Cứ thức dậy lúc 3-4h sáng, chị em đang gặp vấn đề gì về sức khỏe?
Giấc ngủ chất lượng đóng vai trò quan trọng giúp bạn luôn khỏe mạnh và tỉnh táo. Nếu có hiện tượng tỉnh giấc nửa đêm, bạn nên tìm ra nguyên nhân để sớm khắc phục hiệu quả.
Chị em phụ nữ thường dễ giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm là do đâu?
Khí huyết không đủ
Phụ nữ thường là đối tượng dễ mắc chứng thiếu hụt khí huyết, không những ảnh hưởng đến sắc diện bên ngoài mà còn gây trở ngại cho một giấc ngủ chất lượng cần thiết. Thời gian khoảng 3 đến 5 giờ sáng chính là lúc kinh lạc ở phổi linh hoạt, đòi hỏi bạn phải có giấc ngủ sâu để đảm bảo sự vận hành này, đồng thời giúp thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn.
Nếu khoảng thời gian này mà bạn dễ tỉnh giấc và sau đó khó có thể ngủ lại thì nên suy xét đến tình trạng khí huyết không đủ, làm ảnh hưởng đến sự lưu thông huyết dịch, tim không được cung cấp đủ máu và oxi nên báo tín hiệu lên não, não bị kích thích sẽ làm bạn giật mình khi đang ngủ.
Bị trầm cảm lâu ngày
Biểu hiện chủ yếu ở giai đoạn đầu của chứng trầm cảm chính là mất ngủ, dễ nằm mộng, dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại. Nếu bạn có hiện tượng này kéo dài từ 2 tuần trở lên, đồng thời ban ngày tâm trạng tiêu cực, dễ kích động và biến đổi, mất đi hứng thú với mọi việc, bất an, khó thở v.v… thì coi chừng đây là tín hiệu cảnh báo bạn đang bị trầm cảm.
Dấu hiệu của tiền mãn kinh
Giấc ngủ chất lượng không phải luôn cố định mà có thể thay đổi theo môi trường, tình trạng sức khỏe lẫn tuổi tác của con người. Theo điều tra thống kê, thông thường phụ nữ khi sắp bước vào độ tuổi mãn kinh, đặc biệt là sau 50 tuổi thì dễ bị tình trạng khó ngủ, thậm chí mất ngủ nhiều ngày .
Do lượng Estrogen trong cơ thể suy giảm, hệ thống thần kinh cũng bị ảnh hưởng khiến cho cảm xúc của bạn dễ kích động, nếu hoàn cảnh gia đình không hài hòa, người thân không có sự quan tâm cần thiết thì phụ nữ tiền mãn kinh càng dễ gặp nhiều triệu chứng bất ổn, trong đó có cả giấc ngủ bị suy giảm.
Thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm gây ra tác hại như thế nào?
Tinh thần sa sút nghiêm trọng
Thời gian dài bị mất ngủ do dễ tỉnh giấc không những gây hại cho thân thể mà tinh thần của bạn cũng ngày càng tệ đi. Ngày hôm sau thức dậy sẽ không có sức sống, uể oải, mệt mỏi, cảm xúc tiêu cực nên dễ bị tác động mà biến đổi xấu v.v… ảnh hưởng chung đến đời sống và mọi sinh hoạt của bạn.
Thị lực bị tổn thương hơn
Nhiều người sau khi tỉnh giấc khó ngủ lại liền mở điện thoại lên để giết thời gian, hệ quả là mắt phải làm việc xuyên đêm trong môi trường thiếu ánh sáng, lâu ngày ảnh hưởng đến thị lực và dễ mắc các bệnh về mắt.
Sức đề kháng và hệ miễn dịch giảm xuống
Giấc ngủ chất lượng là cơ sở đến nâng cao và đảm bảo khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, khi bạn thường xuyên giật mình nửa đêm gây gián đoạn giấc ngủ thì cũng khiến cho sức đề kháng bị tổn hại nghiêm trọng. Các tế bào và tổ chức không thể phục hồi, nội tiết rối loạn, dễ bị bệnh.
Tăng nhanh tốc độ lão hóa da
Thời gian từ 23 giờ đêm cho đến 3 giờ sáng là lúc “dưỡng nhan” lý tưởng, các kinh lạc vận hành đến gan, nếu cơ quan này không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ không thể làm tốt vai trò thải độc, tái sinh các tế bào nên gây ra hiện tượng da ngày càng thô ráp, vàng vọt, nhiều đốm nâu và nếp nhăn, tốc độ lão hóa tăng nhanh.
