Bí quyết để không bao giờ bệnh: Vận động, ngủ ngon, ăn uống lành mạnh
Chuyên gia dinh dưỡng nhận định: rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí tuệ, tuy nhiên hoàn toàn có thể giảm các triệu chứng và phòng tránh RLTH qua chế độ dinh dưỡng khoa học.
TS BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám và Tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Xin chào bác sĩ. Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng thấp còi là mối lo chung của phụ huynh và của toàn xã hội. Xin bác sĩ cho biết thực trạng tại Việt Nam hiện nay ra sao?
Đúng là tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi ở Việt Nam vẫn ở mức cao, theo số liệu năm 2016 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ này là 24,3%. Năm 2017 cứ 6 trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD có 1 cháu bị thể thấp còi; cứ 4 cháu dưới 5 tuổi bị SDD có 1 cháu bị SDD cân nặng.
Điều đáng nói là theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thì tới 30% có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp do rối loạn tiêu hóa (RLTH). RLTH khiến trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và lâu dài dẫn tới suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Vậy ngoài suy dinh dưỡng, RLTH có thể dẫn đến những hậu quả gì cho trẻ?
RLTH khiến trẻ hấp thu kém, suy dinh dưỡng và cơ thể sẽ hình thành cơ chế từ chối ăn để không phải nạp thêm thực phẩm. Đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể, dẫn tới hậu quả trẻ bắt đầu biếng ăn. Mặt khác, RLTH gây thiếu chất (đạm, vitamin và khoáng chất cần thiết) sẽ càng gây biếng ăn ở trẻ, tạo thành 1 vòng bệnh lý luẩn quẩn giữa RLTH – SDD – Biếng ăn – SDD.
RLTH cũng làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột, giảm sức đề kháng, trẻ dễ mắc các bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, viêm đại tràng mãn tính… RLTH nặng (tiêu chảy kéo dài) sẽ dẫn tới suy nhược, suy thận, hôn mê, thậm chí tử vong nếu trẻ không được bù nước và chất điện giải kịp thời.
Ngày nay khoa học dinh dưỡng rất quan tâm đến vấn đề trục não ruột, nhiều nghiên cứu chứng minh hệ tiêu hóa khỏe mạnh có liên quan mật thiết với hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi của cơ thể. Bởi vậy, RLTH lâu ngày khiến khả năng học tập kém đi, chỉ số trí tuệ thấp hơn. Về lâu dài, trẻ trở nên chậm chạp, lười vận động, thậm chí trầm cảm hoặc tự kỷ.
Không ngờ RLTH lại nguy hiểm đến thế, vậy những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này thưa bác sĩ?
Nguyên nhân dẫn đến RLTH là loạn khuẩn đường ruột, do sức đề kháng của trẻ còn kém, hệ vi khuẩn có lợi chưa đủ sức ngăn chặn những vi khuẩn có hại xâm nhập từ đường ăn uống, hô hấp. Biểu hiện thường gặp là trẻ tiêu chảy nhiều lần, phân kèm theo nhầy, trường hợp nặng có thể đau bụng, sốt, phân lẫn máu.
Tình trạng loạn khuẩn đường ruột thường xảy ra trong các trường hợp:
- Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có lợi, dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Video đang HOT
- Chế độ ăn không hợp lý: Trẻ ăn dặm quá sớm, ăn quá nhiều đạm, đường, dầu mỡ, rau củ nhiều chất xơ, thức ăn khó tiêu hoặc không đảm bảo vệ sinh.
- Vệ sinh không bảo đảm: Môi trường sống có nhiều vi khuẩn (đồ chơi, thú cưng…) hay các thói quen xấu (ăn ngoài đường bụi bặm, không rửa tay sau khi đi vệ sinh…)
- Do bệnh lý: như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột…
Vậy bác sĩ có lời khuyên nào với cha mẹ để phòng ngừa và điều trị RLTH ở trẻ?
Chế độ ăn uống có liên quan mật thiết tới hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Vì vậy, để phòng ngừa RLTH cho trẻ, mẹ cần lưu ý:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ có tỷ lệ cân đối, dễ hấp thu và nâng cao hệ miễn dịch.
- Chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu, tránh thực phẩm thô, nguyên hạt, nhiều chất xơ.
