Các nước dùng mọi phương tiện để đưa công dân ra khỏi Sudan

Theo dõi VGT trên

Giao tranh tại Sudan khiến nhiều quốc gia nhanh chóng tìm cách sơ tán công dân của họ khỏi quốc gia Đông Bắc Phi này.

Các nước dùng mọi phương tiện để đưa công dân ra khỏi Sudan - Hình 1
Khói bốc lên từ giao tranh tại thủ đô Khartoum. Ảnh: AP

Với tình trạng sân bay quốc tế chính tại thủ đô Sudan đã hư hại nặng, việc sơ tán bằng đường hàng không gặp nhiều hạn chế. Do đó, một số nước đã chọn đường biển, đường bộ để sơ tán công dân.

Ngày 24/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các phe phái đối địch ở Sudan đã đồng ý thực hiện lệnh ngừng b.ắn trên toàn quốc trong 72 giờ. Theo đó, Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) đã nhất trí thực hiện ngừng b.ắn trong 72 giờ, bắt đầu từ nửa đêm 24/4 (giờ địa phương)

Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh

Saudi Arabia là quốc gia đầu tiên thông báo sơ tán công dân ra khỏi Sudan. Nước này đã tiến hành cuộc sơ tán đầu tiên vào hôm 22/4, với tàu hải quân đón hơn 150 người. Riyadh sau đó cho biết 91 công dân Saudi Arabia và 66 công dân của 12 quốc gia khác bao gồm Qatar, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Ai Cập, Tunisia, Pakistan, Ấn Độ, Bulgaria, Bangladesh, Philippines, Canada và Burkina Faso “đã đến nơi an toàn” là Jeddah – thành phố lớn thứ hai của Saudi Arabia.

Bên cạnh đó, lực lượng hải quân của Saudi Arabia đã sơ tán các nhà ngoại giao, các quan chức quốc tế và dân thường qua Biển Đỏ từ Port Sudan đến thành phố Jeddah.

Mỹ

Mỹ cho biết lực lượng đặc nhiệm của nước này đã sử dụng trực thăng MH-47 Chinook cất cánh từ căn cứ quân sự của Mỹ tại Djibouti đến thủ đô của Sudan. Chỉ trong 1 tiếng đồng hộ, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã giải cứu hàng chục người, đưa họ rời Khartoum.

Anh

Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 23/4 đăng lên mạng xã hội Twitter rằng lực lượng đặc nhiệm nước này đã hoàn thành “cuộc sơ tán nhanh chóng và phức tạp các nhân viên ngoại giao và gia đình họ rời Sudan”.

Tờ Guardian cho biết có 1.200 binh sĩ tham gia chiến dịch sơ tán này. Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Phát triển Liên hiệp Vương quốc Anh & Bắc Ireland (FCDO) Andrew Mitchell cho biết có khoảng 2.000 công dân Anh ở thủ đô của Sudan.

Liên minh châu Âu (EU)

Một số quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) đã phối hợp sơ tán nhân viên ngoại giao của họ. Vào ngày 24/4, người phụ trách chính sách đối ngoại của khối – ông Josep Borrell, cho biết hơn 1.000 công dân EU đã được sơ tán.

Có 21 nhà ngoại giao từ phái bộ EU ở Khartoum đã được sơ tán. Đại sứ EU Aidan O’Hara đã được đưa ra khỏi thủ đô Khartoum để đến nơi khác tại Sudan. Ông Borrel nói rằng ông O’Hara sẽ ở lại Sudan. “Vâng, ông ấy phải ở lại đó. Thuyền trưởng là người cuối cùng rời tàu”, ông Borrel nói.

Italy

Các nước dùng mọi phương tiện để đưa công dân ra khỏi Sudan - Hình 2
Công dân Italy trên máy bay quân sự của nước này sơ tán khỏi Khartoum. Ảnh: Reuters

Italy thông báo công dân nước này được đưa ra khỏi Sudan vào tối 23/4 cùng với một số công dân Thụy Sĩ và các nước châu Âu khác. Những công dân Italy được sơ tán đã đến thủ đô Rome vào tối 24/4 (giờ địa phương).

