Cà dái dê non gây nhức mỏi
Nên ăn cà dái dê nướng nhưng đừng rưới thêm dầu mỡ.
Có lẽ vì hình dáng giống tinh hoàn của con dê đực nên cà tím (hoặc có thêm màu xanh tím) được gọi là cà dái dê. Đây là loại quả thân thuộc với dân quê VN và cũng xuất hiện khá nhiều trong món lẩu mắm. Ở các đô thị như TPHCM, bây giờ còn xuất hiện nhiều điểm bán cà dái dê nướng sẵn, rất được các bà, các cô ưa thích.
Thịt cà dái dê xốp nên có người tưởng nó chả có tích sự gì về dinh dưỡng. Các nhà khoa học đã phân tích và thấy đúng là nó chứa rất ít vitamin nhưng cứ 100 g sẽ có 92% nước; 5,5% glucid; 1,3% protein; 220 mg kali; 15 mg phốt-pho; một ít magiê, canxi, lưu huỳnh, sắt, mangan, kẽm. Ruột quả nhiều chất nhầy, vỏ có violantine là một chất chống ôxy hóa. Như vậy thì cà dái dê cũng không đến nỗi quá nghèo dinh dưỡng.
Trong dân gian, có người bảo ăn cà dái dê sẽ bị nhức mỏi. Điều này đúng nhưng theo phân tích của các nhà dược học thì chỉ chính xác với trường hợp ăn quả cà xanh non vì lúc bấy giờ nó chứa nhiều solanin là một trong những chất tự nhiên bảo vệ cây và có tính gây mê. Quả cà càng già thì lượng solanin càng giảm. Khi nướng, cà dái dê có mùi thơm hấp dẫn chính là do có chất solanin.
Video đang HOT
Đông y ghi nhận cà dái dê có tính mát gan, thông tiểu, thông mật, nhuận tràng và điều hòa tiêu hóa. Trong ẩm thực của người VN, cà dái dê được chế biến thành các món nướng, xào mỡ, xào thịt… Nhiều người thấy ruột cà dái dê sau khi chế biến thì nhão, ướt nên nghĩ nó có chất dầu, mỡ, thật ra là không hề.
Cà dái dê có khả năng sinh nhiệt thấp kèm với chất xơ và chất nhầy nên sẽ là thực phẩm tốt cho người muốn giảm cân, cao huyết áp, tiểu đường. Các thầy thuốc cũng khuyên nên ăn cà dái dê nướng nhưng đừng rưới thêm dầu mỡ và cũng không nên ăn món cà dái dê xào mỡ. Khi chế biến, nên để nguyên cả vỏ để không lãng phí chất villantine.
Theo Lê Sơn
NLD
Thuốc táo bón: Hãy thận trọng khi dùng!
Những lý do sau đủ để bạn phải thật cẩn trọng khi lựa chọn thuốc táo bón cho con và cho những thành viên khác trong gia đình.
Có nhiều nguyên nhân gây táo bón, nhưng các triệu chứng của táo bón đều giống nhau: nước giữ lại trong lòng ruột ít, làm cho phân khô, cứng. Nhu động của ruột già giảm, khó tống phân ra. Khi đi ngoài phải rặn, đau, thậm chí bị rách hậu môn, chảy máu. Số lần đi ngoài ít (có khi phải vài ba ngày hoặc hơn), phân tụ lại ở ruột lâu, làm tái nhiễm khuẩn...