- Chia nhỏ 5 – 6 bữa/ngày để dạ dày dễ tiêu hoá hơn. Không kéo dài bữa ăn quá 30 phút, tạo không khí ăn vui vẻ, tập trung, không sách truyện, ti vi…
- Không cho trẻ uống nhiều nước trong bữa ăn gây loãng dịch vị, khó tiêu hoá.
- Các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa của trẻ thường bị thiếu hụt, do đó cha mẹ có thể bổ sung các loại men vi sinh giúp trẻ tăng cường hấp thụ thức ăn, chống biếng ăn và RLTH hiệu quả.
Bác sĩ vừa nhắc đến bổ sung men vi sinh giúp trẻ tăng cường hấp thu thức ăn. Vì sao men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa của bé, và tiêu chí lựa chọn là gì thưa bác sĩ?
Nếu hệ tiêu hoá của trẻ khoẻ mạnh thì tỉ lệ lợi khuẩn chiếm trên 85%, hại khuẩn chỉ 15%. Khi trẻ bị RLTH tức là đã mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên. Lúc này, việc bổ sung các lợi khuẩn (probiotic) hay men vi sinh là biện pháp tối ưu giúp cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa vi khuẩn có hại, giúp trẻ tiêu hóa khoẻ và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Các tiêu chí lựa chọn men vi sinh chất lượng cho trẻ là:
- Nhà sản xuất uy tín: Nên chọn men vi sinh từ nhà sản xuất uy tín thay vì sản phẩm trôi nổi, thiếu nguồn gốc xuất xứ.
- Chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn: Kết hợp đa đạng các chủng lợi khuẩn sinh sống từ ruột non đến ruột già sẽ giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh nhanh hơn. Các chủng vi sinh được khuyên dùng là Lactobacillus, Bacillus subtilis, Bacillus clausii và Saccharomyces boulardii…
- Có thêm 1 số vitamin, khoáng chất: Men vi sinh được bổ sung vitamin nhóm B, kẽm, acid folic… sẽ tăng cường hiệu quả điều trị biếng ăn chỉ trong một sản phẩm.
- Có mùi vị hấp dẫn: Các mùi vị thơm ngon, ngọt, ngậy như sữa, hoa quả… sẽ khiến trẻ dễ dàng tiếp nhận và hấp thu hơn.
- Nên chọn men vi sinh chứa lợi khuẩn dạng bào tử và nấm men:
Khi sử dụng men vi sinh theo đường uống, một lượng lớn lợi khuẩn sẽ bị dịch vị dạ dày phá vỡ cấu trúc, nên tỷ lệ sống sót xuống đến ruột non thấp đi, tức là tác dụng của men vi sinh giảm.
Khoa học hiện đại đã phát hiện lợi khuẩn dạng bào tử là những vi khuẩn trong giai đoạn bào tử, đang biến đổi để thích nghi và sống sót qua điều kiện bất lợi. Cấu trúc nhiều lớp của bào tử được ví như “chiếc áo giáp” của các chiến binh không chỉ bảo vệ phần lõi mà còn hỗ trợ cho nhau để bảo vệ bào tử khỏi tia cực tím UV, tác dụng của nhiệt độ cao (có thể chịu được nhiệt độ lên đến 80 – 85 độ C ở hầu hết các loài), các dung môi hữu cơ, các enzyme.
Vì lợi khuẩn ở dạng bào tử chịu được nhiệt, ánh sáng và pH acid của dạ dày tốt hơn nên bảo toàn được số lượng vi khuẩn có lợi không bị phá hủy. Khi bào tử vào đến ruột mới phát triển thành dạng vi khuẩn thường, nhờ vậy đạt hiệu quả tốt hơn đối với trẻ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và đang bị RLTH.
Lợi khuẩn dạng bào tử nấm men làm tăng số lượng bào tử sống sót qua dạ dày
Ngoài ra, bào tử lợi khuẩn này có thể phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh như ampicillin, cephalosporin…, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong trường hợp trẻ bị RLTH đang sử dụng kháng sinh.
Bào tử lợi khuẩn còn là nguồn sản xuất các enzyme giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn và tăng cường hấp thu dinh dưỡng, đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ.
Xin cảm ơn bác sĩ !
Theo Dân trí
Cải thiện chiều cao nhờ vi chất dinh dưỡng
Thiếu vi chất dinh dưỡng được gọi là 'nạn đói tiềm ẩn' do khó phát hiện. Thanh toán được thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em.