Video đang HOT

Đức

Lực lượng không quân Đức vào sáng 24/4 đã sơ tán 311 người bao gồm cả công dân Đức và công dân 20 quốc gia khác. Berlin cho biết có khoảng 200 công dân Đức tại Sudan.

Tây Ban Nha

Theo Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha, một máy bay quân sự chở 34 công dân nước này và hơn 70 người từ các quốc gia khác – Bồ Đào Nha, Italy, Ba Lan, Ireland, Mexico, Venezuela, Colombia và Argentina – đã rời Khartoum để đến Djibouti lúc 11 giờ tối 23/4.

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sơ tán công dân bằng đường bộ từ 23/4 nhưng cho biết các kế hoạch giải cứu từ một địa điểm ở Khartoum đã bị hoãn lại sau “vụ nổ” gần đó.

Jordan

Jordan cho biết 4 chiếc máy bay chở 343 người, bao gồm công dân Jordan, cư dân Palestine, Iraq, Syria và Đức đã rời Sudan. Một số quốc gia đã sử dụng căn cứ không quân ở Jordan để đưa máy bay đến Sudan.

Ai Cập

Ai Cập cho biết họ đã sơ tán 436 công dân ra khỏi quốc gia láng giềng Sudan. Bộ Ngoại giao Ai Cập xác nhận một nhân viên ngoại giao nước này là ông Mohamed Al-Gharawi đã b.ị b.ắn khi trên đường trở về đại sứ quán Ai Cập tại Khartoum ngày 24/4.

Tuần trước, RSF chiến đấu với quân đội Sudan đã thả hơn 200 binh sĩ Ai Cập mà lực lượng này bắt giữ. Cairo cho biết những binh sĩ này đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện được ký kết theo thỏa thuận với chính phủ Sudan trước khi xung đột nổ ra.

Ai Cập cho biết có hơn 10.000 công dân nước này tại Sudan. Nước này cũng khuyến khích các công dân ở những thành phố khác tại Sudan đến văn phòng lãnh sự quán ở Port Sudan và Wadi Halfa tại miền Bắc để sơ tán.

Yemen

Bộ Ngoại giao Yemen cho biết mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất cho việc sơ tán công dân nước này khỏi Khartoum đến Port Sudan và sau đó đến Yemen. Cơ quan này cũng ghi nhận có 1.350 công dân nước này tại Sudan muốn hồi hương.

Pháp

Các nước dùng mọi phương tiện để đưa công dân ra khỏi Sudan - Hình 3
Binh sĩ Pháp sơ tán công dân tại Khartoum, Sudan. Ảnh: Reuters

Từ 23/4, Pháp đã cử hai máy bay đến Khartoum sơ tán gần 500 người, bao gồm công dân Pháp và cả công dân 36 quốc gia khác. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Anne-Claire Legendre ngày 24/4 chia sẻ với kênh CNN rằng gần 500 người đã an toàn và được bảo đảm an ninh tại căn cứ không quân của Pháp tại Djibouti.

Nga

Đại sứ Nga tại Sudan chia sẻ 140 trong số khoảng 300 công dân nước này ở Sudan nói rằng họ muốn rời đi. Ông cho biết thêm khoảng 15 người, trong đó có một phụ nữ và t.rẻ e.m, bị mắc kẹt trong một nhà thờ Chính thống giáo Nga gần nơi giao tranh ác liệt ở thủ đô Khartoum.

Nigeria

Nigeria đã đề nghị một hành lang an toàn để sơ tán 5.500 công dân nước này, chủ yếu là sinh viên

Liên hợp quốc

Một đoàn xe khoảng 65 chiếc chở 700 nhân viên Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ và đại sứ quán quốc tế đã rời Khartoum đến Port Sudan vào 23/4.

