Bệnh thuỷ đậu ở người lớn và những biến chứng nguy hiểm, khó lường
Mặc dù đối tượng dễ mắc bệnh thuỷ đậu là trẻ em dưới 15 tuổi, nhưng người lớn vẫn hoàn toàn có thể mắc phải căn bệnh này.
Vậy bệnh thuỷ đậu ở người lớn có nguy hiểm không? Nó gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của bạn?
Mặc dù bệnh thủy đậu ở người lớn không phổ biến như ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra. Nhất là với những người có sức đề kháng yếu, chưa từng bị thủy đậu hoặc không tiêm vaccin phòng bệnh.
Bệnh thủy đậu ở người lớn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị thường gặp.
1. Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn
Bệnh thủy đậu ở người lớn có triệu chứng tương tự với trẻ em. Tuy nhiên chúng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều khi biến chứng. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường xuất hiện từ 1 – 3 tuần sau khi virus tấn công cơ thể.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh là sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ thể…Những dấu hiệu này thường bắt đầu từ 1 đến 2 ngày trước khi phát ban xuất hiện. Sau đó trên cơ thể sẽ xuất hiện các đốm đỏ và lan ra toàn thân.
Các đốm đỏ phát triển thành mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu. Sau đó chúng sẽ vỡ ra, trở thành các vết loét, kết vảy và bong tróc. Mụn nước xuất hiện trên khắp cơ thể, thường dao động từ 250 đến 500 nốt.
Mọc mụn nước là dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn – Ảnh: Internet
2. Những đối tượng có nguy cơ mắc thủy đậu cao ở người lớn
Thuỷ đậu ở người lớn thường xảy ra ở những người chưa từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc chưa từng tiêm vaccin phòng bệnh. Những người này bị chi phối bởi các yếu tố nguy cơ như:
- Sống, sinh hoạt với trẻ em dưới 12 tuổi, chưa được tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu.
Video đang HOT
- Làm việc trong môi trường tập trung nhiều trẻ nhỏ như trường học, công viên giải trí,…
- Tiếp xúc trực tiếp với nốt ban hoặc dịch tiết của bệnh nhân thủy đậu hoặc Zona.
- Sử dụng chung đồ dùng, hoặc chạm vào vật dụng các nhân của người bệnh như quần áo, chăn màn, giường chiếu,…
Thông thường bệnh thủy đậu ở người lớn không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nó mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khiến bệnh nhân phải nhập viện thậm chí là tử vong.
Một số biến chứng thường gặp khi người lớn bị thủy đậu như: Nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, xương hoặc mô mềm,… Gây ra các vấn đề về xuất huyết, mất nước, viêm não hoặc viêm phổi. Hội chứng Reye, hội chứng sốc độc.
Phụ nữ mang thai chưa từng mắc thủy đậu, người dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch, người có hệ miễn dịch suy yếu, đang sử dụng thuốc, mới trải qua phẫu thuật ghép tạng, tủy xương,… là những đối tượng có nguy cơ bị biến chứng cao khi mắc thủy đậu.
Thuỷ đậu ở người lớn, đối tượng dễ mắc là phụ nữ mang thai – Ảnh: Internet
3. Diễn biến bệnh thủy đậu ở người lớn
Giống như ở trẻ em, thủy đậu ở người lớn cũng trải qua 4 giai đoạn phát triển bệnh.
- Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Đối với người có hệ miễn dịch suy yếu thời kỳ ủ bệnh sẽ ngắn hơn.
- Giai đoạn khởi phát: Thời kỳ này thường kéo dài từ 1 – 2 ngày. Dấu hiệu bệnh giai đoạn này là sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C. Người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, phát ban đỏ trên da.
- Giai đoạn toàn phát: Ở thời kỳ này, người bệnh bắt đầu hạ sốt, nổi các nốt mụn nước đỏ, hồng. Các nốt phỏng bắt đầu xuất hiện ở da đầu, mặt, sau đó lan xuống toàn thân. Tùy vào cơ địa của từng người mà số lượng nốt ban có thể nhiều hoặc ít.
- Giai đoạn hồi phục: Sau giai đoạn toàn phát khoảng 1 tuần, các nốt mụn nước sẽ đóng vảy và bong tróc. Hầu hết các mụn nước không để lại sẹo, ngoại trừ trường hợp bị bội nhiễm do tổn thương hoặc không được chăm sóc đúng cách.
4. Điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn
Dù ở người lớn hay trẻ em, nguyên tắc đầu tiên khi điều trị thủy đậu là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương. Điều này giúp hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu tránh các hành động cào, gãi của bệnh nhân. Đồng thời nó giúp hạn chế nốt đậu lây lan ra các vùng da khác.
Đối với các nốt đậu vỡ, cần được thoa thuốc sát trùng nhẹ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất.
Khi các nốt phỏng có dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xử lý kịp thời, tránh mất nước hoặc bội nhiễm nguy hiểm.
Ngoài ra khi điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn có thể sử dụng thuốc bôi giảm ngứa, thuốc hạ sốt, giảm đau theo khuyến nghị của bác sĩ.
