Bệnh Whitmore – nguy hiểm, dễ lây nhiễm khi tiếp xúc
Sau những ngày lũ lụt kéo dài tại miền Trung, số người bị mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là bệnh Melioidosis) đang gia tăng với hàng chục ca bệnh, trong đó đã ghi nhận một số ca tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, Whitmore là bệnh ít gặp, không dễ lây lan thành dịch nhưng bệnh rất dễ mắc, nguy hiểm nhất với những người mắc bệnh mãn tính nên nguy cơ tử vong không hề thấp. Hơn nữa, bệnh không chỉ xuất hiện tại miền Trung sau mưa lũ mà còn được ghi nhận tại nhiều địa phương khác.
PGS-TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho người bệnh mắc bệnh Whitmore
Vi khuẩn gây bệnh trong tự nhiên
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Đáng lưu ý, vi khuẩn B. pseudomallei tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn B. pseudomallei từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Vì thế, Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch.
TS-BS Lê Bửu Châu, Trưởng Khoa Nhiễm B, Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới TPHCM cho biết, bệnh được nhà nghiên cứu bệnh học người Anh tên Alfred Whitmore mô tả đầu tiên vào năm 1911 khi nghiên cứu một trường hợp bệnh ở Rangoon (Myanmar). Biểu hiện của bệnh rất đa dạng, từ nhiễm trùng không triệu chứng đến các thể nặng như viêm phổi kèm nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, áp xe ở nhiều cơ quan trong đó có da. Do vùng da loét bị hoại tử nhiều nên hiện nay bệnh được gọi là “bệnh ăn thịt người” – cách gọi này là chưa chính xác và dễ gây hoang mang cho người dân.
Tại Việt Nam, bệnh Whitmore được biết từ rất lâu, trường hợp đầu tiên được báo cáo vào năm 1925 từ Viện Pasteur Sài Gòn (nay là Viện Pasteur TPHCM) ở một thai phụ 24 tuổi sống tại Thủ Đức. Sau đó, nhiều trường hợp bệnh được ghi nhận ở cả những người lính Pháp và lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Những nghiên cứu trong thời gian gần đây ở nước ta cho thấy, bệnh hiện diện ở nhiều tỉnh thành phía Bắc và phía Nam. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em, mùa mưa nhiều hơn các mùa khác.
Thống kê của BV Bệnh nhiệt đới TPHCM, số người mắc bệnh Whitmore hàng năm tương đối ít, khoảng 20 trường hợp. Đa số các bệnh nhân đến từ TPHCM và các khu vực lân cận như Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An… Tại một số cơ sở y tế khác như BV Bạch Mai, BV đa khoa tỉnh Hòa Bình thời gian qua cũng tiếp nhận khá nhiều trường hợp bệnh Whitmore và số ca mắc đang có chiều hướng gia tăng. Thống kê của Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai, nếu như trước đây, 5-10 năm mới có 20 ca mắc Whitmore thì từ đầu năm 2020 đến nay, trung tâm đã điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân Whitmore. Riêng từ đầu tháng 11 đến nay, đã có 6 bệnh nhân từ các tỉnh Sơn La, Nghệ An và Hà Tĩnh. PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới cho biết, các bệnh nhân đều trên 50 tuổi và có tiền sử bị đái tháo đường, sưng đau khớp gối, nhiễm trùng nặng, có bệnh nhân bị áp xe phổi.
Do có biểu hiện lâm sàng đa dạng nên Whitmore rất dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh khác khiến việc điều trị gặp khó. “Để xác định bệnh cần dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu, hoặc dịch não tủy. Điều trị lâu dài bằng kháng sinh đặc hiệu Ceftazidime hoặc Carbapenem đường tĩnh mạch, thời gian tấn công 2-4 tuần, sau đó sang giai đoạn duy trì bằng Biseptol kéo dài 3-6 tháng”, PGS-TS Đỗ Duy Cường cho biết.
Video đang HOT
Chưa có vaccine phòng bệnh
Qua một số nghiên cứu của Bộ Y tế cho thấy, tại nước ta, khoảng 70% ca bệnh Whitmore nhập viện trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11. Số bệnh nhân tăng tỷ lệ thuận với lượng mưa. Đa số bệnh nhân là nông dân, tuổi từ 50 đến 70, trong đó nhiều người mắc có bệnh nền đái tháo đường hoặc bệnh mãn tính liên quan đến phổi và thận, có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi. Bệnh Whitmore cũng bắt gặp ở tất cả các độ tuổi, cả ở nam và nữ, thường gặp ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước.
Đáng lưu ý, hiện nay thế giới vẫn chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore dù đã có những loại kháng sinh điều trị đặc hiệu. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng và thực hiện ăn chín uống sôi.
Một bệnh nhân mắc bệnh Whitmore bị vi khuẩn gây nhiễm trùng
Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp: hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước, bùn, đặc biệt là nơi bị ô nhiễm nặng; sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn; khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất, nước bị ô nhiễm.
Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch, đảm bảo vệ sinh. Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei và điều trị kịp thời.
Cục Y tế dự phòng vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Whitmore, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm các trường hợp mắc và xử lý điều trị trên địa bàn tỉnh, thành phố, đặc biệt là các vùng nguy cơ cao đã có bệnh nhân mắc bệnh. Tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực để hạn chế các trường hợp tử vong do Whitmore. Chỉ đạo các đơn vị y tế tổ chức điều tra, phân tích dịch tễ các trường hợp mắc bệnh, nguy cơ và các biện pháp phòng chống.
