Biểu hiện điển hình của bệnh quai bị
Con trai tôi cảm thấy đau, sưng vùng gần tai, khó nuốt, chán ăn. Xin hỏi đây có phải triệu chứng của quai bị không? Và bệnh này có lây không ạ?
Con trai tôi cảm thấy đau, sưng vùng gần tai, khó nuốt, chán ăn. Xin hỏi đây có phải triệu chứng của quai bị không? Và bệnh này có lây không ạ?
Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS)
Bệnh quai bị do virus quai bị gây ra, thuộc họ paramyxovirus. Những virus này là nguồn lây nhiễm phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Quai bị là loại virus trong không khí và có thể lây lan qua:
Người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và tiết ra những giọt nước bọt nhỏ bị ô nhiễm, sau đó người khác có thể hít phải
Người nhiễm bệnh chạm vào mũi hoặc miệng, sau đó truyền virus sang đồ vật, chẳng hạn tay nắm cửa hoặc bề mặt làm việc; nếu người khác chạm vào đồ vật đó, họ có thể truyền virus vào đường hô hấp
Dùng chung đồ dùng như cốc, dao kéo hoặc đĩa với người bị nhiễm bệnh
Các triệu chứng của bệnh quai bị thường phát triển từ 12 đến 25 ngày sau khi bị nhiễm virus quai bị (thời gian ủ bệnh). Thời gian này trung bình là khoảng 17 ngày.
Sưng tuyến mang tai là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh quai bị. Cả hai tuyến thường bị sưng tấy, mặc dù đôi khi chỉ có một tuyến bị ảnh hưởng. Sưng có thể gây đau, đau và khó nuốt.
Các triệu chứng tổng quát hơn thường phát triển vài ngày trước khi tuyến mang tai sưng lên. Chúng có thể bao gồm:
Đau đầu
Đau khớp
Đau bụng nhẹ
Mệt mỏi, lờ đờ
Video đang HOT
Ăn mất ngon
Khoảng 1 trong 6 trường hợp quai bị không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào.
Nếu bạn nghi ngờ bị quai bị, điều quan trọng là phải gọi cho bác sĩ. Mặc dù nhiễm trùng thường không nghiêm trọng, quai bị có các triệu chứng tương tự nhiều bệnh nhiễm trùng khác nghiêm trọng hơn, chẳng hạn sốt tuyến và viêm amiđan.
Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để họ có thể xác nhận (hoặc loại trừ) chẩn đoán bệnh quai bị và phòng tránh lây nhiễm.
Độc giả Hoàng Minh Vương
Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh quai bị
Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện sống kém và nơi có khí hậu lạnh.
Tại Việt Nam, bệnh quai bị phát tán quanh năm, nhưng thường tập trung vào những tháng thu - đông ở các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên.
1. Đông y có chữa được bệnh quai bị không?
Quai bị là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi sự xâm nhập của virus quai bị (Mumps virus), thường xảy ra ở trẻ trên 2 tuổi và thanh thiếu niên.
Bệnh quai bị hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Các phương pháp điều trị hiện có đều dựa trên nguyên tắc tập trung điều trị các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng. Vì vậy, bệnh quai bị có thể dùng đông tây y kết hợp.
Việc dùng thuốc kháng sinh không có tác dụng mà chỉ điều trị theo triệu chứng. Bệnh nhân có thể chườm nóng, dùng thuốc an thần, giảm đau, vitamin, có thể dùng chống viêm theo tư vấn của bác sĩ. Súc miệng nước muối thường xuyên sau khi ăn. Những ngày đầu bệnh nhân quai bị nên ăn nhẹ, ăn lỏng.
2. Xử trí khi bị quai bị
Trường hợp quai bị không biến chứng, bệnh nhân có thể được chăm sóc tại nhà:
Giảm đau, hạ sốt bằng Paracetamol.
Uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt.
Nghỉ ngơi, có thể chườm trên vùng má bị sưng đau.
Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Không tự ý áp dụng các phương pháp điều trị dân gian như dùng mực tàu, nhọ nồi hay đắp lá thuốc lên vùng sưng. Các phương pháp này không được khoa học chứng minh hiệu quả, có thể khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn, thậm chí gây nhiễm trùng, chảy máu.
Cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi từ 7 - 10 ngày tại nhà để vùng mang tai hồi phục hoàn toàn và tránh lây cho người khác.
Đến ngay bệnh viện gần nhất nếu người bệnh xuất hiệu triệu chứng nôn ói, đau bụng, đau đầu. Hoặc khi thấy bệnh nhân có những biểu hiện nặng, bất thường.
3. Một số lưu ý khi điều trị quai bị tại nhà
Cho người bệnh kiêng gió trời để tránh nhiễm khuẩn, bệnh nhân cần được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm với thời gian ngắn hơn bình thường để ngăn ngừa vi khuẩn.