Trong khi đó, Ấn Độ đã gửi một tàu hải quân đến Port Sudan và hai máy bay quân sự đến Jeddah ở Saudi Arabia để chuẩn bị cho sơ tán.

Tunisia bắt đầu sơ tán công dân từ Khartoum vào 24/4. Nhật Bản xác nhận ba máy bay của nước này đã đến Djibouti để chở công dân rời Sudan.

Chạy đua sơ tán công dân khỏi 'chảo lửa' Sudan

Các nước đang khẩn trương chạy đua với thời gian sơ tán hàng nghìn công dân nước mình khỏi thủ đô Khartoum - điểm nóng trong cuộc giao tranh giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF).

Chạy đua sơ tán công dân khỏi chảo lửa Sudan - Hình 1
Các công dân nước ngoài sơ tán tránh chiến sự tại Sudan đáp máy bay tại căn cứ không quân Pháp ở Khartoum trong hành trình tới CH Djibouti, ngày 23/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Khủng hoảng nhân đạo cận kề

Tướng Abdel Fattah Burhan, người đứng đầu lực lượng vũ trang Sudan và Tướng Mohammed Hamdan Dagalo, thủ lĩnh của nhóm bán quân sự RSF đều đang tìm cách giành quyền kiểm soát quốc gia châu Phi. Xung đột nổ ra 2 năm sau khi lực lượng của hai vị tướng này cùng nhau thực hiện một cuộc đảo chính quân sự và làm trật bánh quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ của Sudan.

Tuy nhiên, hai lực lượng này đã thất bại trong các cuộc đàm phán để hợp nhất và thành lập một chính phủ dân sự sau khi cựu Tổng thống Omar al-Bashir bị lật đổ. Bạo lực bất ngờ bùng phát giữa hai lực lượng vào ngày 15/4/2023 đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo và khiến ít nhất 420 người t.hiệt m.ạng.

Theo ước tính của Liên hợp quốc (LHQ), khoảng 12 triệu trong tổng số 46 triệu dân của Sudan sống ở khu vực thủ đô Khartoum. Gần 16 triệu người, tương đương 1/3 dân số của đất nước, đang cần viện trợ nhân đạo, trong đó có khoảng 11,7 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.

Cuộc giao tranh ở Sudan đã khiến hầu hết các bệnh viện phải đóng cửa; điện, nước bị cắt. Việc các nhân viên cứu trợ, trong đó có 3 người từ Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), bị s.át h.ại đã khiến WFP phải tạm dừng hoạt động tại Sudan.

Hiện người dân mong mỏi ít nhất có lệnh ngừng b.ắn để họ có thể dự trữ thực phẩm thiết yếu, thuốc men hoặc di chuyển đến các khu vực an toàn hơn.

Trong một diễn biến mới nhất, theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, ngày 24/4, các phe phái đối địch ở Sudan đã đồng ý thực hiện lệnh ngừng b.ắn trên toàn quốc trong 72 giờ sau 48 giờ đàm phán căng thẳng.

Các nước gấp rút sơ tán công dân

Cùng với hàng triệu người Sudan không được tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu và bị mắc kẹt trong nhà, hàng nghìn nhà ngoại giao nước ngoài, nhân viên cứu trợ, sinh viên và gia đình của họ đã bị mắc kẹt trong vùng chiến sự từ tuần trước.

Bị ảnh hưởng nặng nề từ những đợt n.ém b.om dữ dội của hai lực lượng giao tranh, sân bay chính tại thủ đô Khartoum trở thành điểm nóng. Các trận địa pháo đã khiến việc di chuyển trong và ngoài một trong những thành phố lớn nhất châu Phi trở nên mất an toàn. Các nhà ngoại giao trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công. Tính đến ngày 24/4, ít nhất 5 nhân viên cứu trợ đã t.hiệt m.ạng.

