Bệnh phong thấp với tuổi già
Người cao tuổi (NCT) tạng thận bắt đầu hư suy, nguyên khí từ đó bắt đầu suy giảm. Theo Cảnh Nhạc toàn thư: “Mệnh môn là gốc của nguyên khí. Âm khí của ngũ tạng không có nó thì không thể tu dưỡng, dương khí của ngũ tạng không có nó thì không thể phát triển…”.
Từ đó suy ra thận khí suy giảm làm cho công năng của các tạng phủ suy giảm theo, nhất là tạng can suy giảm rõ rệt. Thiên âm dương ứng tượng đại luận sách Tố Vấn nói: “Thận sinh cốt tủy…can sinh gân” Điều đó, lý giải vì sao NCT gân xương yếu kém, hoạt động không được lanh lợi. Không những thế, khi mệnh môn hỏa suy, hỏa không sinh được thổ khiến cho công năng vận hóa của tỳ không được lưu lợi nên dinh vệ khí huyết không được dồi dào. Vì thế,chức năng vệ khí không được mạnh mẽ, nhanh nhẹn, dẫn đến công năng bảo vệ cơ thể trước ngoại tà bị suy giảm…
Nước ta thuộc xứ nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm lớn lại có mùa đông lạnh. Thời tiết nóng lạnh đột ngột làm cho con người phải thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt.Vì lẽ đó, tà khí (phong, hàn, thấp) dễ cảm nhiễm vào cơ thể mỗi con người. Đối với NCT nguyên khí hao tổn, vệ khí hư suy, mỗi lần thời tiết thay đổi, nhất là nóng lạnh đột ngột là một lần tà khí có thời cơ xâm nhập vào cơ thể. Nếu còn nông, tà khí làm cản trở đường huyết mạch ngoài bì phu gây nên hiện tượng tê, đau, nhức, mỏi….Khi tà khí lấn sâu vào phần lý làm nghẽn tắc các đường kinh lạc gây nên hiện tượng đau nhức dữ dội, nhất là gân cốt người già vốn đã suy yếu, khi tà khí xâm nhập vào gây nên hiện tượng tê buốt, nhức nhối, vận động khó khăn. Tà khí còn khu trú ở các khớp xương làm cho các khớp sưng, đau, nhức, buốt làm hạn chế cử động. Thậm chí tà khí còn làm nghẽn tắc một đường kinh lạc làm tê bại hoặc teo nhẽo một chi, có khi nhức buốt tới mức nằm ngồi không yên. Trời càng lạnh, tà khí (hàn tà) càng lấn sâu thì càng nhức buốt, tê dại… Dân gian gọi là bệnh Phong tê thấp (thuộc chứng tý của y học cổ truyền). Ở nước ta, đặc biệt là miền Bắc khí hậu khắc nghiệt, có tới 70-80% số người mắc bệnh phong tê thấp ở những mức độ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là người già.
Trước thực tế trên, phương thuốc trị bệnh phong tê thấp trên cơ sở biện chứng luận trị: Do tà khí (phong, hàn, thấp) xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh, trước hết phải xua đuổi tà khí, đồng thời bồi bổ khí huyết nhằm phục hồi chính khí góp phần xua đuổi tà. Ngoài ra còn bồi bổ can, thận để phục hồi chức năng của gân cốt làm cho người bệnh nhanh chóng bình phục sức khỏe. Việc bồi bổ chính khí còn hỗ trợ công năng điều đạt của vệ khí trước ngoại tà. Đó là phép “Công bổ cùng dùng” và ” Tiêu bản đồng trị”
Hình minh họa
Phương dược:
Video đang HOT
Thương nhĩ tử 14g khương hoạt 6g Tất bát 12g Tục đoạn 12g Phòng phong 12g Độc hoạt 6g Cẩu tích 14g Đương quy (tẩm rượu)14g Hoàng kỳ (tẩm mật)14g Hà thủ ô 14g Cam thảo 4g Đại táo 3 quả. Sắc ngày 1 thang, uống 3 lần (ba lần đun, ba lần uống). Uống cách xa bữa ăn 30 phút.
Kiêng: Rau muống, đỗ xanh còn nguyên vỏ, thịt gà, cá chép, cá quả, ếch, ba ba và các chất tổn hại chính khí như cà phê, thuốc lá.
Phương dược này chúng tôi đã vận dụng chữa trị phong tê thấp, giúp nhiều người qua khỏi
Ý nghĩa phương dược:
Phương dược dùng các vị tân ôn: Thương nhĩ tử, phòng phong, tất bát, khương hoạt, độc hoạt để khu phong, tán hàn, táo thấp cùng các vị:Cẩu tích, tục đoạn, Hà thủ ô bồi bổ can thận làm mạnh gân xương. Hoàng kỳ, Đương quy bổ khí, dưỡng huyết làm cho khí huyết dồi dào, chính khí hưng thịnh. Ngoài ra, phương dược còn dùng cam thảo, đại táo vừa dẫn dược vừa bồi bổ chính khí. Trong phương các vị dược được phối ngũ chặt chẽ, đồng bộ, hài hòa. Cùng với việc xua đuổi tà khí còn bồi bổ chính khí là phương thức phối ngũ dựa trên nguyên tắc “Nhân cường tật nhược” làm cho phương thuốc thêm hiệu nghiệm.
Theo vietbao
Nguy cơ tai biến do sản phụ mang đa thai
Những cháu bé trong ca sinh tư
Sản phụ mang đa thai thường phải đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe thai kỳ, tai biến sản khoa, con thường bị non tháng, nhẹ cân.
