Bún mọc dọc mùng đậm đà hương vị Hà thành
Món bún dọc mùng với nước dùng ngọt thanh kết hợp với miếng đuôi, miếng lưỡi giòn sần sật, viên mọc chắc, thơm dậy mùi nấm hương và hạt tiêu.
Bún dọc mùng là một món ăn ngon của Hà Nội. Món bún được nấu từ những nguyên liệu dễ tìm, cách nấu đơn giản, chỉ cần vài lưu ý là bạn có được món ăn ngon lành, đổi vị cho cả gia đình. Bún dọc mùng thường được kết hợp với thịt chân giò, móng, sườn và mọc. Tuy nhiên bạn cũng có thể kết hợp với lưỡi và đuôi heo để đem đến sự mới lạ cho món ăn.
Nguyên liệu:
- 300 gr đuôi heo
- 300 gr lưỡi heo
- 200 gr giò sống
- 100 gr thịt heo xay
- 1 kg bún tươi
- 1 bó dọc mùng
- 1 tai mộc nhĩ khô, 4 cánh nấm hương
- 2 quả cà chua
Video đang HOT
- Rau thơm: hành lá, mùi tàu, húng láng
- Gia vị: muối, tiêu, bột ngột, bột nghệ
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên, bạn rửa thật sạch lưỡi heo với nước. Sau đó, xát muối lên bóp kỹ trong khoảng 3 phút. Đun một nồi nước sôi, cho lưỡi heo vào chần khoảng 5 phút và dùng dao loại bỏ các màng trắng ngoài lưỡi. Tiếp theo dùng 2 muỗng canh giấm và 1 muỗng canh muối hòa chung với nước và rửa lại lưỡi heo 1 lần nữa để loại bỏ hết nhớt cũng như mùi hôi của lưỡi heo.
- Đuôi heo cạo thật sạch lông, bóp với dấm và muối rồi xả lại thật sạch. Chặt thành từng khúc dày cỡ 3 cm
- Dọc mùng tước vỏ, rửa sạch sau đó thái xéo miếng, cho vào âu, thêm 1 thìa canh muối trộn đều rồi để ngâm khoảng 15 phút cho dọc mùng chảy nước. Tiếp tục rửa kỹ dọc mùng cho hết mặn, sau đó vắt kiệt nước. Lặp lại vài lần để dọc mùng được giòn dai và không ngứa.
- Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, rửa sạch, thái nhỏ
- Cà chua bổ múi cau
- Hành lá, phần lá thái nhỏ. Phần củ trắng 1/2 đập dập băm nhuyễn. 1/2 chẻ mỏng.
- Rau mùi tàu, húng láng thái nhỏ
- Hành khô 1/2 nướng cháy lớp vỏ ngoài cho thơm, 1/2 thái mỏng
Bước 2: Chế biến
- Đun 1 nồi nước sôi cho đuôi heo và lưỡi vào trụng sơ cho nổi hết bọt bẩn, vớt ra rửa xả lại thật sạch. Cho nước vào ngập, bắc lên bếp, thả 2 củ hành khô đã nướng đập dập, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê bột nghệ. Đun cho sôi bùng lên 5-7 phút, sau đó hạ lửa vừa đun thêm tầm 20 phút. Khi lưỡi và đuôi heo chín heo chín, bạn vớt ra thả ngay vào bát nước đá cho được giòn và trắng. Sau đó thái lưỡi thành từng miếng mỏng vừa ăn.
- Cho 1 thìa canh dầu ăn vào chảo, cho hành tím thái mỏng vào phi thơm, cho cà chua vào xào cho ra màu. Chế vào nước dùng rồi đun sôi
- Chuẩn 1 một cái âu, cho 100 gr thịt heo xay, 200 gr giò sống, nấm hương, mộc nhĩ thải nhỏ, phần đầu hành trắng băm nhuyễn, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu trộn đều. Sau đó cùng thìa nhỏ hoặc tay vo thành từng viên vừa văn, thả vào nồi nước dùng. Khi mọc nổi lên, đun thêm vài phút là mọc chín.
- Thêm dọc mùng vào nồi nước dùng. Nêm gia vị cho vừa miệng.
