Nguy cơ lây lan cúm A/H5N1 từ hổ sang người khá thấp
Việc hàng chục con hổ chết tại 2 vườn thú ở Đồng Nai và Long An do nhiễm cúm A/H5N1 mới đây đã khiến nhiều người lo ngại về việc lây nhiễm cúm này từ động vật sang người.
Trao đổi về vấn đề này, PGS-TS-BS Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa Y tế công cộng – Trường ĐH Y Dược TP HCM, cho rằng dù virus cúm A/H5N1 có khả năng gây bệnh ở các loài động vật có vú song việc lây nhiễm sang người là không dễ. Khả năng nhân bản của virus trong cơ thể động vật có vú bị suy yếu nên nguy cơ lây nhiễm trực tiếp sang người là rất thấp.
Lực lượng chức năng tiêu độc khử trùng khu vực hổ chết tại Khu Du lịch Vườn Xoài, tỉnh Đồng Nai .Ảnh: NGUYỄN TUẤN
Theo bác sĩ Dũng, cúm A/H5N1 là một loại virus gây bệnh chủ yếu cho các loài chim, bao gồm gia cầm như gà, vịt. Virus này dễ dàng lây lan giữa các cá thể trong những loài chim do có cấu trúc hemagglutinin giúp xâm nhập tế bào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, virus có thể đột biến khi xâm nhập tế bào các loài động vật có vú, như hổ, báo.
“Về việc hàng chục con hổ chết vì cúm A/H5N1, khả năng lây nhiễm sang người tại vườn thú là thấp, song vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cẩn thận. Cần cách ly các con hổ bị bệnh, vệ sinh và khử trùng khu vực chuồng trại, xử lý xác hổ đúng cách. Nhân viên vườn thú và du khách cần được trang bị đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang và hạn chế tiếp xúc các động vật nhiễm bệnh” – bác sĩ Dũng lưu ý.
Để ngăn chặn sự lây lan của virus cúm A/H5N1, cụ thể là trong môi trường vườn thú, việc tuân thủ các biện pháp an toàn sinh học là cần thiết. Cần tránh tiếp xúc với gia cầm hoặc động vật bị bệnh; thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên và nấu chín kỹ thực phẩm từ động vật. Nhân viên làm việc, tiếp xúc với động vật cần được bảo vệ bằng đồ bảo hộ chuyên dụng và tuân thủ các hướng dẫn từ cơ quan y tế.
Video đang HOT
“Dù nguy cơ lây lan cúm A/H5N1 từ hổ sang người là thấp song việc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp kiểm soát tình hình và bảo vệ sức khỏe cộng đồng” – bác sĩ Dũng khuyến cáo.
Không chủ quan với cúm mùa
Bệnh cúm thường nặng hơn cảm lạnh đơn thuần mặc dù bệnh cũng có thể nhẹ. Mức độ nghiêm trọng của bệnh từ các triệu chứng nhẹ đến viêm phổi nặng, viêm não và nhiễm trùng toàn thân, có thể đe dọa tính mạng.
Có thể đe doạ tính mạng
Thời tiết hiện nay đang chuyển mùa sang thu đông, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp lan rộng, đặc biệt là bệnh cúm.
Theo TS.BS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng Khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do virus cúm gây ra. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau đầu, sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ khớp và nói chung là cảm giác khó chịu.
Những biểu hiện nghiêm trọng này có thể là do bản thân virus cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn/virus khác xảy ra sau nhiễm cúm làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể. Bệnh nặng hơn thường gặp ở người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.
Tuy nhiên, nhiễm trùng nặng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào có thể trạng sức khỏe tốt. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm hàng năm.
Cũng theo bác sĩ, virus cúm có khả năng lây nhiễm ở mức độ trung bình, tức là một người nhiễm bệnh sẽ lây cho một hoặc hai người khác chưa có miễn dịch.
Virus cúm có hai cách lây truyền chính. Thứ nhất, qua những giọt bắn lớn, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi mà không che miệng và mũi của họ (khiến những người trong phạm vi 1m bị nhiễm bệnh). Đây là lý do tại sao điều quan trọng là khi họ ho hoặc hắt hơi cần che miệng và mũi (tốt nhất là bằng khăn giấy dùng một lần).
Các giọt nhỏ hơn ở dạng khí dung, có khả năng bay đi xa, lại ít có khả năng mang virus hơn, do đó thường chỉ những người gần gũi với người bị cúm mới có nguy cơ mắc bệnh.
Thứ hai, virus cúm có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với màng nhầy ở mũi, miệng và cổ họng - ví dụ như trên tay của những người bị bệnh chà xát mũi của họ. Đó là lý do tại sao vệ sinh tay và sử dụng khăn tay dùng một lần đúng cách rất quan trọng để phòng lây nhiễm.
Chủ động phòng tránh
Bác sĩ cũng khuyến cáo, để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình chống lại bệnh cúm, cần thực hiện các lưu ý sau:
Thường xuyên rửa tay để giảm nguy cơ tiếp xúc với virus cúm trong mùa cúm. Nó cũng bảo vệ chống lại một số bệnh nhiễm trùng khác.Đảm bảo vệ sinh đường hô hấp đúng cách: che miệng và mũi bằng khăn giấy dùng một lần khi ho hoặc hắt hơi, sau đó cuộn khăn giấy lại, vứt vào thùng rác có nắp đậy rồi rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.Ở nhà nếu không khỏe và bị sốt. Những người bị sốt và nhiễm trùng đường hô hấp nên được khuyên ở nhà. Những người bị nhiễm cúm rất dễ lây cho người khác trong giai đoạn đầu của bệnh.Tiêm phòng định kỳ hàng năm nếu được khuyến cáo. Vaccine ngừa cúm có khả năng bảo vệ tốt, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tiến triển nặng.
Bên cạnh đó, việc đeo khẩu trang cũng rất cần thiết để ngăn chặn nguy cơ lây lan của bệnh cúm:
Nên đeo khẩu trang ở những không gian công cộng có hạn chế thông khí, như cửa hàng, siêu thị và khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, cũng như ở môi trường ngoài trời đông đúc, không thể thực hiện giãn cách.
Khẩu trang y tế được đeo đúng cách hoàn toàn có thể hạn chế các giọt bắn lớn có thể chứa virus xâm nhập vào mũi, miệng. Khẩu trang chuyên dụng N95 chỉ sử dụng trong các cơ sở y tế khi thực hiện các thủ thuật tạo nhiều giọt bắn dạng khí dung như khi đặt ống nội khí quản.
Bệnh nhân cúm cũng cần đeo khẩu trang để hạn chế phát tán virus sang người khác.
Khẩu trang cần được thay khoảng hai lần một ngày và thay ngay nếu nó bị ướt nước. Lưu ý phải rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn tay trước và sau khi chạm vào khẩu trang. Đối với khẩu trang sử dụng một lần thì cần vứt vào thùng rác có nắp đậy sau mỗi lần sử dụng, không nên sử dụng lại.
Bệnh cúm ở người cao tuổi dễ chuyển nặng, phòng ngừa cách nào? Ở người cao tuổi, hệ miễn dịch suy giảm, khả năng thích nghi kém nên dễ bị nhiễm cúm. Nếu không được điều trị và chăm sóc dinh dưỡng tốt thì virus cúm có thể gây ra viêm đường hô hấp dưới, điển hình nhất là ho, viêm phổi, gây suy hô hấp. Người cao tuổi mắc cúm dễ chuyển nặng Cúm là...