Bổ sung vitamin đúng cách
Vitamin là dưỡng chất cần thiết trong cơ thể. Tuy nhiên, uống vitamin cần tuân thủ theo một số nguyên tắc để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
Ảnh minh họa
Vitamin được chia thành 2 loại bao gồm: Vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo. Các vitamin này được đưa vào cơ thể bằng việc tiêu thụ các thực phẩm tự nhiên hoặc các sản phẩm chức năng nhằm bổ sung vitamin.
Tuy nhiên, việc bổ sung thừa vitamin, đặc biệt là từ dược phẩm bổ sung vitamin có thể gây ra những hậu quả khó lường.
Làm thế nào để bổ sung vitamin một cách an toàn?
Cách tốt nhất để có được các chất dinh dưỡng bạn cần là thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều người cần bổ sung vitamin vì nhiều lý do. Tuổi tác, rối loạn di truyền, điều kiện y tế và chế độ ăn uống là tất cả các yếu tố có thể làm tăng nhu cầu về một số chất dinh dưỡng.
May mắn thay, vitamin thường an toàn miễn là chúng được sử dụng một cách có trách nhiệm. Biểu đồ sau đây phác thảo cả lượng khuyến nghị (RDI) và mức dung nạp tối đa trong một ngày (UL) cho các vitamin tan trong chất béo và tan trong nước.
Video đang HOT
Bảng phác thảo lượng vitamin được khuyến nghị (RDI) và mức dung nạp tối đa trong một ngày (UL).
Do độc tính tiềm ẩn, không nên tiêu thụ nhiều hơn mức dung nạp tối đa đối với các chất dinh dưỡng được liệt kê ở trên.
Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng nhiều hơn UL đối với một số chất dinh dưỡng nhất định để khắc phục sự thiếu hụt. Ví dụ, thiếu hụt vitamin D thường được điều trị bằng cách tiêm hoặc bổ sung vitamin D liều cao cung cấp hơn 50.000 IU vitamin D, nhiều hơn nhiều so với UL.
Mặc dù hầu hết các chai bổ sung đều cung cấp các khuyến nghị về lượng vitamin cần bổ sung mỗi ngày, nhu cầu có thể khác nhau ở mỗi người. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến liều lượng vitamin, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế.
Điểm mấu chốt
Mặc dù chất bổ sung vitamin được nhiều người tiêu thụ hàng ngày một cách an toàn, nhưng có thể dùng liều lượng quá cao dẫn đến các tác dụng phụ bất lợi.
Dùng quá liều một số loại vitamin có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và trong một số trường hợp hiếm hoi, thậm chí tử vong.
Vì những lý do này, điều quan trọng là sử dụng vitamin một cách có trách nhiệm và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế đáng tin cậy nếu bạn có thắc mắc về liều lượng thích hợp.
Không nên lạm dụng các sản phẩm vitamin khi giao mùa
Với suy nghĩ thời tiết chuyển mùa cơ thể cần bổ sung nhiều loại vitamin để nâng cao sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của virus, do vậy nhiều người đã lạm dụng các sản phẩm này.
Những ngày này trong tủ thuốc của nhiều gia đình xuất hiện nhiều loại vitamin từ riêng lẻ đến các loại vitamin tổng hợp. Cá biệt, có những người ngoài bổ sung vitamin dạng uống còn bổ sung thêm dạng tiêm, truyền nhằm nâng cao sức đề kháng khi giao mùa.
Dù các loại vitamin và khoáng chất, vi chất dinh dưỡng rất cần thiết với sức khoẻ con người. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo, với các đối tượng khác nhau, nhu cầu sử dụng và liều lượng khác nhau, do vậy mỗi người không nên có tâm lý uống càng nhiều càng tốt hay không "bổ ngang cũng bổ dọc".
Về thói quen lạm dụng vitamin C của người dân, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, trong chế độ ăn hàng ngày có rau xanh và hoa quả đã có thể đủ bổ sung lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Do đó, nếu muốn bổ sung vitamin C liều cao người dân cần tham khảo ý kiến bác sỹ để sử dụng đúng liều lượng.