Hai đoàn xe tham gia sơ tán, trong đó có một đoàn chở nhân viên đại sứ quán Qatar và một đoàn khác chở công dân Pháp, đã bị tấn công.

Trước diễn biến phức tạp của cuộc giao tranh, chính phủ các nước đã khẩn trương triển khai kế hoạch sơ tán công dân khỏi thủ đô Khartoum.

Trong đợt sơ tán đầu tiên, hơn 150 người từ nhiều quốc gia đã tới địa điểm an toàn tại Saudi Arabia. Ngày 23/4, quân đội Mỹ đã tiến hành sơ tán khoảng 100 nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Khartoum với sự hỗ trợ của Djibouti, Ethiopia và Saudi Arabia. Một ngày sau, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết Mỹ đang triển khai thêm lực lượng hải quân ở thành phố Port Sudan trên Biển Đỏ, cách Khartoum khoảng 850 km, để hỗ trợ đưa công dân Mỹ tại Sudan về nước, song công tác sơ tán sẽ không diễn ra trên quy mô lớn.

Cùng ngày, Pháp và Đức thông báo họ đã sơ tán khoảng 700 người mà không cung cấp thông tin chi tiết về quốc tịch. Mới đây Ai Cập tuyên bố đã đưa 436 công dân về nước an toàn bằng đường bộ.

Jordan cho biết 4 máy bay của nước này đã chở 343 người, bao gồm công dân Jordan và người dân Palestine, Iraq, Syria và Đức rời khỏi Sudan. Một số quốc gia cử máy bay quân sự từ Djibouti để đưa người dân ra khỏi thủ đô.

Indonesia cho biết cho đến nay hơn 500 công dân của họ đã được sơ tán đến thành phố Port Sudan và đang chờ đưa đến thành phố Jeddah (Saudi Arabia).

Trong khi đó, Trung Quốc, Đan Mạch, Liban, Hà Lan, Thụy Sĩ và Thụy Điển cũng cho biết họ đã tiến hành chiến dịch sơ tán công dân khẩn cấp. Nhật Bản thông báo họ đang chuẩn bị đưa một nhóm sơ tán rời khỏi Djibouti.

Theo ông Josep Borrell - quan chức đứng đầu phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), cuối tuần qua, trên 1.000 công dân của khối này đã được sơ tán khỏi Sudan.

Chạy đua sơ tán công dân khỏi chảo lửa Sudan - Hình 2
Khói bốc lên do giao tranh tại Khartoum, Sudan ngày 20/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Xung đột vượt ngoài biên giới

Cuộc tranh giành quyền lực giữa hai vị tướng hàng đầu tại một Sudan vốn dĩ bất ổn trong nhiều năm có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột rộng hơn thu hút các thế lực bên ngoài.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres ngày 24/4 cảnh báo nguy cơ xung đột leo thang tại quốc gia Bắc Phi có thể "nhấn chìm toàn bộ khu vực".

Marina Peter, người sáng lập Diễn đàn Sudan và Nam Sudan, nhận định với tờ DW (Đức) ngày 23/4 chỉ ra: "Sudan là trung tâm của các cuộc khủng hoảng và xung đột liên tục kéo dài. Khi một cuộc xung đột nổ ra ở quốc gia này, các nước trong khu vực như Ai Cập, Libya, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, Ethiopia, Eritrea, thậm chí ở bên kia Biển Đỏ là Saudi Arabia, luôn bị ảnh hưởng".

Theo ông Alex De Waal - chuyên gia về Sudan tại Đại học Tufts (bang Massachusetts, Mỹ), cuộc xung đột này mới chỉ là vòng khởi động của một cuộc nội chiến. "Nếu không nhanh chóng chấm dứt, cuộc xung đột sẽ trở thành một trò chơi đa cấp với một số chủ thể khu vực và quốc tế theo đuổi lợi ích riêng, huy động t.iền, nguồn cung cấp vũ khí và có thể là quân đội hoặc lực lượng ủy nhiệm", chuyên gia Alex nhận định.

