Bí quyết làm sung dầm đủ vị không thâm, không chát
Dân Việt giới thiệu cách làm sung dầm đủ vị chua, cay, ngọt, mặn vừa đơn giản vừa thơm ngon, ăn với ốc luộc cực hợp. Sung dầm là món ăn dân dã rất quen thuộc trong bữa cơm gia đình. Món ăn không chỉ mang lại hương vị lạ miệng mà còn rất có lợi cho sức khỏe.
Vị chua chua của chanh, thêm một ít vị ngọt của đường, cay cay của ớt kết hợp với vị giòn của sung có thể ăn kèm với rất nhiều món như các loại thịt luộc, ốc hay ăn ngay với cơm đều rất ngon.
Dân Việt giới thiệu cách làm sung dầm đủ vị vừa đơn giản vừa thơm ngon.
Làm sung dầm chua cay, ngọt, mặn đủ vị không khó
- Sung nếp
- Khế chua
- Riềng non, sả, gừng, quất, ớt, chanh, tỏi
- Muối, đường, xúp, giấm.
Cách làm sung dầm: Gia vị cắt lát
*Lưu ý: nên chọn sung nếp, trái tròn đều, do căng bóng, chọn những quả còn nguyên chùm, trái tươi, vỏ xanh, còn non, đừng chín quá. Khi cắt phần trong quả sung có màu hồng tím là những quả sung ngon.
Cách làm sung dầm:
- Sung tách quả, rửa sạch mủ. Sau đó thái lát mỏng ngâm cùng nước lọc có pha cùng giấm, muối và ít nước cốt chanh.
Video đang HOT
Cách làm sung dầm: Ngâm sung và khế cùng nước muối loãng và giấm – chanh
- Khế chua rửa sạch, thái lát ngâm cùng sung.
- Ngâm nước muối chanh – giấm giúp sung không thâm và bớt chát.
Cách làm sung dầm: Chuẩn bị giã các nguyên liệu
- Riềng, sả, tắc, ớt rửa sạch.
- 1/2 riềng thái lát dài mỏng, 1/2 thái lát nhỏ để giã.
- 1/2 sả thái lát tròn, 1/2 đập dập thái nhỏ để giã.
Cách làm sung dầm: Trộn sung và các gia vị
- Ớt thái lát, tắc thái lát, gừng thái nhỏ, tỏi bóc vỏ lụa.
- Sau khi ngâm sung và khế xong thì bỏ nước ngâm đi. Tiếp theo cho vào 1 thìa canh đường – 1/2 thìa canh xúp – 1 thìa canh nước cốt chanh – 1/2 thìa canh giấm. Trộn đều và ướp. Sau đó rải thêm 1 lớp đá lạnh ở bên trên. Giúp sung và khế giòn hơn.
Cách làm sung dầm: Ướp đá để sung và khế giòn lâu
- Cho các nguyên liệu gồm sả, riềng, tỏi, gừng vào cối giã nhuyễn. Thêm vào đường, nước mắm, tương ớt, nước cốt chanh sao cho đủ vị chua cay mặn ngọt và khuấy đều.
Cách làm sung dầm: Sau khi ướp đá xong căng bóng – mướt mịn
- Sau 15 phút bỏ đá lạnh và phần nước ướp sung lần 2 đi. Cho các nguyên liệu đã cắt lát cùng nước dầm vào âu có sung và khế.
- Đảo đều và nhẹ tay cho hỗn hợp nước dầm ngấm đều.
Cách làm sung dầm: Trộn đều
- Ướp thêm 15 phút là dùng được
Chúc các bạn thành công với cách làm sung dầm này
*Món ăn và hình ảnh do Fb Nguyễn Thị Thùy Linh thực hiện
Mướp đắng mua về đừng vội nấu, làm 2 việc này để vị đắng hết sạch, trẻ con cũng thi nhau ăn
Với cách chế biến này, mướp đắng mua về sẽ hết vị đắng mà vẫn giữ nguyên được chất dinh dưỡng và vô cùng ngon miệng.
Là một trong những loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, magie... mướp đắng luôn được yêu thích vì bổ dưỡng và tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt, với nguyên liệu này, bạn có thể trổ tài làm nhiều món ăn khác nhau như mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào trứng, canh khổ qua nhồi chả cá thác lác lẩu khổ qua...
