Biến chứng phải đoạn chi ở người bệnh tiểu đường
Bệnh nhân 70 tuổi bị đái tháo đường từng phải bỏ ngón chân trái, nay bị hoại tử nhiễm trùng có nguy cơ cắt cụt chi lần hai.
Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM trong tình trạng hoại tử nhiễm trùng hai ngón ở bàn chân trái. Bác sĩ chỉ định can thiệp tái thông mạch máu nuôi bàn chân, cắt lọc các mô hoại tử. Sau 6 tuần chăm sóc tích cực, ổn định nội khoa, kiểm soát đường huyết, vết thương đã lành. Tuy nhiên, bàn chân của ông không thể trở lại như người bình thường.
Một nữ bệnh nhân 54 tuổi bị đái tháo đường nhiều năm tự mua thuốc uống khi bàn chân ngứa, sưng tấy, nóng đỏ, đau và nổi nhiều bóng nước. Mới đây bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, lạnh run, nhiễm trùng ở chân lan rộng. Bác sĩ đánh giá đây là tình trạng nhiễm trùng nặng, tụ dịch hết cẳng chân bên trái, khả năng cắt cụt chi cao, đe dọa tính mạng. Các bác sĩ quyết định phẫu thuật cắt lọc vết thương, dẫn lưu mủ, cố gắng bảo tồn chân cho người bệnh. Sau 3 tháng điều trị, vết thương lành hoàn toàn và người bệnh giữ được bàn chân.
Bác sĩ đang chăm sóc bàn chân cho người bệnh đái tháo đường. Ảnh: N.P
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Thuận, Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược, điều trị bàn chân người bệnh đái tháo đường gặp nhiều khó khăn do họ nhận thức chưa đúng về mức độ nguy hiểm của bệnh. Đa số người bệnh chỉ đi khám khi bàn chân đã nhiễm trùng nặng hoặc hoại tử lan rộng, khi đó việc cứu bàn chân trở nên vô cùng khó khăn.
“Việc điều trị khá phức tạp phối hợp nhiều chuyên khoa. Vấn đề quan trọng nhất chính là phòng ngừa và phát hiện sớm biến chứng bàn chân, từ đó mới có thể làm giảm khả năng cắt cụt chi cho người bệnh”, bác sĩ Thuận nhấn mạnh.
Bác sĩ Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, loét chân do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi không do chấn thương ở người bệnh. Mỗi năm có khoảng 1-4% người bệnh bị loét chân và 10-15% người bệnh có ít nhất một lần loét chân trong đời.
Video đang HOT
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bao gồm: thời gian mắc bệnh kéo dài trên 10 năm, đường huyết không được kiểm soát tốt và có nhiều biến chứng kèm theo như biến chứng thần kinh, mạch máu ngoại biên và biến dạng bàn chân.
Bác sĩ Nam khuyến cáo, các biến chứng của bệnh có thể phòng tránh được nếu người bệnh kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, có chế độ theo dõi, thăm khám sức khỏe định kì và không nên bỏ qua bất kì dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể.
Sáng 22/7, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM sinh hoạt câu lạc bộ người bệnh đái tháo đường để giải đáp thắc mắc, khám và tầm soát sớm biến chứng bàn chân. Đăng ký tham dự qua điện thoại: (028) 3952 5449 – (028) 3952 5422.
Cẩm Anh
Theo vnexpress.net
Cà Mau: Dân "than" phải mua thuốc ngoài khi khám bảo hiểm y tế ở bệnh viện công
Thiếu bác sĩ trình độ chuyên môn cao, thủ tục xuất viện còn chậm, người khám bảo hiểm y tế phải ra mua thuốc thông thường ở bên ngoài,... là những vấn đề còn tồn tại mà người dân Cà Mau "than" đối với ngành y tế tỉnh này.
Tại phiên họp diễn ra vào ngày 10/7, kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh Cà Mau khóa 9, UBND tỉnh Cà Mau đã có báo cáo trả lời những phản ánh, kiến nghị của cử tri, trong có đó lĩnh vực y tế:
Người dân ở huyện Ngọc Hiển: Kiến nghị UBND tỉnh Cà Mau quan tâm đào tạo, bồi dưỡng y, bác sĩ còn thiếu chuẩn để đáp ứng nhu cầu khám, điều trị bệnh của người dân.