Đối với trẻ em cần hạn chế dùng thuốc: Trước hết cần phải xem xét chế độ ăn của trẻ trước khi dùng thuốc. Bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện (độ acid thấp, chưa đủ enzym, nhu động kém...) chỉ thích hợp một số loại thức ăn với lượng nhất định và tùy theo tuổi. Nếu cho ăn không đúng sẽ gây rối loạn (đầy bụng, tiêu chảy, táo bón). Chỉ khi điều chỉnh chế độ ăn mà không hiệu quả mới dùng thuốc. Có thể dùng một số thuốc nhất định (mang tính hỗ trợ và dùng trong thời gian ngắn). Các thuốc có thể dùng:
- Dùng thuốc chủ yếu có tính nhuận tràng: Có thể dùng thảo dược như đại hoàng, thảo quyết minh. Cách dùng đại hoàng: sao vàng, giã thành bột vừa. Hãm bằng nước sôi, để nguội, rồi uống. Lúc đầu dùng 0,5g. Nếu chưa đạt, tăng dần liều đến khi đạt hiệu quả. Giữ nguyên liều ấy trong 7 - 10 ngày. Có thể phối hợp đại hoàng với thảo quyết minh tươi (mỗi thứ 50%) hãm như trên. Chất gây nhuận anthraquinon có trong các thảo dược này dễ bay hơi ở nhiệt độ cao. Vì vậy, không sao quá lửa (quá vàng, cháy) làm mất tác dụng. Nên dùng loại sao, cắt lát sẵn ở hiệu thuốc Đông Y.
- Dùng loại thuốc làm tăng thể tích phân: Dùng agar- agar. Cho chúng vào nước sạch (lượng nước sạch gấp 10-20 lần lượng agar), đun chín. Cho trẻ ăn loại thạch chín này.
- Dùng loại chất hữu cơ giữ nước trong lòng ruột có tác dụng êm dịu. Liều dùng cho trẻ em bằng 1/3 liều người lớn: forlat, sorbitol, lactiol... Không dùng trong các chứng ruột kết, tắc ruột, đau bụng chưa rõ nguyên nhân.
- Dùng loại thuốc thụt làm trơn trực tràng: gycerol (rectiofar). Không dùng nhiều, kéo dài vì có thể gây kích ứng.
Không được hoặc không nên dùng các thuốc sau cho trẻ em: docusate, bisacodyl (vì thuốc có tính tẩy mạnh, làm mất nước, gây suy kiệt, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi), magiesulfat, natrisulfat: (dùng liều thấp có tính nhuận, tuy nhiên trong quá trình bảo quản, thuốc thường chuyển sang dạng khan có tác dụng mạnh gấp đôi loại ngậm nước nên khó điều chỉnh liều, dễ gây hại), boldolaxin, boldoflorin (chỉ dùng cho người lớn), dầu paraphin (do tính chất thuốc có mùi khó chịu, đặc nên trẻ khó uống), trimebutin maleat (có thể làm cho trẻ bị lệ thuộc vào thuốc, không chủ động phát huy chức năng tiêu hóa. Nếu cần, thầy thuốc có thể cho dùng hỗ trợ, liều vừa đủ, trong thời gian ngắn).
Thận trọng dùng cho người già: Ở người cao tuổi, chức năng tiêu hóa suy giảm (độ acid thấp, enzym tiêu hóa, nhu động ruột giảm) nên cần dùng thức ăn mềm, nấu kỹ, cân đối chất (đạm - protit - glucid - rau quả). Trong mỗi loại nên chọn lựa thích hợp (ví dụ ăn đạm thực vật, ăn cá nhiều hơn thịt, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước...). Khi táo bón, có thể dùng thuốc hỗ trợ nhưng vừa phải. Tránh dùng thuốc có tính tăng nhu động mạnh, gây tẩy mạnh, làm mất nhiều nước, dễ dẫn đến suy kiệt. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết vẫn có thể dùng loại mạnh, nhưng chỉ dùng liều vừa đủ, trong thời gian ngắn theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Những bộ phim làm nóng rạp chiếu Nhật trong tháng 4 Điện ảnh Nhật Bản trong tháng 4 này hứa hẹn một không khí vô cùng sôi động khi mà rất nhiều dự án điện ảnh thú vị sẽ ra mắt khán giả. Thú vị thay, cả bốn tác phẩm đình đám của tháng tới đây đều cộp một mác chung: phim chuyển thể. Looking up at the Half-Moon Phiên bản điện ảnh của...