Bị cảm lạnh: Dùng thuốc gì nhanh khỏi?
Sau khi đi mưa về tôi bị cảm lạnh với các biểu hiện: Hắt hơi rồi ngây ngấy sốt… Tôi có thể mua dùng thuốc gì để ứng phó với tình trạng này?
Vũ Lệ Hoa (Bắc Cạn)
Khi bị cảm lạnh người bệnh thường có các triệu chứng như: ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt… Mặc dù các triệu chứng này tự hết trong một thời gian ngắn nhưng cũng có lúc kéo dài…
Có thể dùng các phương pháp dân gian để chữa cảm lạnh.
Chữa trị cảm lạnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, bao gồm:
Thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol (acetaminophen), thuốc giảm ho khan như dextromethorphan, thuốc chống dị ứng như chlorpheniramin hoặc thuốc trị ngạt mũi như naphazolin…
Video đang HOT
Đây là những thuốc có thể dùng không cần đơn, song người dùng cần lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi kỹ người bán thuốc về cách sử dụng; dùng đúng liều, uống đúng cách.
Khi dùng các thuốc trị dị ứng (trị hắt hơi, sổ mũi) có thể gây buồn ngủ, nên tránh làm những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe, vận hành máy móc, vì dễ gây nguy hiểm. Không lạm dụng các thuốc chống ngạt mũi, vì sẽ gây lệ thuốc, viêm mũi do thuốc.
Không tự ý dùng kháng sinh để điều trị cảm lạnh, vì cảm lạnh thường do virus. Chỉ dùng kháng sinh khi có nguy cơ bội nhiễm hay nhiễm trùng thứ phát ở họng, xoang, tai… theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài các loại thuốc cơ bản đã nêu trên, những phương pháp điều trị thay thế như dùng mật ong, dung dịch rửa mũi; kẽm, vitamin C, tỏi… và thực hiện chế độ nghỉ ngơi, uống đủ nước để duy trì độ ẩm, súc miệng bằng nước muối… cũng góp phần trong việc chữa trị bệnh cảm lạnh có hiệu quả.
Dân văn phòng thường mắc những căn bệnh nào?
Dưới đây là một số bệnh lý mà những người làm văn phòng cần lưu tâm.
Thoái hóa cột sống, suy tĩnh mạch mãn tính... là những căn bệnh phổ biến mà dân văn phòng khó tránh khỏi.
Dân văn phòng thường mắc các bệnh lý về mắt, đau mỏi các khớp.
Trĩ và suy tĩnh mạch mạn tính
Suy tĩnh mạch mạn tính rất thường gặp ở nhân viên văn phòng do ngồi lâu ở tư thế gập và trong thời gian dài, làm cho hồi lưu máu tĩnh mạch không được tốt. Lúc đầu là tê, ngứa chân; sau đó có thể thấy phù. Ngồi lâu trong thời gian dài, ít vận động kèm theo chế độ ăn ít nước và ít chất xơ có thể gây nên bệnh trĩ.
Đau cột sống và khớp
Dân văn phòng phải ngồi liên tục nhiều giờ, thời gian đi lại và vận động rất ít nên dễ xuất hiện một số triệu chứng như: đau lưng, đau nhói các cơ (đặc biệt là đau cơ vai) và tê phù chân tay. Hơn nữa, cơ thể không được vận động thường xuyên nên cột sống dễ bị chùn - nguy cơ dẫn đến thoái hóa cột sống.
Các bệnh về mắt
Mỏi mắt và khô mắt là 2 triệu chứng dễ mắc phải khi làm việc nhiều với màn hình máy tính. Bạn phải mở to mắt hơn bình thường trong suốt quá trình làm việc sẽ gây nên các triệu chứng như: mắt mờ, nhìn hình có bóng tối, nóng rát mắt, ngứa chảy nước mắt,...
Nhiễm khuẩn
Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các bàn phím và điện thoại di động đều chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và nhiều vi sinh vật khác. Ngoài việc lây lan những căn bệnh như cảm lạnh hay cúm thì cũng có thể dẫn đến việc nhiễm tụ cầu khuẩn và những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng.
Béo bụng
Do ngồi nhiều một chỗ và ít vận động khiến lượng mỡ tích tụ ở vùng bụng nhiều hơn nên dân văn phòng phần lớn đều có xu hướng bụng to hơn bình thường.
Stress
Stress là hậu quả của quá trình căng thẳng thần kinh mãn tính, có thể do áp lực và cường độ làm việc cao. Stress có thể gây ra các bệnh khác như rối loạn giấc ngủ, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp hay triệu chứng đau nửa đầu. Đôi khi, nó cũng khiến bạn khó tập trung công việc như đau giật, thậm chí hoa mắt chóng mặt và xây xẩm.
Những lợi ích không ngờ từ ớt cay Ớt có thể chống ung thư và chữa được nhiều bệnh. Việc sử dụng ớt trong bữa ăn hợp lý mang tới nhiều lợi ích mà không phải ai cũng biết. Chữa bệnh và chống ung thư Chất capsaicin trong ớt có thể chống lại các cơn viêm, đau và chống ung thư. Các chuyên gia đến từ Đại học Oxford (Anh), Trường...