Đại diện UBND tỉnh Cà Mau trả lời: Hiện nay, tỉnh vẫn còn thiếu bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, thiếu bác sĩ ở các chuyên khoa nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
Trong năm 2017, ngành y tế đã đào tạo 10 bác sĩ chuyên khoa I và chuyên khoa II, tập trung vào các lĩnh vực nội khoa, ngoại khoa, răng hàm mặt, da liễu, lão khoa, gây mê hồi sức và hồi sức cấp cứu. Ngoài ra, cũng đã đào tạo 46 đối tượng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nội tiết, thần kinh, ung thư, tai mũi họng, nhãn khoa, sản khoa, nhi khoa,...
UBND tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2018, tỉnh dự kiến sẽ đào tạo bổ sung thêm 67 đối tượng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. "Như vậy, nguồn nhân lực về y tế sẽ được bổ sung qua từng năm, tại các bệnh viện, Trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân", báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau thông tin.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau bị phản ánh là còn làm thủ tục xuất viện chậm, gây khó khăn cho người dân.
Người dân ở huyện Đầm Dơi phản ánh: Thủ tục xuất viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau còn chậm, kéo dài, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.
Đại diện UBND tỉnh Cà Mau trả lời: Thời gian qua, quy trình thủ tục xuất viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau được chia làm 2 nhóm: Nhóm xuất viện vào buổi sáng, thực hiện khi người bệnh xuất viện được bác sĩ chỉ định thuốc, chỉ cần sử dụng thuốc uống tại nhà; Nhóm người bệnh xuất viện vào buổi chiều khi được chỉ định điều trị bằng thuốc tiêm và phải thực hiện đủ y lệnh mới hoàn thành thủ tục xuất viện.
Qua theo dõi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau vẫn còn tình trạng làm thủ tục xuất viện chậm. Nguyên nhân chủ yếu do người bệnh xuất viện cùng lúc khá đông, điều dưỡng hoàn thành thủ tục xuất viện trễ nên kéo dài đến buổi chiều, gây khó khăn cho người bệnh trong việc đi lại, nhất là người bệnh ở xa.
"UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau khẩn trương có giải pháp khắc phục, thực hiện thủ tục xuất viện nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh và thân nhân", báo cáo nêu rõ.
Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nước bị phản ánh là người dân phải ra ngoài mua thuốc dù có một số loại thuốc thông thường mà bệnh viện cho rằng không có trong danh mục BHYT.
Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Cái Nước bị phản ánh là bệnh nhân khám bằng bảo hiểm y tế (BHYT), khi được bác sỹ kê toa thuốc, trong đó có một số loại thuốc thông thường nhưng bệnh viện cho rằng không có trong danh mục thuốc BHYT, người dân phải ra ngoài mua. Trong khi đó, các bệnh viện tư nhân thì không có tình trạng trên, thậm chí còn cho thuốc nhiều hơn bệnh viện công lập.
UBND tỉnh Cà Mau trả lời: Theo Thông tư năm 2014 của Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT, các cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh bằng BHYT theo danh mục thuốc đã xây dựng, không để người bệnh phải tự mua. Như vậy, về nguyên tắc người bệnh có BHYT thì cơ sở y tế đáp ứng thuốc theo danh mục đã xây dựng.
UBND tỉnh Cà Mau cho biết, qua phản ánh, bác sĩ Bệnh viện đa khoa huyện Cái Nước kê toa thuốc, trong đó có một số loại thuốc thông thường nhưng bệnh viện cho rằng không có trong danh mục thuốc BHYT, để người dân phải ra ngoài mua là không đúng quy định.
"UBND tỉnh đã giao Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh nghiêm túc chấn chỉnh tình trạng trên", báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau nêu rõ.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Cắt thành công khối u nhầy lớn trong tim người phụ nữ Nữ bệnh nhân 54 tuổi ở TP HCM đến khám tại bệnh viện trong tình trạng khó thở, cảm thấy hồi hộp. Kết quả siêu âm tại Bệnh viên Đại học Y Dược TP HCM phát hiện có một khối u nhầy lớn trong tim người bệnh với kích thước 6x4x3 cm, lấp gần hết lỗ van hai lá, gây cản trở dòng...