Tư duy não bộ trì trệ
Não có linh hoạt và nhạy bén hay không luôn có liên quan đến giấc ngủ. Vì vậy khi bạn thường tỉnh giấc ban đêm sẽ khiến tư duy não bộ bị chậm lại, mất đi khả năng sáng tạo , năng lực tư duy và xử lý vấn đề cũng kém đi.
Làm gì để luôn có một giấc ngủ chất lượng?
Ngâm chân trước khi ngủ
Dành khoảng 30 phút để ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp máu huyết lưu thông, thần kinh thư giãn. Bạn sẽ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn, cơ thể được thải độc hiệu quả, đồng thời còn được giữ ấm toàn thân, phòng ngừa cảm mạo.
Buông chiếc điện thoại xuống
Nếu không có việc gì cần thiết thì trước khi ngủ khoảng 1 tiếng, bạn nên tránh xa chiếc điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Sóng điện thoại không những gây hại cho cơ thể mà còn là tác nhân làm bạn khó ngủ, dễ tỉnh giấc, rồi lại vì thế mà tiếp tục tiếp xúc với nó, tạo thành cái vòng tiêu cực.
Chú ý ăn uống hợp lý
Tốt nhất trước khi ngủ bạn không nên ăn uống quá no vì sẽ gây áp lực cho dạ dày và đường ruột, khả năng trao đổi chất của gan cũng suy giảm, khiến bạn không những khó ngủ yên giấc mà còn gây nhiều triệu chứng khó chịu khác.
Vì sao bệnh nhân ung thư cổ tử cung dễ bị tái phát?
Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, 1/3 bệnh nhân đối mặt nguy cơ tái phát.
Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm với phụ nữ nhưng có thể chữa khỏi. Năm 2018, Việt Nam có khoảng 4.200 ca mắc mới ung thư cổ tử cung. Hơn 2.400 người tử vong vì bệnh này. Phần lớn bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị khó khăn.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), ung thư cổ tử cung thường ảnh hưởng phụ nữ đã quan hệ tình dục ở độ tuổi từ 30 đến 45. Bệnh có thể tái phát, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân.
Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung
Theo Mayo Clinic, ung thư cổ tử cung xuất hiện khi các tế bào khỏe mạnh trong cơ quan này có đột biến ở DNA. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và nhân lên với tốc độ nhất định, sau đó, chúng tự chết đi.
Những đột biến khiến các tế bào phát triển vượt tầm kiểm soát và không thể tự hủy. Tế bào ung thư xâm lấn các mô lân cận và vỡ ra khỏi khối u, di căn đến những cơ quan khác trong cơ thể.
Ung thư cổ tử cung chia thành 4 giai đoạn. Trong đó, ở giai đoạn I, tế bào ung thư chỉ phát triển trong tử cung, chưa lan ra ngoài. Giai đoạn II của bệnh hình thành khi các khối u đã "ăn" ra ngoài cổ tử cung nhưng chưa đến khung chậu hoặc phần dưới âm đạo. Trong giai đoạn này, bệnh chưa di căn đến các hạch bạch huyết hoặc vị trí xa.
Nếu tế bào ung thư lan đến phần dưới của âm đạo hoặc khung chậu, bệnh nhân đã ở giai đoạn III. Khi đó, tế bào ung thư chưa lan đến các vị trí xa. Cuối cùng, ở giai đoạn IV, bệnh đã di căn sang các cơ quan lân cận hoặc bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Ảnh: Freepik.
Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung vẫn chưa có kết luận. Dấu hiệu đầu tiên của người mắc ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường. Nó gây hiện tượng xuất huyết trong hoặc sau khi quan hệ, giữa các kỳ kinh hoặc ở độ tuổi mãn kinh.
Ngoài ra, người mắc ung thư cổ tử cung còn gặp tình trạng đau rát, khó chịu khi quan hệ, tiết dịch âm đạo bất thường, có mùi. Vùng lưng dưới, xương chậu đau.
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung còn có thể gặp dấu hiệu: Đau tức lưng dưới, xương chậu và thận dữ dội; táo bón; không kiểm soát được tiểu hoặc đại tiện; tiểu ra máu; sưng phù chân...
Hiện nay, ung thư cổ tử cung được chia làm 2 loại chính là ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến.
Trong đó, loại đầu tiên sẽ khởi phát khối u ở tế bào vảy lót bên ngoài của tử cung, sau đó tiến sâu vào âm đạo. Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung là loại này. Ung thư biểu mô tuyến ít gặp hơn. Nó khởi phát từ tế bào tuyến hình cột nằm trong ống cổ tử cung.