"Vitamin C tuy ít tích lũy nhưng dùng liều cao dài ngày có thể tạo sỏi thận oxalat, sỏi thận urat hoặc bệnh gút do thải nhiều urat, giảm độ bền hồng cầu. Liều lượng dùng vitamin C được khuyến cáo từ 0,2 - 0,5g/ngày, không nên uống quá 1g/ngày", bác sĩ Dũng khuyến cáo.
Vitamin C nếu bị lạm dụng thông qua con đường tiêm tĩnh mạch với liều cao thường xuyên có thể gây ra những tác hại nguy hiểm như sỏi thận, làm toan máu, tiêu chảy hay viêm loét đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu, giảm sức bền hồng cầu, giảm thời gian đông máu.
Cùng với vitamin A C, vitamin D có vai trò rất lớn với sức khoẻ con người song nếu lạm dụng vitamin D bằng cách uống liều cao mà không theo chỉ định của bác sĩ, chuyên gia y dinh dưỡng sẽ gây ra ngộ độc cho cơ thể, làm tăng hàm lượng canxi trong máu, phát sinh hiện tượng buồn nôn, giảm cân, mệt mỏi, suy thận đọng canxi ở thận, dẫn tới tử vong.
Ở trẻ em thừa vitamin D gây chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm. Người lớn dùng quá liều lâu ngày cũng bị chán ăn, tiêu chảy. Phụ nữ có thai dùng quá thừa vitamin D sẽ bị vôi hóa nhau thai.
Với bệnh tiểu đường, các chuyên gia của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho rằng, mỗi người cần lưu ý khi sử dụng vitamin B3. Nhu cầu vitamin B3 hàng ngày của người trưởng thành là từ 15 - 18mg. Nhưng với người bệnh đái tháo đường, nếu dùng vitamin B3 hàng ngày gây tăng cường phân giải glycogen nên làm tăng đường huyết, ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân.
Về tác dụng của vitamin A với sức khoẻ con người, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng cho hay, vitamin A có tác dụng trong tạo sắc tố thị giác, tạo da, niêm mạc, tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn. Nhưng khi thừa vitamin A do uống dầu cá hay các chế phẩm đa vitamin và khoáng chất, hay gặp ở trẻ nhỏ do bố mẹ ép uống có thể gây phồng thóp, co giật, tăng áp lực nội sọ.
Ngay cả người lớn và trẻ lớn khi dùng quá nhiều vitamin A cũng gây nên khô da, nứt môi, viêm răng lợi, đau khớp, đau xương, rụng lông tóc...; phụ nữ đang mang thai nếu lạm dụng cũng có thể khiến thai nhi gặp khuyết tật khi sinh.
Với những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến nếu dùng vitamin A quá liều thì chất retinoids có trong vitamin A sau khi vào cơ thể sẽ lưu lại trong gan sản xuất độc tố trong cơ thể gây ra chứng viêm kết mạc, rụng tóc, lão hóa da.
Còn những người bị loãng xương, nếu uống vitamin A quá liều thì phốt pho trong máu tăng cao, dễ dẫn đến việc mất canxi xương, tăng nguy cơ loãng xương. Một nghiên cứu về bệnh loét dạ dày cho hay nếu khi bệnh nhân uống thuốc điều trị có bổ sung thêm vitamin A thì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.
Có thể thấy vitamin là những vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin phải được chỉ định, tư vấn từ bác sỹ trên cơ sở tình hình sức khỏe của mỗi người, không phải ai cũng giống nhau. Tránh bổ sung vitamin tùy tiện vì vitamin là "con dao hai lưỡi", bổ sung dư thừa đều có thể gây ngộ độc hoặc gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe con người.
Những vitamin sẵn có tốt cho da Bổ sung vitamin và luôn sử dụng kem chống nắng, tẩy trang để da được thoáng sạch là những nguyên tắc cơ bản nhất giúp duy trì vùng da mặt khỏe, trẻ. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng giúp sản xuất vitamin D cho làn da thêm khỏe mạnh - ẢNH: SHUTTERSTOCK Các vitamin tốt cho da Theo...