Bộ GD-ĐT: Chỉ 2% thí sinh đạt 27 điểm trở lên, không thể nói đề thi dễ
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, số thí sinh đạt trên 27 điểm (chưa tính điểm cộng) có 20.000 em, chiếm khoảng 2%.
Điều này giống như lớp học có 50 học sinh, nhưng chỉ có 1 em đạt điểm 9-10. Do đó, không thể nói đề thi dễ.
Ảnh minh họa
Kỳ thi không chỉ để xét tốt nghiệp
Phát biểu tại Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, vừa qua, dư luận dấy lên ý kiến về việc đề thi tốt nghiệp THPT năm nay quá dễ, dẫn tới không có tính phân hóa; điểm thi cao, không phù hợp cho việc xét tuyển đại học.
Về vấn đề này, ông Sơn cho rằng, một kỳ thi để đạt được tốt nhất nhiều mục tiêu sẽ rất khó. Với kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả này không chỉ sử dụng để xét tốt nghiệp mà còn là để đánh giá chất lượng dạy và học ở các địa phương, từ đó có sự đối sánh, giúp các nhà trường và học sinh có cơ sở để phần đấu.
“Tôi biết rằng, có nhiều ý kiến nói “Không cần thiết phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT khi tỉ lệ trượt chỉ chiếm 2 – 3%”. Nhưng thực tế, nếu không tổ chức kỳ thi này, tôi tin con số ấy không chỉ có 2 – 3%. Điều chúng ta mong chờ là 100% em đỗ tốt nghiệp chứ không phải 97 – 98% như hiện tại.
Việc này cũng tương tự như việc chúng ta nói, nếu chỉ có 1 người vượt đèn đỏ trong số 100 người, vậy cần phải có đèn đỏ hay cảnh sát giao thông để làm gì?”, ông Sơn lý giải.
Thứ trưởng cũng cho rằng, ngoài mục tiêu xét tốt nghiệp, kỳ thi này còn đánh giá quá trình dạy và học của các địa phương, từ đó sẽ có những điều chỉnh, đổi mới về chính sách để phù hợp với từng địa phương ấy.
Sau 12 năm học phổ thông, kết quả này còn là căn cứ để các trường xét tuyển đại học. “Tất nhiên vẫn có một số trường có sức cạnh tranh lớn sẽ tổ chức kỳ thi chuyên biệt hay dựa trên bài thi của những trung tâm khảo thí độc lập; tổ chức liên kết với nhau để lựa chọn những thí sinh có năng lực phù hợp với các ngành đào tạo của trường mình.
Video đang HOT
Nhưng thực tế cho thấy, vẫn có một phần không nhỏ các trường đại học chỉ căn cứ vào điểm học bạ và kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào trường mình”, ông Sơn nói, đồng thời cho biết, từ năm 2020, một số trường đại học đã chuẩn bị sẵn sàng phương án để liên kết với nhau tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi kiểm tra tư duy,… Nhưng vì điều kiện dịch bệnh, các trường không thể tổ chức.
“Lúc này, việc có một kỳ thi tập trung như thi tốt nghiệp THPT sẽ rất tốt, bởi lẽ, nếu tổ chức kỳ thi riêng, không phải địa phương nào cũng có thể tham gia trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và công bằng cho thí sinh”, ông Sơn nói.
Đề thi tốt nghiệp THPT: Cần nhìn khách quan
Cũng theo ông Sơn, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, số học sinh đạt từ 27 điểm trở lên (chưa tính điểm cộng) chỉ có 20.000 em, chiếm khoảng 2%.
“Điều này giống như một lớp học có 50 học sinh, nhưng chỉ có 1 em đạt điểm 9-10. Do đó, không thể nói đề thi dễ. Chúng ta cần phải nhìn một cách khách quan chứ không thể nhìn vào một vài trường hợp điểm cao nhưng không trúng tuyển mà đánh giá đề thi này dễ quá”.
Mới đây, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số thí sinh đạt 27 điểm (cho tổng 3 môn, chưa tính điểm ưu tiên) trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng xét tuyển nào là 165 em. Có 3 em trong số này có tổng điểm trên 28 điểm.