Bữa ăn cần đa dạng thực phẩm cung cấp các chất thiết yếu cho trẻ
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc thiếu một số vi chất dinh dưỡng quan trọng như: vitamin A, sắt, folate, kẽm dẫn đến mù lòa, tổn thương não, thai chết lưu, tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, giảm năng suất lao động ở người trưởng thành. Tình trạng này ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Thiếu sắt và iốt làm giảm chỉ số thông minh (IQ) ở trẻ em từ 10 - 15 điểm.
Ở VN, thiếu vitamin A, thiếu máu thiếu sắt và thiếu kẽm vẫn là các vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Theo điều tra năm 2014 - 2015 của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 27,8%; tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8% và tỷ lệ này ở phụ nữ không có thai là 25,5%. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13%, Tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi rất cao (69,4%). Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai trên toàn quốc đặc biệt cao ở mức 80,3%, và ở miền núi là 87%, ở nông thôn là 80,1%, ở thành phố là 70,8%...
PGS-TS Trần Thúy Nga, công tác tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết nguyên nhân của tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng do khẩu phần ăn của người dân không đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho nhu cầu cơ thể, đặc biệt trong một số giai đoạn quan trọng như phụ nữ đang mang thai, cho con bú, trẻ em đang tuổi lớn.
Thay đổi thói quen tiêu dùng
Bổ sung vitamin A góp phần giúp trẻ phát triển khỏe mạnh
Theo điều tra khẩu phần của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người dân Việt Nam hầu hết không đáp ứng đủ 100% nhu cầu về các vitamin và chất khoáng. Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, uống bổ sung vi chất dinh dưỡng là một giải pháp ngắn hạn quan trọng có thể giúp cải thiện được ngay tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng.
Chương trình uống bổ sung vitamin A cho trẻ em đã được triển khai trên toàn quốc. Nhờ chương trình này, trẻ em VN từ 6 tháng - 36 tháng tuổi được uống bổ sung viên nang vitamin A liều cao một năm 2 lần vào ngày 1.6 và ngày 1.12. Người dân cần tích cực mang con tham gia ngày vi chất dinh dưỡng để được sử dụng vitamin A, chủ động mua và sử dụng viên sắt, viên đa vi chất hoặc bột bổ sung đa vi chất theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm trong đó các thực phẩm như muối, nước mắm, nước tương (xì dầu), hạt nêm, dầu ăn, bột mì... được bổ sung iốt, sắt, kẽm, vitamin A là một giải pháp trung hạn có tính ưu việt cao do có sự tham gia của cả nhà nước, doanh nghiệp và người dân. "Người dân chủ động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng nâng cao sức khỏe cho bản thân và cho gia đình bằng cách thay đổi thói quen tiêu dùng, tìm mua và sử dụng các thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng theo khuyến nghị của ngành y tế và các cơ quan quản lý liên quan", TS Nga lưu ý.
Ngoài ra, cần đa dạng hóa bữa ăn sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, phòng bệnh truyền nhiễm, tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của cán bộ y tế... là giải pháp tự nhiên nhất nhằm cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể, giúp ngăn chặn "nạn đói tiềm ẩn", ngăn chặn nguy cơ ảnh hưởng tới tầm vóc và trí tuệ người VN.
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trước tiên cần quan tâm đến chăm sóc dinh dưỡng ngay từ tuổi vị thành niên, đặc biệt là giai đoạn mới kết hôn, chuẩn bị làm mẹ. Dinh dưỡng hợp lý trong 1.000 ngày vàng (đầu đời) tức là từ khi bà mẹ bắt đầu mang thai đến khi trẻ 2 tuổi đóng vai trò hết sức quan trọng. Đảm bảo dinh dưỡng cho phụ nữ trong thời gian mang thai để giúp thai nhi phát triển tốt và bà mẹ có đủ dự trữ các chất dinh dưỡng để nuôi con sau này.
Viện Dinh dưỡng quốc gia
Theo thanhnien
Cho bé ăn dặm đúng cách để tránh suy dinh dưỡng thấp còi Bé cần bú mẹ đến 2 tuổi, chỉ ăn dặm khi tròn 6 tháng, bữa ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung vi chất dinh dưỡng đầy đủ. Sai lầm khi cho bé ăn dặm Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, có 23,8% trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi. Nguyên nhân chủ yếu do khẩu phần ăn chưa đa dạng,...