Các loại quả tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Trái cây tốt cho tất cả chúng ta, nhưng phải lựa chọn những loại phù hợp nếu mắc bệnh tiểu đường, bởi một số loại trái cây có thể làm tăng lượng đường huyết.
Táo tốt cho bệnh nhân mắc tiểu đường vì GI thấp. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Về cơ bản, bệnh nhân tiểu đường nên ăn các loại trái cây có chỉ số glycemic (GI) thấp hơn 55. Điều này không có nghĩa là bệnh nhân nên tránh xa các loại quả ngọt, mà vẫn có thể dùng một số loại trái cây có GI thấp.
Dưới đây là các loại trái cây tốt cho bệnh nhân tiểu đường do có chỉ số GI thấp, theo boldsky.
Các loại quả mọng có chỉ số GI thấp, bệnh nhân tiểu đường có thể chọn quả việt quất hoặc dâu tây. Quả mọng giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin. Trong thực tế, nghiên cứu cho thấy dâu tây có tác dụng thuận lợi cho đường huyết của bệnh nhân mắc tiểu đường loại I và II.
Anh đào chua
Video đang HOT
Anh đào chua có GI thấp và chúng giúp chống viêm cực mạnh nên là loại quả thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Táo
Theo nghiên cứu, ăn táo làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ăn một quả táo giữa các bữa ăn sẽ giữ cho bạn no và ngăn ngừa ăn quá nhiều. Một quả táo cỡ trung bình có chứa 77 calo. Ăn táo với cả vỏ tốt hơn (tất nhiên là phải rửa thật sạch) vì nó có rất nhiều chất dinh dưỡng.
Cam
Ăn cam chứa đủ lượng vitamin C cần trong ngày. Cam cũng rất giàu kali và folate, và chúng có thể giúp ổn định lượng đường huyết. Ngoài cam, nho cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Lê
Lê chắc chắn phải là một phần của chế độ ăn uống cho người mắc bệnh tiểu đường. Chúng giàu chất dinh dưỡng và vitamin K. Và đừng bỏ vỏ lê khi ăn vì vỏ lê chứa chất xơ.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Những biểu hiện của bệnh tiểu đường ít người biết
Bệnh tiểu đường, còn gọi là đái tháo đường, được phân loại là một nhóm rối loạn chuyển hóa đường trong máu, nơi nồng độ glucose máu hay đường huyết cao hơn bình thường.
Hơi thở hôi cũng là một biểu hiện ít biết của bệnh tiểu đường. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Mức đường huyết ở người đái tháo đường có thể tăng khi insulin được sản xuất trong cơ thể rất thấp hoặc vì các tế bào của cơ thể không đáp ứng tốt với insulin được sản xuất. Một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường là đi tiểu thường xuyên, đói, mệt mỏi, giảm cân hoặc tăng cân, chậm lành vết thương, buồn nôn, nhức đầu...
Tuy nhiên, ngoài các triệu chứng trên còn một vài biểu hiện khác của bệnh tiểu đường mà ít người nhận biết. Dưới đây là những biểu hiện giúp chúng ta nhận biết bệnh sớm, theo boldsky.
Nhược điểm trên da. Biểu hiện da bất thường chẳng hạn như đốm đen. Nhược điểm và các nếp nhăn trên da là do insulin trong máu. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy màu da bất thường, có thể kiểm tra bệnh tiểu đường.
Khả năng thính giác giảm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các mạch máu và dây thần kinh thính giác, do đó ảnh hưởng đến khả năng nghe.
Mất tầm nhìn đột ngột. Lượng đường trong máu cao có thể tạo ra những thay đổi tạm thời ở các cấp độ chất lỏng cơ thể, bao gồm cả chất lỏng ở mắt, làm cho người bệnh đột ngột không nhìn thấy.
Ngứa ngáy liên tục. Một số người bị bệnh tiểu đường có xu hướng trải nghiệm ngứa khắp cơ thể, đặc biệt là trên bàn tay và bàn chân, do bệnh tiểu đường có thể dẫn đến lưu thông máu kém và làm cho da khô!
Cảm giác ngứa ran. Nếu bạn đang trải qua một cảm giác ngứa ran hoặc tê ở một số bộ phận của cơ thể , đó là lúc bạn nên làm xét nghiệm bệnh tiểu đường.
Liên tục nhiễm bệnh. Giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường có xu hướng dễ bị nhiễm khuẩn và vi rút do hệ miễn dịch yếu và dễ bị bệnh hơn.
Hơi thở hôi. Nếu bạn nhận thấy rằng có hơi thở hôi, ngay cả khi bạn kỹ càng trong chăm sóc sức khỏe răng miệng, nó có thể do mức độ đường trong máu tăng lên.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Người bệnh tim nên ăn và kiêng gì Người mắc bệnh tim nên ăn ít muối, tránh thức ăn chế biến sẵn, tăng cường thực phẩm giàu kali như chuối, cam, lê, mận chín; ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc. Ảnh minh họa: News. Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, các nhà khoa học đã chứng minh chế độ ăn hợp lý sẽ giúp làm giảm...