguyện vọng, thì cũng mong thí sinh đạt được điều mong muốn với cơ hội lớn nhất.
Các bạn đừng lo lắng khi đăng ký xét tuyển. Sau khi có kết quả thi THPT, các bạn có thể quan sát điều chỉnh nguyện vọng của mình...
19:47
* Thưa quý độc giả, quý phụ huynh, chúng tôi hy vọng quý vị đã có được những thông tin, hiểu biết cần thiết về điểm mới trong tuyển sinh ĐH năm nay. Hẹn gặp lại các bạn vào chương trình tuần sau cũng tại địa chỉ này. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại!
Năm 2021, các trường tuyển sinh ra sao? (P.2) Vào lúc 15 giờ 45, chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến 'Chọn ngành học cho tương lai' tiếp tục diễn ra phần 2. Chương trình phát đồng thời tại các địa chỉ: thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên . Hồi 14 giờ 30, chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến 'Chọn ngành học cho tương lai' với...