Sudan là quốc gia lớn thứ ba của châu Phi và nằm trên dòng sông Nile. Tuy nhiên, quốc gia này không hề dễ dàng trong việc chia sẻ nguồn nước với các đối thủ nặng ký trong khu vực bao gồm Ai Cập và Ethiopia. Trong khi Ai Cập dựa vào sông Nile để nuôi hơn 100 triệu người dân nước mình thì Ethiopia lại đang xây dựng một con đ.ập khổng lồ ở thượng nguồn khiến cả Cairo và Khartoum "đứng ngồi không yên".

Ai Cập có mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Sudan, vốn được coi là đồng minh đối đầu với Ethiopia. Mặc dù Cairo đã liên hệ với cả hai bên ở Sudan để thúc đẩy một lệnh ngừng b.ắn nhưng rõ ràng quốc gia này sẽ không "ngồi yên" nếu quân đội Sudan đối mặt với thất bại.

Ngoài hai nước trên, Sudan giáp với năm quốc gia khác, bao gồm Libya, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Eritrea và Nam Sudan. Gần như 5 nước này đều bị sa lầy trong các cuộc xung đột nội bộ, với các nhóm nổi dậy khác nhau hoạt động dọc theo biên giới.

Alan Boswell thuộc Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế cho biết: "Những gì đang diễn ra ở Sudan sẽ không chỉ tác động trong Sudan. Chad và Nam Sudan có nguy cơ bị ảnh hưởng kéo theo ngay lập tức. Cuộc giao tranh càng kéo dài thì chúng ta càng có nhiều khả năng chứng kiến ​​sự can thiệp lớn từ bên ngoài".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt
08:20:36 16/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Nhật Bản hỗ trợ Ukraine bằng thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm
06:55:20 15/06/2024
Đ.ánh sập nhiều máy chủ liên quan IS tại Mỹ và châu Âu
06:07:25 15/06/2024
Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng
21:56:26 15/06/2024

Tin đang nóng

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?
06:42:46 16/06/2024
Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật
06:25:18 16/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!
06:32:42 16/06/2024
Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!
06:29:24 16/06/2024
Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc
08:25:36 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ
06:41:58 16/06/2024
Vợ cũ của chồng đưa con đến chơi, mẹ chồng đưa ra lời đề nghị khiến tôi uất nghẹn
07:40:25 16/06/2024

Tin mới nhất

Tân Tổng thống Slovakia tuyên thệ nhậm chức

09:18:29 16/06/2024
Slovakia tiến hành lễ nhậm chức tổng thống với các biện pháp an ninh được siết chặt. Cảnh sát và hàng rào di động đã được triển khai xung quanh khu vực Nhà hát giao hưởng quốc gia Slovakia.

Hàng triệu người vượt nắng nóng dự lễ hành hương Hajj

08:51:28 16/06/2024
Giới chức Saudi Arabia đã kêu gọi người hành hương uống nhiều nước và thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khi phải tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời.

Các đồng minh châu Âu ép Mỹ nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí cho Ukraine

08:48:35 16/06/2024
Áp lực lên Tổng thống Joe Biden không chỉ đến từ châu Âu. Ngày càng nhiều thành viên Đảng Dân chủ Mỹ ủng hộ ý tưởng nới lỏng các hạn chế và gây áp lực lên Nhà Trắng.

Xung đột Hamas- Israel: Indonesia sẽ sơ tán 1.000 người Palestine bị thương đến Jakarta

08:46:04 16/06/2024
Tổng thống đắc cử của Indonesia, ông Prabowo, đã tái khẳng định lập trường nhất quán của Indonesia rằng xung đột vũ trang ở Gaza cần được giải quyết thông qua ngừng b.ắn và đàm phán .

