Bộ NN&PTNT: Quyết liệt phòng chống cúm gia cầm trước nguy cơ bùng phát dịch lớn
Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương rà soát, tổ chức tiêm vắc-xin CGC phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỉ lệ trên 80% tổng đàn có nguy cơ.
Bộ NN&PTNT vừa có Chỉ thị số 8974/CT-BNN-TY về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống cúm gia cầm ở động vật trong bối cảnh tình hình dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) trên động vật và trên người trong năm 2024 đang có nhiều diễn biến phức tạp.
Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (WOAH/OIE), từ đầu năm 2024 đến nay, trên toàn thế giới đã xảy ra 544 ổ dịch CGC với tổng số gia cầm mắc bệnh hơn 39 triệu con, số gia cầm chế.t, hủy hơn 33,6 triệu con.
Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương rà soát, tổ chức tiêm vắc-xin CGC phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỉ lệ trên 80% tổng đàn có nguy cơ.
Tại Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, đã xảy ra 14 ổ dịch CGC A/H5N1 tại 9 tỉnh, làm gần 100 nghìn con gia cầm mắc bệnh, bị chế.t và bị tiêu hủy (tăng 2,64 lần so với cùng kỳ năm 2023), có 02 ổ dịch CGC A/H5N1 trên động vật hoang dã (hổ, báo) nuôi nhốt tại các tỉnh Long An và Đồng Nai.
Tình hình dịch bệnh CGC trên người trong năm 2024 gia tăng, cụ thể: Theo cáo cáo của ngành y tế đã có 1 người bị nhiễm và chế.t do cúm A/H5N1 và 1 người nghi bị nhiễm cúm A/H5; ngoài ra cũng đã phát hiện 1 người mắc CGC A/H9N2 và 01 người mắc cúm lợn chủng H1N1. Nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trên gia cầm, lây sang các loài động vật mẫn cảm và người ở nước ta trong thời gian tới, đặc biệt là giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Ất Tỵ là cao.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh CGC, hạn chế thấp nhất virus CGC lây nhiễm và gây t.ử von.g cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi, Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền các cấp triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh CGC theo quy định; trong đó chú trọng thực hiện những nội dung sau:
Đối với địa phương có ổ dịch CGC chưa qua 21 ngày, cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; tổ chức thực hiện điều tra dịch tễ đối với trường hợp gia cầm dương tính với vi-rút CGC A/H5 và thực hiện xử lý ổ dịch CGC theo quy định; triển khai vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường tại các khu vực phát hiện gia cầm dương tính với virus CGC A/H5.
Đối với địa phương có ổ dịch CGC chưa qua 21 ngày, cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan diện rộng
Rà soát, tổ chức tiêm vắc-xin CGC phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỉ lệ trên 80% tổng đàn có nguy cơ. Tổ chức giám sát chủ động virus CGC trên gia cầm; tăng cường giám sát, phát hiện sớm mầm bệnh, không để dịch bệnh lây lan trên nhiều loài động vật, lây lan sang con người. Tăng cường kiểm tra việc bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm tại các cơ sở sơ chế, chế biến, tiêu thụ, kinh doanh, vận chuyển động vật.
Video đang HOT
Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch vận chuyển động vật trong đó có động vật hoang dã, sản phẩm động vật vận chuyển trên địa bàn tỉnh theo quy định. Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi đảm bảo vệ sinh phòng bệnh; thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất để tiê.u diệ.t mầm bệnh; tiêm phòng đầy đủ vacxin phòng bệnh CGC cho đàn gia cầm.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân về việc chủ động giám sát gia cầm bị bệnh, nghi bị bệnh. Tuyệt đối không buôn bán, giế.t mổ, tiêu thụ gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác gia cầm, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh. Người dân không tham gia vào hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm…
Bố trí nguồn lực triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2025 của địa phương; xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh CGC.
Chỉ đạo lực lượng của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389 địa phương) quyết liệt ngăn chặn; đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam.
Nghiêm túc tuân thủ những biện pháp phòng bệnh khi tiếp xúc gần với gia cầm
Người dân và những người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giế.t mổ gia cần đeo khẩu trang, găng tay khi tiếp xúc gần với gia cầm và rửa tay sau đó nhằm phòng ngừa lây lan virus cúm gia cầm sang người.
Việt Nam đã phát hiện trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên. (Ảnh minh họa: Kim Há/TTXVN)
Ngày 6/4, Bộ Y tế thông tin thông tin về trường hợp mắc cúm A(H9) tại Tiề.n Giang. Đây là trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay.
Chuyên gia y tế khuyến cáo người dân và những người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giế.t mổ gia cần nghiêm túc tuân thủ những biện pháp phòng bệnh thường quy khi tiếp xúc gần với gia cầm, khi đến khu vực nguy cơ cao như chợ hoặc khu vực bán gia cầm, động vật sống.