Đối với một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể kê đơn thuốc acyclovir hoặc valacyclovir, chống virus, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Thời gian khỏi bệnh thủy đậu ở người lớn thường từ 10 đến 14 ngày sau khi mụn nước đóng vảy và bong vảy. Tùy vào cơ địa của từng người mà thời gian khỏi bệnh có thể lâu hoặc nhanh hơn.
Điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn không quá khó khăn nếu người bệnh chủ động trong điều trị – Ảnh: Internet
5. Đối tượng nào không nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu?
Mặc dù tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu được thực hiện ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên để phòng tránh dịch bệnh bất cứ ai cũng nên tiêm vaccine thủy đậu. Nhưng có một số đối tượng người trưởng thành tuyệt đối không nên tiêm vaccine thủy đậu để tránh những nguy cơ có thể xảy ra:
- Không nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho người lớn mắc bệnh nặng, có sức đề kháng yếu.
- Phụ nữ có kế hoạch mang thai trong 30 ngày không nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu.
- Người uống thuốc steroid hoặc mắc bệnh gây tổn hại hệ miễn dịch. Những đối tượng này có thể bị dị ứng với một số thành phần của vaccine như gelatin, neomycin.
Điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn không quá khó. Tuy nhiên, để điều trị nhanh chóng đòi hỏi tính chủ động cao ở người bệnh. Bên cạnh đó bạn cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin về bệnh để phòng tránh và điều trị đúng cách cũng như hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Trên đây là một số thông tin cần thiết, liên quan đến bệnh thủy đậu ở người lớn. Hy vọng với những kiến thức này bạn sẽ có kế hoạch phòng tránh bệnh thủy đậu cho cả gia đình khi mùa dịch đang đến gần.
Viêm da mủ là bệnh gì?
Viêm da mủ là tình trạng trên da xuất hiện những mụn mủ, tập trung nhiều ở những vùng da nhiều lông và nhiều mồ hôi, ở các nếp kẽ, lỗ chân lông.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Tạ Quốc Hưng, khoa Da liễu Thẩm mỹ da, bệnh viện đại học Y dược TP HCM, cho biết viêm da mủ hay còn gọi là nhiễm trùng da. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, thường gặp nhất vào mùa hè, thường không nguy hiểm tính mạng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, phổ biến nhất là do hai loại vi khuẩn: tụ cầu vàng và liên cầu. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bệnh sẽ xuất hiện ở những nhóm người khác nhau, trong đó thường gặp hơn ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, người suy giảm miễn dịch và nhóm người thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh.
Theo bác sĩ, tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện hiện có thể khác nhau. Đối với nguyên nhân do tụ cầu vàng, thường gây tổn thương ở nang lông, khiến lỗ chân lông hơi sưng đỏ, đau, sau đó thành mụn mủ nhỏ. Bệnh gây nhọt, nếu số lượng nhiều có thể kèm theo sốt, hạch bạch huyết sưng đau thường gặp ở người suy nhược, giảm sức đề kháng; viêm tuyến mồ hôi, tuyến bã ở vùng nách...
Đối với nhóm nguyên nhân do liên cầu khuẩn, người bệnh dễ bị chốc lây tạo thành từng đám vẩy vàng sâu dính bết tóc, da trợt đỏ, rớm dịch hay chốc loét thường gặp ở bệnh nhân suy dinh dưỡng có bệnh tiểu đường, nghiện rượu hoặc chốc mép, hăm, viêm quầng...
Nếu người mắc bệnh viêm da mủ được chẩn đoán, điều trị sớm và đúng cách thì chỉ sau 5-7 ngày, những tổn thương trên da sẽ nhanh chóng khô bề mặt, bong vẩy da và bệnh nhân sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh là trẻ sơ sinh, người già hoặc bệnh nhân có kèm bệnh khác cần cẩn trọng. Ở trẻ em, tỷ lệ tử vong 50% nếu có biến chứng.
Bác sĩ cho biết, tùy từng dạng viêm da mủ mà bác sĩ cho thuốc điều trị thích hợp. Bệnh nhân không tự ý dùng kháng sinh, thuốc bôi, dán cao, đắp lá và không được cào xước vùng da bị viêm, không chích nặn những mụn đang viêm tấy, chưa hóa mủ... dễ dẫn đến lở loét, nhiễm trùng, nhiễm độc.
Để phòng bệnh viêm da mủ, phải vệ sinh thân thể sạch sẽ, không nên ăn quá nhiều đồ nóng có hàm lượng đường cao. Tăng cường bổ sung vitamin, chế độ ăn nhiều đạm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Với trẻ em nên tắm nước chè tươi, sài đất, mướp đắng... có tác dụng phòng viêm da mủ rất hiệu quả.
Khi có những triệu chứng của bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám để phòng biến chứng như viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết, viêm não...
Cụ ông 95 tuổi nguy kịch vì nhiễm trùng đường mật Cụ ông L.V.L. (95 tuổi, trú tại An Giang) được đưa vào viện do đau vùng thượng vị, nôn ói nhiều. Sau 1 ngày điều trị tại bệnh viện địa phương, tình trạng bệnh không thuyên giảm, ông được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Vĩnh Long) trong tình trạng đau nhiều hạ sườn phải, huyết áp tụt...