Trung Quốc: Tạm dừng một số tuyến đường sắt phía Đông đề đề phòng lũ

08:18:27 16/06/2024
Công ty này đang theo dõi chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn do mưa lớn dọc theo tuyến đường sắt và huy động nhân viên bảo vệ 24/24 tại các khu vực nguy cơ cao.

Thụy Sĩ: Công bố nội dung thảo luận tại hội nghị về hòa bình cho Ukraine

08:13:02 16/06/2024
Thông cáo báo chí nhấn mạnh rằng mục đích của hội nghị thượng đỉnh lần này là nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình trong tương lai và xác định các yếu tố thực tế, cũng như các bước có thể giúp hiện thực hóa tiến trình như vậy.

Các nước G7 có thể mất gần 83 tỷ USD nếu tài sản của Nga bị tịch thu

08:08:01 16/06/2024
Theo tính toán của đài Sputnik (Nga) dựa trên dữ liệu từ các cơ quan thống kê quốc gia, nếu các nước G7 tịch thu tài sản của Nga, họ có thể thiệt hại gần 83 tỷ USD số t.iền đầu tư vào nền kinh tế Nga.

Hải quân Mỹ đối mặt cuộc chiến khốc liệt nhất từ Thế chiến II khi ngăn chặn Houthi

08:04:29 16/06/2024
Chuẩn đô đốc Marc Miguez, chỉ huy Nhóm tấn công tàu sân bay số 2, bao gồm tàu Eisenhower và các tàu hỗ trợ, cho biết mới đây Hải quân Mỹ đã hạ gục một số xuồng t.ự s.át của Houthi.

Thời tiết xấu buộc Mỹ phải chuẩn bị tháo dỡ cảng nổi ở Gaza lần thứ hai

08:02:20 16/06/2024
Các quan chức Mỹ chỉ ra rằng tình hình thời tiết trên biển ở phía Đông Địa Trung Hải sẽ trở nên xấu hơn vào mùa thu và mùa đông sắp tới, ảnh hưởng đến t.uổi thọ và khả năng hoạt động của cảng nổi.

Bảo tàng tàu ngầm duy nhất ở châu Phi mở cửa trở lại

07:58:32 16/06/2024
Bảo tàng sẽ cung cấp các chuyến tham quan có hướng dẫn viên và các chương trình giáo dục cho du khách ở mọi lứa t.uổi, khiến nơi đây trở thành điểm đến nổi tiếng đối với khách du lịch, sinh viên và bất kỳ ai quan tâm đến lịch sử và công ...

Căng thẳng mới giữa Israel và Pháp

06:46:30 16/06/2024
Tháng trước, Pháp đã chặn các công ty quốc phòng của Israel tham gia một cuộc triển lãm vũ khí lớn ở Paris. Pháp cũng lên án các cuộc tấn công của Israel vào Rafah ở Gaza.

Nam Phi phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 7

06:44:57 16/06/2024
Hiện tại Nam Phi không có phương pháp điều trị nào được đăng ký đối với bệnh này, tuy nhiên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị sử dụng tecovirmat (thường được biết đến với tên thương hiệu Tpoxx) để điều trị các trường hợp bệnh nặng...

Có thể bạn quan tâm

Eunji (Apink): Nữ idol bị tố hơn thua với BlackPink, drama ngập trời

Sao châu á

13:09:48 16/06/2024
Jung Eun Ji là sao nữ không còn quá xa lạ đối với người hâm mộ Kpop, cô là thành viên của nhóm nhạc Apink. Không chỉ hoạt động ở lĩnh vực ca hát, Eun Ji còn đạt được nhiều thành tựu ở mảng diễn xuất.