Người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh
Về ca bệnh cúm A(H9) trên người đầu tiên của nước ta, theo kết quả điều tra dịch tễ, nơi bệnh nhân sinh sống thuộc khu chợ buôn bán gia cầm. Trước cửa nhà bệnh nhân có buôn bán gia cầm; xung quanh khu vực nơi gia đình sinh sống chưa ghi nhận gia cầm ốm, chế.t.
Hiện, các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe, đến nay chưa phát hiện triệu chứng viêm đường hô hấp, chưa ghi nhận ổ dịch viêm đường hô hấp trong cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống.
Các đơn vị chức năng đang tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định phân nhóm.
Tiến sỹ Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đán.h giá, việc không phát hiện ổ dịch H9 trên gia cầm khiến công tác giám sát dịch tễ, nhận diện và khoanh vùng ổ dịch gặp khó khăn.
Điều này có thể ảnh hưởng tới việc triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Mặt khác, người dân và người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giế.t mổ gia cầm có thể chủ quan cho rằng gia cầm khỏe mạnh nên không áp dụng các biện pháp dự phòng thường quy như đeo khẩu trang, găng tay, rửa tay... khi tiếp xúc gần. Từ đó làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Vì vậy, Tiến sỹ Nguyến Lương Tâm khuyến cáo: Người dân và những người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giế.t mổ gia cần nghiêm túc tuân thủ những biện pháp phòng bệnh thường quy khi tiếp xúc gần với gia cầm, khi đến những khu vực nguy cơ cao như chợ hoặc khu vực bán gia cầm và động vật sống.
Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người
Theo ghi nhận của y văn thế giới, các chủng cúm gia cầm có kháng nguyên H5, H7 và H9 có thể lây sang người. Trong đó, chủng H5 có độc lực cao, thường gây ổ dịch lớn và làm chế.t gia cầm hàng loạt, gây triệu chứng nặng và tỉ lệ t.ử von.g rất cao khi lây nhiễm sang người.
Chủng H7 và H9 có độc lực thấp, thường gây bệnh nhẹ, hiếm khi gây chế.t hàng loạt cho gia cầm. Kết hợp với các chủng này là các phân tuýp kháng nguyên N từ 1 đến 9.
"Sự kết hợp, tái tổ hợp kháng nguyên H và N có thể tạo ra nhiều loại cúm gia cầm lây nhiễm sang người. Hiện tại trên thế giới, ở một số nước, virus cúm gia cầm còn được ghi nhận trên động vật là H5N1, H5N6, H5N8, H7N9, H9N2," Phó Cục trưởng Nguyễn Lương Tâm thông tin.
Tiêm phòng cho gia cầm. (Ảnh: Hồng Thái/TTXVN)
Rất nhiều chủng virus cúm lây lan sang người, nhưng chủ yếu vẫn là H5N1, H7N9 và H9N2. Gần đây, trên thế giới gia tăng các ca nhiễm cúm gia cầm H9N2.
Từ năm 2015 đến nay, ở khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận 98 trường hợp mắc cúm A/H9N2 (bao gồm 2 trường hợp t.ử von.g, cả 2 đều là bệnh nhân có bệnh nền), trong đó 96 trường hợp bệnh được ghi nhận ở Trung Quốc và 2 trường hợp ại Campuchia.
Hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H9N2 lây từ người sang người.
Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật diễn biến phức tạp, không chỉ có nhiều đợt bùng phát cúm trên gia cầm ở tất cả các khu vực mà còn ghi nhận sự lây truyền cho các loại động vật có vú ngày càng gia tăng.
Tại Mỹ, ghi nhận rải rác các trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 lây từ gia súc ở nhiều bang. Tại châu Á, tiếp tục ghi nhận các đợt bùng phát dịch cúm trên gia cầm gây ra bởi nhiều chủng virus cúm A như H5N1, H5N6, H5N8, H3N2, H9N2, H10N3...
Một số quốc gia giáp biên giới với Việt Nam tiếp tục ghi nhận các ca cúm gia cầm trên người, gồm H5N1 và H9N2.
Theo Bộ Y tế, hiện đang là giai đoạn chuyển mùa. Thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, gia tăng sự tương tác giữa các chủng virus cúm cùng với nguy cơ lây nhiễm sang các loài động vật có vú.
Bộ Y tế nhận định trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người.
Vì bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuố.c điều trị đặc hiệu, chưa có vaccine phòng bệnh, nên người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chế.t và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
Các công đoạn vận chuyển và giế.t mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy. (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN)
Người dân không giế.t mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, giế.t mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim. Khi phát hiện gia cầm ốm, chế.t, người dân tuyệt đối không được giế.t mổ, sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương, đơn vị thú y.
Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và giế.t mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy.
Chuyên gia khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm, khu vực buôn bán gia cầm sống; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ.
Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
WHO kêu gọi tăng cường giám sát phòng nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 Ngày 12/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1, đồng thời kêu gọi các quốc gia hành động khẩn cấp để tăng cường giám sát, chia sẻ thông tin và nghiên cứu nhằm ngăn chặn đại dịch tiềm ẩn. Gia cầm tại một trang trại ở...