Nữ giới nên tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm. Ảnh: Freepik.
Gần 35% bệnh nhân có nguy cơ tái phát ung thư
Theo Cancer Treatment Centers of America, triệu chứng tái phát ung thư cổ tử cung có thể xảy ra vài tháng hoặc vài năm sau khi điều trị. Tổ chức này ước tính, thế giới có gần 35% trường hợp bị tái phát ung thư cổ tử cung hoặc mắc bệnh dai dẳng. Hầu hết ca tái phát đều xảy ra trong vòng 2 năm sau khi điều trị.
Ung thư cổ tử cung và nhiều loại khác có thể tái phát do các vùng nhỏ của tế bào ác tính vẫn còn sót trong cơ thể sau khi điều trị. Theo thời gian, những tế bào này có thể nhân lên và phát triển gây các triệu chứng. Ung thư tái phát khi nào và ở đâu phụ thuộc từng loại bệnh. Bệnh có 3 loại tái phát phổ biến. Đó là tái phát cục bộ, khu vực và tái phát xa.
Các khối u ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả khung chậu, khoang bụng hoặc phổi, gan, xương. Theo Trung tâm Ung thư Cổ tử cung của Đại học Columbia, Mỹ, các vị trí tái phát phổ biến nhất là vòng bít âm đạo, khung chậu, hạch cạnh động mạch chủ, phổi và hạch thượng đòn.
Các triệu chứng tái phát ung thư cổ tử cung ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Với trường hợp tái phát tại chỗ, bệnh nhân bị chảy máu âm đạo bất thường sau khi quan hệ tình dục hoặc thời kỳ mãn kinh.
Âm đạo cũng tiết dịch bất thường như nước, màu hồng, có mùi hôi. Cùng đó, người bệnh bị đau vùng chậu khi làm "chuyện ấy", rò rỉ nước tiểu từ âm đạo.
Nếu tái phát ung thư thể đã di căn, bệnh nhân có các dấu hiệu như: giảm cân, mệt mỏi, đau lưng, đau hoặc sưng chân, nhức xương...
Hơn 35% bệnh nhân có nguy cơ tái phát ung thư cổ tử cung. Ảnh: Mayo Clinic.
Trung tâm Ung thư Cổ tử cung của Đại học Columbia tiên lượng thời gian sống trung bình sau tái phát của bệnh nhân thường là 10-12 tháng. Nguy cơ tái phát liên quan tình trạng hạch bạch huyết, kích thước khối u và mức độ xâm lấn của nó tới các bộ phận khác.
Tổ chức này ước tính người mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có 20% khả năng tái phát. Giai đoạn càng nặng, khả năng tái phát càng cao, lên đến 75%. Do đó, sau khi điều trị hoặc được chẩn đoán, bệnh nhân nên tái khám và theo dõi ít nhất 5 năm.
Tương tự như lần phát hiện đầu, ung thư cổ tử cung khi tái phát sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật triệt căn, hóa trị, xạ trị. Tùy vào giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ đưa phác đồ điều trị phù hợp.
Trong đó, phẫu thuật là phương pháp phổ biến trong giai đoạn sớm. Cách này sẽ khoét chóp cổ tử cung hoặc cắt toàn bộ cơ quan này để loại bỏ các khối u, tế bào ác tính.
Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể chữa khỏi nên yếu tố then chốt là chúng ta phát hiện bệnh sớm. Theo tổ chức Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh, ung thư cổ tử cung cũng như những bệnh hiểm nghèo khác không có cách ngăn ngừa tuyệt đối. Tuy nhiên, chúng ta có cách để giảm nguy cơ mắc bệnh. Tổ chức trên khuyến cáo phụ nữ nên kiểm tra cổ tử cung thường xuyên để phát hiện sớm các bất thường của tế bào trong cơ quan này.
Bị sa sinh dục, không đi khám lại tự ý xông hơi nhiều lần dẫn đến bỏng loét, người phụ nữ phải đến viện cầu cứu Nghe lời khuyên làm theo cách dân gian, người phụ nữ tự ý xông hơi nhiều lần "vùng kín" để khối sa sinh dục rút lên nhưng hậu quả là bị bỏng loét nên phải đến bệnh viện cầu cứu. Đó là trường hợp của bà P.T.N. (66 tuổi, ngụ Châu Thành, Hậu Giang) được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa Trung Ương...