Bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết lan nhanh ở miền Tây
Bệnh tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh miền Tây, trong đó Bạc Liêu có đến 4 trẻ thiệt mạng. Sốt xuất huyết cũng tăng nhanh ở Cà Mau.
Chiều 26/8, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa có thêm một trẻ ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) tử vong do bệnh tay chân miệng. Như vậy, từ đầu năm tỉnh này đã ghi nhận gần 500 trẻ nhiễm bệnh. Vài ngày trước bệnh này cũng đã cướp đi tính mạng 3 trẻ ở huyện Giá Rai, Đông Hải và Hòa Bình.
Tại Đồng Tháp trung bình mỗi tuần ngành y tế phát hiện gần 200 ca nhiễm tay chân miệng. Toàn tỉnh từ đầu năm có khoảng 2.200 ca, tăng gần 7 lần so với năm ngoái.
Một trẻ em bị bệnh tay chân miệng. Ảnh: Thiên Phước
Video đang HOT
Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Nguyễn Thanh Dân (Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau) cho biết, bệnh tay chân miệng cũng đang xuất hiện khắp nơi ở tỉnh cực Nam tổ quốc. Đến chiều 26/8 ngành y tế tỉnh Cà Mau ghi nhận có 902 ca, tăng hơn 9 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cao nhất là TP Cà Mau, huyện Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh… làm 3 trẻ thiệt mạng.
Không chỉ có bệnh tay chân miệng mà bệnh sốt xuất huyết cũng tăng mạnh tại tỉnh này với trên 4.250 ca, tăng trên 14 lần so với cùng kỳ năm trước làm thiệt mạng 3 bệnh nhi. Trong đó bệnh được phát hiện nhiều ở huyện Trần Văn Thời (955 ca), Đầm Dơi (669 ca), Cái Nước (549 ca)…
Theo VNE
Bệnh tay chân miệng lan rộng
Đến thời điểm này, số trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng (TCM) trong cả nước đã lên đến 85 ca. Đáng lo ngại là bệnh đang xuất hiện và lan rộng ở hầu hết các tỉnh phía bắc. Thông tin trên được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết vào chiều ngày 25-8.
Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 35.623 ca mắc TCM tại 59 tỉnh, thành và 17 địa phương có ca tử vong.
Trong những ngày qua, nhiều đoàn phòng chống dịch của Bộ Y tế vẫn tiếp tục kiểm tra tại các địa phương "nóng" về bệnh ở phía Nam như: An Giang, Đồng Tháp, Long An...
Bên cạnh đó, hầu hết các tỉnh phía bắc cũng đã xuất hiện bệnh như Thanh Hóa, Hòa Bình, Hải Dương, Hà Nội...
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, lo ngại: Mặc dù số bệnh tại các địa phương phía bắc vẫn chỉ rải rác nhưng có khả năng sẽ gia tăng, lan rộng và mạnh hơn về cường độ nếu không chủ động khoanh vùng dập dịch sớm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn và các đoàn chuyên gia của Bộ Y tế đã trực tiếp kiểm tra phòng chống dịch tại Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa, Hòa Bình...
Bệnh nhi điều trị TCM tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM).
* Tại TP.HCM, chiều nay 25-8, Sở Y tế TP.HCM đã có buổi họp khẩn với giám đốc các trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, đề nghị tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch TCM trong khi số ca mắc và tử vong vẫn gia tăng.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của UBND TP.HCM trong buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM tháng 8 vào chiều nay, hiện TP cũng đang phải đối phó với bệnh sốt xuất huyết gia tăng (với hơn 1.135 ca) và có 2 ca mắc cúm A/H1N1 tử vong trong tháng này.
TP.HCM hiện là địa phương đang có số ca mắc TCM cao nhất nước, với hơn 7.683 ca mắc và 24 ca tử vong (tính từ đầu năm đến nay). Số ca mắc TCM cao gấp 3 lần cùng kỳ năm 2010.
Theo PLXH
Trẻ đã bị tay chân miệng vẫn có thể mắc bệnh trở lại Tư vấn cùng độc giả VnExpress.net sáng nay, hai bác sĩ Lê Phan Kim Thoa và Lê Hồng Nga khẳng định bệnh tay chân miệng có thể tái trở lại trên một bệnh nhân, cả người lớn cũng có thể bị lây. Vệ sinh và phát hiện sớm là những biện pháp phòng bệnh, ngăn nguy cơ tử vong. - Tôi muốn hỏi...