Mới đây, sản phụ Trần Thị Tình (32 tuổi, ngụ huyện Lai Vung Đồng Tháp) được Bệnh viện (BV) Đa khoa khu vực Đồng Nai chuyển cấp cứu đến BV Từ Dũ - TPHCM do bị tiền sản giật, dọa sinh non. Đây là một ca sinh khó với nhiều nguy hiểm cho mẹ và con: 4 bé gái ra đời rất nhẹ cân, có bé chỉ 1,2 kg và cả gia đình phải lưu lại BV gần một tháng để chăm sóc y tế.
Những cháu bé sinh non trong ca sinh 4 của sản phụ Trần Thị Tình được săn sóc đặc biệt tại Bệnh viện Từ Dũ
Dễ tai biến khi sinh
Theo bác sĩ (BS) Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Từ Dũ, đây là một ca đa thai điển hình vì sản phụ phải đối diện với nguy cơ sinh khó, tai biến, con non tháng và nhẹ cân, gây rất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc về sau. Nhiều người quan niệm sai lầm khi cho rằng "ông bà thương" mới được đa thai hoặc sinh đôi, sinh ba sẽ dễ nuôi.
"Phụ nữ thông thường khi mang thai một đứa trẻ có cân nặng trung bình (khoảng 3 - 3,5 kg) kèm các phần phụ khác như bánh nhau, nước ối... thì thể tích tử cung tăng lên 5 lít. Với phụ nữ mang đa thai, thể tích này có thể tăng gấp đôi hoặc hơn nữa. Việc mang một cái thai quá to chắc chắn gây cho sản phụ nhiều mệt mỏi, khả năng lao động bị cản trở" - BS Hải cho biết.
Bên cạnh đó, các cơ quan như tim, phổi có thể bị chèn ép hoặc phải hoạt động quá mức làm bộc phát một số bệnh lý trong thời gian mang thai, thậm chí là phù phổi cấp hay các bệnh lý tim mạch cực kỳ nguy hiểm cho sản phụ. "Sản phụ mang đa thai cũng dễ bị sưng phù, giữ nước ở phần thân dưới nhiều hơn do thai quá to gây chèn ép các mạch máu ở vùng bụng, cản trở tuần hoàn" - BS Hải phân tích.
BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TPHCM, cho biết: "Sản phụ mang đa thai dễ gặp rủi ro hơn sản phụ mang đơn thai. Đáng lo ngại nhất là khi sinh, do diện nhau bám rộng và tử cung căng dãn quá mức, sản phụ có thể gặp các tai biến như đờ tử cung, băng huyết, chảy máu sau sinh... Đây cũng là những ca sinh khó, nhiều khi phải mổ vì ngôi thứ các thai nhi không bình thường. Sản phụ cũng có nguy cơ bị vỡ, nứt vết mổ cũ trong quá trình mang thai và sinh nở do thai quá to, nếu đã từng sinh mổ trước đó".
Nên tầm soát trước
BS Hải nhấn mạnh: "Khi sinh, sản phụ mang đa thai nên tìm đến những BV có đầy đủ phương tiện hồi sức, các phẫu thuật viên sản khoa nhiều kinh nghiệm và có đơn vị chuyên trách chăm sóc trẻ sơ sinh. Các cháu bé sinh đôi, sinh ba hay nhiều hơn, đa phần là non tháng, nhẹ cân và có nhiều yếu tố bất lợi khác cần được săn sóc đặc biệt".
Sản phụ cũng cần được theo dõi sát sao, kiểm tra sức khỏe tổng quát các cơ quan chức năng, nhất là hệ tuần hoàn và yếu tố đông máu tham vấn BS để có chế độ dinh dưỡng phù hợp tầm soát các bất thường ở thai nhi vào lúc thai 11-13 tuần tuổi. Việc khám, tầm soát thai thường xuyên ở trường hợp đa thai rất quan trọng. Bởi lẽ, khi các thai nhi nằm chen chúc nhau trong một bào thai thì việc phát hiện các bất thường cũng như thai có phát triển đồng đều hay không sẽ khó khăn hơn so với đơn thai.
Theo BS Thông, đa thai được xếp vào nhóm thai kỳ có nguy cơ nên thai phụ rất cần được theo dõi, khám tại các BV chuyên khoa sản lớn, đầy đủ phương tiện. Ngoài việc khó phát hiện bất thường ở thai, hội chứng truyền máu cho nhau giữa các bào thai rất đáng lo ngại, có thể dẫn đến tình trạng một thai sống, còn một thai chết lưu. Đây là trường hợp rất khó xử lý nếu muốn bảo toàn cho bào thai sống, bào thai chết lưu để lâu ngày cũng có thể gây bệnh lý về đông máu ở mẹ, rất nguy hiểm khi sinh.
Có thể phát hiện sớm đa thai
BS Trần Ngọc Hải cho rằng tình trạng đa thai có thể được phát hiện sớm sau 2-3 tuần thai phụ trễ kinh. Khi biết có thai, phụ nữ nên đặc biệt chú ý khám thai. Bởi lẽ, khi khám, ngoài việc xác định được số lượng túi thai, còn có thể kiểm tra tim phôi có hoạt động hay không, xác định thai trong hay ngoài tử cung, phát hiện các bất thường và bệnh lý có thể ảnh hưởng tới thai kỳ ở sản phụ.
Theo vietbao
8 nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ Sự suy giảm trí nhớ không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh Ngoài Alzheimer, một số tác nhân khác như stress mạn tính, trầm cảm... cũng gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ. 1. Stress mạn tính Khi bị stress, một chuỗi thay đổi về hóa sinh diễn ra trong cơ thể kích thích hệ thống phản ứng "chống...