Đang trong lúc gần gũi hết mình sau chuyến công tác xa, vậy mà lại trở thành đêm định mệnh nhất cuộc đời

Góc tâm tình

13:04:27 16/06/2024
Sau chuyến công tác về nhà tôi chỉ muốn lao vào ôm lấy vợ để thỏa nỗi nhớ mong bao ngày, vậy mà tai nạn lại xảy ra lúc nửa đêm.

Quyền Linh suýt khóc, cảm giác mình như "hai lúa" khi bước vào lễ tốt nghiệp xịn sò của con gái

Sao việt

13:02:45 16/06/2024
Quyền Linh tâm sự, cảm giác bước vào lễ tốt nghiệp của con giống như cảm giác lần đầu anh bước chân lên Sài Gòn.

Mỹ nam người Thái gốc Việt "lật kèo" g.ây s.ốc, khiến Anh Tú mặt biến sắc

Tv show

12:58:31 16/06/2024
Nanon Korapat góp phần làm cho tiết tấu của chương trình thêm kịch tính khi anh có cú quay xe chấn động khiến mọi người đều ngỡ ngàng.

Phim vừa chiếu đã được khen hài hước nhất hiện tại, nữ chính diễn đỉnh như "bị nhập"

Phim châu á

12:55:08 16/06/2024
Sau khi bộ phim Dù Tôi Không Phải Người Hùng kết thúc, đài JTBC tiếp tục kết hợp cùng Netflix cho ra mắt tác phẩm hài hước, lãng mạn mới có tên Cô Ấy Ngày Và Đêm (Miss Night and Day).

Cách nấu bún măng vịt đơn giản tại nhà, vừa ngon lại thanh ngọt dễ ăn, cuối tuần ai cũng thích

Ẩm thực

12:46:38 16/06/2024
Bún vịt thơm ngon, thanh ngọt, dễ ăn đảm bảo cả nhà sẽ thích vào dịp cuối tuần.Nếu cuối bạn chưa biết phải nấu món gì cho gia đình thưởng thức, có thể tham khảo cách nấu bún măng vịt dưới đây nhé!

Thanh Hằng "lỗ vốn" khi sắm giày mới đi diễn thời trang

Phong cách sao

12:44:41 16/06/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng là người diễn vedette cho bộ sưu tập Kiệt tác của nước của NTK Võ Công Khanh tại đêm mở màn Vietnam International Fashion Week ở Nhà thi đấu Quân khu 7, TP HCM trong bộ trang phục được thiết kế độc đáo.

Ngày 16/6/2024 là ngày tốt nên làm các việc như cưới hỏi, khởi công, xây dựng, xuất hành, ký hợp đồng, sửa nhà, mai táng, sửa mộ.

Trắc nghiệm

12:43:27 16/06/2024
Xem ngày 16/6/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 16/6/2024 là ngày tốt nên làm các việc như cưới hỏi, khởi công, xây dựng, xuất hành, ký hợp đồng,

Chu Thanh Huyền thái độ dửng dưng, thản nhiên làm 1 điều giữa ồn ào "đạo nhái"

Netizen

12:02:00 16/06/2024
Bà xã Quang Hải - hot girl Chu Thanh Huyền đang vướng vào hàng loạt drama, khi mới đây cô bị tố sử dụng hình ảnh đạo nhái để bán hàng. Giữa bão thị phi, thái độ của người đẹp nhận về nhiều sự quan tâm, khi khá dửng dưng, mặc kệ sự đời.

Bạn trẻ xếp hàng trước 11 tiếng để xem concert của Tempest

Nhạc quốc tế

11:17:08 16/06/2024
Dù concert của Tempest bắt đầu lúc 19h nhưng ngay từ sớm đã có rất đông bạn trẻ xếp hàng check-in chờ gặp thần tượng.

Da ngăm nên tránh mặc màu gì?

Thời trang

11:03:36 16/06/2024
Đối với phụ nữ sở hữu làn da ngăm, việc lựa chọn màu sắc trang phục phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tôn lên vẻ đẹp rạng rỡ và tự tin.