Thế nhưng không phải ai cũng thích vị đắng của thực phẩm này. Cùng Phunutoday học các đầu bếp lâu năm cách chế biến mướp đắng không còn đắng và vẫn đảm bảo vị giòn ngon, vỏ xanh mướt nhé.
Sơ chế mướp đắng
- Mướp đắng sau khi mua về sẽ được mang đi rửa sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn còn bám trên bề mặt. Vì mướp đắng có lớp vỏ sần sùi, nhiều khe kẽ nên bạn cần rửa mướp đắng kỹ và cẩn thận một chút.
- Tiếp đó, cho mướp đắng vào chậu, thêm vào một chút bột bắp và muối tinh rồi vẩy ít nước sạch và dùng tay chà xát trên bề mặt quả mướp đắng khoảng 30 giây. Nhờ những hạt tinh bột ngô nhỏ và dính nên sẽ giúp hút sạch bụi bẩn bám sâu vào quả mướp đắng. Còn với muối tinh, nguyên liệu này giúp khử trùng cho quả mướp đắng.
- Sau khi đã cọ rửa mướp đắng cẩn thận, bạn cần mang mướp đi rửa sạch cho đến khi không còn chút tinh bột ngô nào bám trên bề mặt quả mướp đắng là được. Để mướp đắng vào một chiếc rổ nhỏ cho ráo nước rồi mới mang đi chế biến.
Vì mướp đắng được sử dụng để chế biến nhiều món khác nhau nên bạn cần phụ thuộc vào món ăn sẽ nấu để bổ quả mướp đắng. Nếu mang đi xào, bạn chỉ cần bổ quả mướp đắng làm đôi rồi moi hết phần ruột bên trong. Còn nếu dùng chúng làm món mướp đắng nhồi thịt thì rạch một đường dọc thân và moi ruột bên trong ra. Sau đó, dùng một chiếc thìa nhỏ, nạo hết phần màu trắng bên tong quả mướp đắng vì chúng chính là lý do khiến mướp có vị đắng.
2 bước giúp mướp đắng hết vị đắng
Ướp đường với mướp đắng
Cho mướp đắng đã được sơ chế sạch sẽ vào một chiếc bát to, tiếp đó thêm vào một lượng đường vừa phải, đảo đều rồi ướp trong khoảng 20 phút. Sau đó mang mướp đắng đi rửa lại với nước sạch khoảng 2 lần. Vì đường có tính khử nước yếu hơn muối nên nếu ướp cùng đường, mướp đắng loại bỏ được vị đắng mà vẫn giữ được độ giòn hấp dẫn.
Rửa lại rồi chần mướp đắng
Đặt nồi lên bếp, thêm vào một lượng nước vừa đủ rồi đun đến khi sôi. Tiếp đó cho mướp đắng vào chần nhanh đến khi mướp chuyển sang màu xanh đậm thì vớt ra và để ráo nước.
Một số lưu ý khi xào mướp đắng
- Nếu như xào mướp đắng cùng các nguyên liệu khác như trứng, lòng gà... thì bạn chỉ nên xào chúng trong khoảng 2 phút để mướp đắng giữ được độ giòn ngon và màu xanh bắt mắt. Nếu xào mướp đắng quá lâu, mướp đắng sẽ bị nhũn và mất màu xanh đẹp mắt.
- Nếu xào mướp đắng với trứng, bạn cần xào chín tái trứng rồi cho ra đĩa. Sau khi xào mướp đắng gần chín tới, cho trứng vào lại chảo và đảo đều tay cho đến khi cả mướp đắng và trứng cùng chín là được.
Dưa rau muống chua chua, giòn giòn Món dưa rau muống chua chua thanh nhẹ lại giòn giòn sẽ là món ăn chống ngán cực tốt cho ngày Tết. Ngày Tết có nhiều bánh chưng, bánh tét, thịt kho, thịt đông, nào giò hầm, canh xương... món nào cũng đạm và béo nhiều, vậy nên các món thường được dọn kèm với ít đồ ngâm chua chống ngấy. Mời các...