Bước 3: Thưởng thức
- Khi ăn, trụng bún qua nước sôi rồi bỏ vào bát tô, xếp lưỡi, đuôi, mọc dọc mùng ra bát. Thả thêm hành, rau thơm, một chút tiêu. Múc nước dùng đang sôi đổ vào bát. Vậy là bạn đã có một bát bún dọc mùng đuôi mọc lưỡi thơm ngon.
Thành phẩm:
Món bún dọc mùng với nước dùng ngọt thanh kết hợp với miếng đuôi, miếng lưỡi giòn sần sật, viên mọc chắc, thơm dậy mùi nấm hương và hạt tiêu ăn kèm dọc mùng tròn vị. Đây là món vừa dễ nấu lại vừa dễ ăn, người lớn và trẻ nhỏ đều thích.
Cháo cá ám - Món ngon tinh tế của người Hà thành
Chẳng biết từ đâu và nguyên cớ gì mà các cụ ngày xưa lại đặt cho món ăn này là "cháo cá ám". Thoạt nghe chắc ai cũng tưởng "ám" là tên của loại cá, nguyên liệu chính để làm nên món cháo nổi danh một thời này nhưng sự thực hoàn toàn không phải vậy.
Cháo cá ám là một thứ cháo "khó tính". Để làm nên thứ hương vị Hà thành riêng, đặc biệt mang tên cháo ám, phải tìm những con cá tự nhiên loại tám lạng trở lên, thịt trắng mềm, tươi rói, vẫn còn đang quẫy cựa đành đạch. Đầu bảng phải kể đến cá quả, kế đến là cá chép, cá trắm, cá vược...
Bên cạnh cá, thứ không thể và không được phép thiếu là rau cần và rau cải cúc. Chỉ mùa rét mới có rau cần và cải cúc. Càng rét chúng càng ngon. Ngoài ra còn có hành củ, thìa là, gừng...
Cá làm sạch, mổ để nguyên con, giữ lại bộ ruột, ướp chút muối tiêu.
Thịt ba chỉ luộc chín, chú ý hớt bọt cho nước trong, để nguội, thái miếng nhỏ vừa miệng rồi xếp ra đĩa riêng.
Lấy nước luộc thịt luộc cá. Chú ý nước luộc phải ngập cá. Cá chín vớt khéo ra đĩa. Sau đó chần qua hành củ, cải cúc, rau cần... rồi bày ra đĩa.
Cho gạo nếp, gạo tẻ đã vo kỹ vào nồi nước đó nấu cháo. Cháo nấu thật loãng, hạt gạo bung như hoa. Nếu nấu sánh đặc ăn sẽ mất đi cái sự thanh thú của cháo ám. Cháo chín nêm mắm, muối. Cho cá nhúng qua vào nồi cháo cho nóng, bày ra đĩa.
Cho cháo vào nồi lẩu để thật nhỏ lửa. Nếu không có nồi lẩu thì múc cháo vào âu sứ dày cho nóng lâu.
Khi ăn cháo cá ám, gắp vào bát một miếng cá mềm mại trắng ngần, một lát thịt ba chỉ luộc chín tới, một nhánh cải cúc, rau cần, hành củ đã chần và một nhánh thìa là cùng dúm gừng thơm thơm thái sợi. Rưới một chút nước chấm hoặc một chút mắm tôm vào rồi múc cháo, từ từ thưởng thức để cảm nhận được vị thanh mát, ngọt ngào, thơm thảo, cay cay nơi đầu lưỡi.
Nếu cháo cá quả chỉ là món ăn sáng, ăn đêm, như ăn bữa phụ, thì cháo cá ám hẳn hoi là một món nhắm rượu, là món ăn để anh em bầu bạn vừa ăn uống, vừa trò chuyện, ngâm nga.
Món ăn tao nhã này bây giờ ít gia đình còn nấu vì nhiều lý do. Nhắc đến cháo cá ám, chắc vì ngon quá mà nhiều người Hà Nội không dứt ra được khỏi ký ức, đến nỗi trở thành... ám ảnh.
Chả cá Lã Vọng: Tinh hoa của ẩm thực Hà Thành Ẩm thực Hà Thành cũng giống hệt con người nơi đây vậy: thanh tao và tinh tế. Và nếu bạn đã trót lỡ yêu nét ẩm thực của Hà Nội thì đừng bỏ qua chả cá Lã Vọng, món ăn chứa đựng tinh hoa của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Chả cá Lã Vọng ra đời từ những năm 1871 do gia...