Trong 165 em, có 114 em xét tuyển vào các trường công an, quân đội, nhưng có tới 97 em chỉ đăng ký 1 nguyện vọng duy nhất. Số còn lại, hầu hết chỉ đăng ý 2 – 3 nguyện vọng.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, mặc dù Bộ GD-ĐT đã đưa ra mô hình để thí sinh có thể xét tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành, nhưng các em vẫn chủ quan, chỉ đăng ký vào một trường duy nhất. Do đó, mới đây, Bộ GD-ĐT đã phải trao đổi với một số trường đại học lớn để xét tuyển bổ sung.
“Bình thường các trường này sẽ không xét tuyển bổ sung vì hầu hết đã tuyển đủ ngay từ đợt 1. Nhưng năm nay, chúng tôi vẫn phải trao đổi với các trường để tạo điều kiện cho các em có điểm cao nhưng thi trượt được xét tuyển bổ sung vào các ngành top của các trường top đầu. Bộ GD-ĐT đã cố gắng hết sức vì sự nghiệp toàn dân, toàn xã hội”.
Thứ trưởng cũng cho biết, trong một vài ngày tới, Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn để các trường triển khai triển khai tuyển bổ sung những đối tượng này.
Cơ hội nào cho thí sinh chưa trúng tuyển đại học đợt 1?
Kết thúc đợt tuyển sinh đại học đầu tiên dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, không ít thí sinh hoang mang lo lắng khi không trúng tuyển bất cứ nguyện vọng nào.
Đạt 27 điểm, xét tuyển khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) Nguyễn Minh Anh (Hải Dương) thất vọng khi trượt cả 6 nguyện vọng đăng ký vào ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Ngoại thương. Đáng tiếc hơn là trong số đó, một số ngành thuộc ĐH Kinh tế quốc dân điểm của thí sinh xấp xỉ với điểm trúng tuyển, như ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (27,2 điểm), Quản trị kinh doanh (E-BBA) (27,05 điểm).
Trần Mạnh Huy (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng không khỏi hoang mang khi biết điểm chuẩn đại học năm nay. Đặt nguyện vọng vào tất cả các ngành tại ĐH Luật Hà Nội, xét tuyển khối D01, nhưng kết quả lại không trúng tuyển bất cứ ngành nào.
Đạt 25,5 điểm, Huy còn thiếu 1,05 điểm để trúng tuyển nguyện vọng 1 ngành Luật, thiếu 0,15 điểm để trúng tuyển vào ngành Luật đào tạo liên kết của ĐH Luật Hà Nội. Với mức điểm này, nam sinh đang rất lo lắng về cơ hội xét tuyển các ngành Luật và liên quan đến Luật tại các trường trong đợt xét tuyển bổ sung.
Ảnh minh họa.
Thực tế, mùa tuyển sinh đại học 2021 khiến không ít thí sinh và phụ huynh hụt hẫng khi mức điểm chuẩn tăng vọt, nhiều ngành tăng từ 3-5 điểm, cá biệt có ngành tăng đến 9 điểm. Thống kê của Bộ GD-ĐT cũng cho thấy, có đến 61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên nhưng không trúng tuyển bất cứ nguyện vọng nào.
Sau khi có điểm chuẩn xét tuyển đợt 1, hiện tại một số trường đã thông báo xét tuyển bổ sung.
Tại khu vực phía Bắc, Học viện Quản lý Giáo dục cũng đã thông báo tuyển bổ sung ở 9 chuyên ngành với nhiều khối xét tuyển khác nhau.
Tương tự, Trường ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên cũng xét tuyển bổ sung đợt 1 vào các ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy năm 2021. Thời gian nhận hồ sơ từ 16/10 đến 30/10.
Học viện Hàng không Việt Nam xét tuyển bổ sung 50 chỉ tiêu cho ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa theo 2 phương thức là xét học bạ và xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021.
Cụ thể, phương thức xét học bạ yêu cầu thí sinh có tổng điểm trung bình năm các môn của năm lớp 11 và lớp 12 trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 21 trở lên. Trong đó, không môn nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả dưới 5.