Nên kiêng các hoạt động mạnh, nghỉ ngơi nhiều để sức khỏe mau hồi phục. Lưu ý đến thể trạng người bệnh, đặc biệt là khi quan sát thấy tinh hoàn sưng đau thì cần đến ngay bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng.
Quai bị dễ lây lan nên người bệnh cần tránh tiếp xúc với người xung quanh. Cho bệnh nhân sử dụng riêng các vật dụng cá nhân, người thân đeo khẩu trang khi mang đồ ăn cho người bệnh.
Quai bị là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính.
4. Bệnh quai bị có chữa khỏi được không?
Đa số các trường hợp thường sốt rất nhẹ và kéo dài 1 đến 2 ngày. Thông thường trẻ lớn hay người lớn thì các triệu chứng thường nặng hơn trẻ nhỏ. Bệnh sẽ tự khỏi dần sau một tuần đến 10 ngày nếu không có biến chứng.
Hiện quai bị vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cách chữa quai bị tại nhà và bệnh viện chủ yếu tập trung vào việc điều trị triệu chứng.
5. Lưu ý với người lớn, nam giới, nữ giới mắc bệnh quai bị
Trước đây người ta biết nhiều đến bệnh quai bị ở trẻ nhỏ, nhưng thực tế hiện nay cho thấy người lớn cũng có thể bị quai bị và thậm chí còn rất nhiều. Không những thế khi người lớn bị quai bị nếu không thận trọng trong xử trí có thể sẽ phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm như vô sinh, viêm màng não, viêm tụy...
Các yếu tố sau được xem là làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị:
Người chưa có miễn dịch bảo vệ.
Người đang sống chung, tiếp xúc hoặc sinh hoạt tập thể, dùng chung đồ dùng với người bị quai bị.
Biến chứng bệnh quai bị ở nam giới:
Viêm sưng tinh hoàn và mào tinh hoàn: Biến chứng chiếm tỷ lệ 25 - 30% ở nam giới mắc bệnh quai bị. Biểu hiện tinh hoàn sưng to gấp đôi bình thường, mào tinh dày. Tình trạng viêm sưng kéo dài từ 3 - 7 ngày và khoảng 50% bệnh nhân bị teo tinh hoàn, làm giảm tỷ lệ sinh tinh và khả năng gây vô sinh khá cao.
Nhồi máu phổi: Sau khi bị viêm tinh hoàn do quai bị, có thể bị hoại tử mô phổi cho vùng phổi bị thiếu máu. Nguyên nhân là do huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt.
Viêm tụy: Gây đau bụng vùng thượng vị kèm buồn nôn.
Viêm màng não: Gây đau đầu, mệt mỏi, rối loạn thị giác.
Bị điếc: Người mắc bệnh này cũng có thể bị mất thính giác.
Viêm cơ tim.
Biến chứng bệnh quai bị ở phụ nữ:
Tương tự với biến chứng bệnh quai bị ở nam, bệnh cũng gây biến chứng ở nữ như:
Viêm buồng trứng với tỷ lệ khoảng 7%: Buồng trứng bị viêm sưng gây ra các cơn đau ở một bên hố chậu, gây ra khí hư có mùi khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm, dính, u nang buồng trứng, dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Gây sảy thai hoặc dị dạng thai nhi ở 3 tháng đầu thai kỳ, gây sinh non hoặc thai chết lưu ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Viêm tụy, viêm màng não... tương tự như đối với nam.
6. Chi phí khám chữa bệnh
Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh quai bị, phương pháp điều trị hiện nay là điều trị theo triệu chứng, hỗ trợ chăm sóc người bệnh để phòng ngừa các biến chứng xấu xảy ra. Việc khám và chữa trị bệnh quai bị tùy ở từng bệnh nhân cụ thể.
Để xác định xác định tình trạng nhiễm, hay đang nhiễm bệnh quai bị khoảng 200.000 đến 299.000 VNĐ
Đối với vaccine phòng quai bị chứa trong vaccine 3 trong 1 Sởi - Quai bị - Rubella có giá từ 198.000 VNĐ/1 mũi tiêm đến 265.000 VNĐ/1 mũi tiêm.
Căn bệnh có thể ảnh hưởng tinh hoàn và buồng trứng Quai bị thường nhẹ nhưng vẫn xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, từng mắc bệnh này có thể tái nhiễm hay không là thắc mắc của rất nhiều người. Sưng tấy má, quai hàm là triệu chứng điển hình của bệnh quai bị. Ảnh minh họa: Istockphoto. Quai bị là bệnh nhiễm trùng dễ lây lan do virus gây ra....