Người mắc bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng như: sốt, sốt kèm lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết… Do vậy, bệnh khó chẩn đoán và tỷ lệ tử vong cao, có thể tới 40% do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn, đối với người có bệnh nền (đái tháo đường, bệnh gan, thận, phổi mãn tính, suy giảm miễn dịch) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh Whitmore
Thời gian gần đây liên tục có sự gia tăng các ca bệnh Melioidosis (hay còn gọi là bệnh Whitmore).
Đây cũng là căn bệnh khiến vị Chủ tịch UBND của một xã tỉnh Quảng Bình tử vong khi cứu hộ người dân trong bão lũ. Vậy những đối tượng nào dễ bị mắc chứng bệnh này và cách phòng tránh ra sao?
Bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm
PGS-TS. Đỗ Duy Cường, GĐ Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai cho biết, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân Whitmore. Riêng từ đầu tháng 11 đến nay có 6 bệnh nhân. Hiện vẫn còn 3 trường hợp mắc bệnh Whitmore đang điều trị tại đây, đến từ các tỉnh Sơn La, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Các bệnh nhân này đều trên 50 tuổi và có tiền sử bị bệnh đái tháo đường, sưng đau khớp gối, nhiễm trùng nặng, có bệnh nhân bị áp xe phổi... Do có biểu hiện lâm sàng đa dạng nên bệnh Whitmore rất dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh khác khiến việc điều trị không hiệu quả.
Điển hình là trường hợp bệnh nhân Trần Văn T 67 tuổi, ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Bệnh nhân làm nghề nông, thường xuyên chăn nuôi, lội nước, ao hồ... Bệnh diễn biến 1 tháng nay với khởi phát là sốt, sưng đau khớp gối phải. Trước vào viện 1 tuần, bệnh nhân xuất hiện sưng đau tăng, sốt cao 39-40 độ C.
Bệnh nhân nhập BV huyện 2 ngày điều trị không đỡ sốt, chuyển BV tỉnh được chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn huyết/viêm phổi/viêm mủ gối. Điều trị 3 ngày không đỡ sốt, bệnh nhân được chuyển đến khoa Cơ xương khớp, BV Bạch Mai và kết quả cấy máu, cấy dịch mủ gối ra vi khuẩn B.pseudomallei.
Hay như bệnh nhân Mè Văn C 56 tuổi, ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La có tiền sử tăng huyết áp nhiều năm điều trị không thường xuyên và đái tháo đường nhiều năm điều trị không rõ loại. Trước khi vào viện khoảng 3 tuần, bệnh nhân xuất hiện sưng nóng đỏ khớp gối phải, sau đó xuất hiện sốt cao 39-40 độ C, sốt nóng kèm rét run...
Điều trị 10 ngày bệnh nhân cắt sốt nhưng ra viện lại sốt kèm sưng đau khớp gối tăng dần, không đi lại được. Bệnh nhân được chuyển đến khoa Cơ xương khớp, BV Bạch Mai và được chẩn đoán viêm khớp do vi khuẩn tụ cầu. Sau vài ngày điều trị, kết quả cấy máu ra vi khuẩn Whitmore.
Bệnh nhân Phạm Đức L ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An còn được chẩn đoán viêm phổi trên nền bệnh đái tháo đường tuýp 2, nghi ngờ ung thư phổi khi xuất hiện ho khan, ho húng hắng kèm sốt cao 39-40 độ C, rét run, mệt nhiều, ăn uống kém. Khi chuyển đến Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai, bệnh nhân được cấy máu ra vi khuẩn B.pseudomallei gây bệnh Whitmore.
TS. Nguyễn Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân Whitemore đang điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai. Ảnh T.M
Người có bệnh mãn tính nguy cơ mắc cao hơn
Theo PGS-TS. Đỗ Duy Cường, Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam. Gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa lũ, tập trung từ tháng 9-11.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng (bao gồm sốt, với các kiểu như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng...).
Bệnh khó chẩn đoán và có tỷ lệ tử vong cao, có thể tới 40% do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (đái tháo đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch...) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bệnh Whitmore hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn, vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín...
Trước tình trạng gia tăng bệnh nhân Whitmore trong thời gian qua, đặc biệt tại các tỉnh miền Trung, Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế khuyến cáo, sau mưa môi trường tại các vùng dân cư bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc bệnh Melioidosis. Đây tuy là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao.
Để chủ động có các biện pháp phòng chống hiệu quả đối với bệnh Melioidosis trên địa bàn 9 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Cục Y tế dự phòng đã yêu cầu các tỉnh tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Melioidosis (bệnh Whitmore); phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao để phát hiện sớm các trường hợp mắc và xử lý điều trị trên địa bàn tỉnh, TP đặc biệt là tại các vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc bệnh Melioidosis.
Tổ chức thu dung, cấp cứu bệnh nhân, điều trị tích cực để hạn chế mức thấp nhất các trường hợp tử vong do bệnh Melioidosis. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị y tế tổ chức điều tra, phân tích về dịch tễ các trường hợp mắc bệnh Melioidosis, phân tích nguy cơ và các biện pháp phòng chống bệnh Melioidosis.
Gia tăng các ca mắc bệnh Whitmore, bệnh có lây từ người sang người? Mới đây, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị đã thông tin về việc ghi nhận 30 ca nhập viện vì bệnh Whitmore do khuẩn Burkholderia pseudomallei. Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt tại một số tỉnh miền Trung xuất hiện các ca bệnh Whitmore (bệnh vi khuẩn ăn thịt người), trong đó đã ghi nhận các...