Ở Khu vực phía Nam, Đại học Kinh tế TP.HCM cũng thông báo xét tuyển bổ sung đợt 1 cho phân hiệu Vĩnh Long với 3 ngành đào tạo là Luật kinh tế, Kinh doanh nông nghiệp và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Nhà trường xét bổ sung tổng cộng 60 chỉ tiêu theo 2 phương thức là xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn từ học bạ THPT (25% chỉ tiêu) và xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 (75% chỉ tiêu). Ngưỡng điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển theo tổ hợp môn xét tuyển là 16 điểm.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng nhận hồ sơ bổ sung theo phương thức xét kết quả học bạ lớp 12 đến ngày 30/9 đối với 16 ngành đào tạo chính quy. Điều kiện xét tuyển là thí sinh tốt nghiệp THPT và có mức điểm học bạ cả năm lớp 12 bằng hoặc cao hơn mức điểm sàn do trường công bố.
Thí sinh cần lưu ý gì khi xét tuyển bổ sung?
Thông tin về vấn đề xét tuyển bổ sung, TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết, thời điểm này, các trường đại học đang chờ thí sinh xác nhận nhập học. Sau ngày 26/9 mới biết chính xác những trường nào sẽ tuyển bổ sung.
Thí sinh tham gia xét tuyển bổ sung cần theo dõi trên website từng trường hoặc trên báo chí để biết các thông tin xét tuyển. Trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài tại nhiều địa phương, thí sinh cần tìm hiểu từ nhiều nguồn những thông tin về các mốc thời gian, về thủ tục hồ sơ, về ngành xét tuyển bổ sung, chỉ tiêu xét tuyển để có thể tăng cơ hội trúng tuyển trong những đợt xét tuyển cuối cùng của năm.
"Sau đợt 1 xét tuyển vừa rồi, dự kiến đến cuối tháng 9/2021 này, khoảng 70% trong tổng số 530.000 chỉ tiêu sẽ tuyển được. Có nghĩa là nếu tính một cách cơ học, còn khoảng 300.000 thí sinh có nguyện vọng học đại học nhưng chưa trúng tuyển theo tất cả các phương thức và khoảng 100 trường đại học chỉ tuyển được chưa tới 50% chỉ tiêu sẽ tiếp tục xét tuyển bổ sung.
Những thí sinh chưa trúng tuyển sẽ tiếp tục tham gia các đợt xét tuyển bổ sung của các trường còn thiếu chỉ tiêu. Lưu ý với các thí sinh còn chưa trúng tuyển, đó là trong những đợt xét tuyển bổ sung sắp tới, số chỉ tiêu còn lại không nhiều, số ngành còn xét tuyển có thể không phải là những ngành thu hút thí sinh, do đó các em cần cân nhắc kỹ để lựa chọn ngành nghề phù hợp", TS Nguyễn Đức Nghĩa cho biết.
TS Cao Xuân Liễu, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Quản lý giáo dục cho biết, do điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 cao hơn năm trước, kéo theo điểm chuẩn các trường tăng cao, nhiều ngành có mức điểm trúng tuyển trên 28, thậm chí vượt ngưỡng 30 điểm. Nhiều thí sinh chưa trúng tuyển trong đợt xét tuyển đầu theo điểm thi tốt nghiệp THPT, tuy nhiên, thí sinh vẫn còn cơ hội ở các đợt xét tuyển bổ sung của các trường.
TS Cao Xuân Liễu cũng lưu ý, những thí sinh chưa trúng tuyển, cần theo dõi sát các thông tin tuyển bổ sung của các trường, lựa chọn những ngành học phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân, cân nhắc đến mức điểm nhận hồ sơ và tiêu chí tuyển bổ sung của trường. Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển với mỗi ngành sẽ không được thấp hơn so với mức điểm công bố trúng tuyển đợt 1. Vì vậy, thí sinh cần tìm hiểu điểm trúng tuyển ở đợt xét đầu tiên của trường đó để đưa ra lựa chọn phù hợp./.
Cần hoàn thiện về đề thi tốt nghiệp THPT Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cần được tổ chức nhưng phải tiếp tục điều chỉnh để đạt hiệu quả cao hơn. Thí sinh xem lại đề kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 - KHẢ HÒA Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nếu chỉ dùng để xét...