Bệnh nhân ung thư: Hãy vận động chăm chỉ thay vì nằm nghỉ!
Đó là lời khuyên từ PGS. TS Jorge Nieva thuộc Viện Ung thư toàn diện USC Norris, Đại học Nam California (Mỹ), chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu ung thư, dành cho các bệnh nhân.
Yoga được xem là cách vận động nhẹ nhàng và phù hợp đối với các bệnh nhân ung thư, kể cả khi bệnh nhân đang được hóa trị, xạ trị – ẢNH: AN DY
Ngày 8.10, tại diễn đàn dành cho bệnh nhân ung thư Việt Nam được tổ chức tại Đà Nẵng, PGS.TS Jorge Nieva thuộc Viện Ung thư toàn diện USC Norris, Đại học Nam California (Mỹ), đã chia sẻ vai trò của vận động đối với quá trình điều trị và phục hồi của các bệnh nhân ung thư.
Ông Jorge Nieva chia sẻ trong vai trò của một người được trao tặng chứng nhận xuất sắc của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, là tác giả và đồng tác giả của gần 50 nghiên cứu về ung thư.
Theo ông Jorge Nieva, tình trạng vận động là yếu tố dự báo sinh tồn mạnh mẽ nhất ở bệnh nhân có giai đoạn ung thư nguy cấp. Điều quan trọng là các bác sĩ theo dõi điều trị phải hiểu được mức độ vận động của bệnh nhân. Thông qua các nghiên cứu lâm sàng mà ông thực hiện đối với các bệnh nhân ung thư của mình, ông đúc kết: “Bệnh nhân chăm vận động có tỉ lệ biến chứng thấp nhất trong điều trị”.
Video đang HOT
Cụ thể, ông Jorge Nieva đã tiến hành nghiên cứu vận động của bệnh nhân ung thư theo thang điểm Karnofsky và thang ECOG (thang điểm phổ biến đánh giá vận động của bệnh nhân ung thư), cho thấy mức độ hoạt động càng cao thì tỉ lệ tử vong càng thấp.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những bệnh nhân ít hoạt động hơn, dành ít hơn 5 giờ/60 ngày để đi bộ hoặc cố gắng di chuyển, đã cần những can thiệp cấp bách nhất của bác sĩ chuyên khoa ung thư. Trong khi các bệnh nhân chịu khó vận động thì có ít vấn đề hơn”, ông Jorge Nieva nói.
Những bệnh nhân nào vận động thường xuyên nhất thì đáp ứng quá trình điều trị cao nhất, và tỉ lệ tử vong thấp hơn so với các bệnh nhân ít vận động, thậm chí không vận động.
Đặc biệt, quan sát của ông Jorge Nieva đối với bệnh nhân ung thư tại Việt Nam cho thấy phần lớn các y, bác sĩ và người bệnh, người nhà bệnh nhân không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề vận động của bệnh nhân.
Theo ông Jorge Nieva, người Việt Nam có xu hướng suy nghĩ là sẽ “không làm gì cả, không vận động gì cả và muốn nghỉ ngơi hoàn toàn” đối với bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân ung thư, và điều này thực sự không tốt cho người bệnh.
Cần có sự đồng thuận giữa bác sĩ và bệnh nhân trong việc định lượng vận động của bệnh nhân mỗi ngày, để tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất, cách theo dõi tiến triển bệnh tốt nhất. Bởi vì, bệnh nhân và bác sĩ bất đồng về mức độ hoạt động của bệnh nhân có liên quan đến việc tăng 16% nguy cơ tử vong đối với bệnh nhân.
Chia sẻ cùng các bệnh nhân ung thư Việt Nam, ông Jorge Nieva cũng đề cập đến việc cài đặt những ứng dụng miễn phí để theo dõi vận động của con người trên điện thoại thông minh. Các ứng dụng này có thể kiểm soát thang vận động, duy trì sự đều đặn của vận động và đánh giá khả năng vận động của bệnh nhân.
Theo các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy, vận động phù hợp nhất đối với bệnh nhân ung thư, tùy giai đoạn, đó là nỗ lực đi bộ trong vòng 1 giờ đồng hồ trong mỗi ngày và duy trì đều đặn nó song song với quá trình điều trị. Quan điểm này của ông Jorge Nieva được đông đảo các chuyên gia về lĩnh vực điều trị ung thư trong nước và quốc tế tán đồng, để đảm bảo rằng bệnh nhân có đủ sự hỗ từ gia đình và cộng đồng để chịu đựng được quá trình điều trị ung thư bằng bất kỳ phương pháp nào.
“Tôi cần các bạn đi ra ngoài kia và nói với bệnh nhân ung thư rằng, tôi muốn các bệnh nhân ung thư vận động. Bởi vì rất khó mà giữ cơ bắp, duy trì ổn định hoạt động của các cơ quan và sức khỏe của mình khi bạn đang trong quá trình hóa trị, xạ trị. Hãy yêu thương người thân, người bệnh bằng cách dẫn họ ra đường và đi bộ, thư giãn cùng họ. Hãy cùng chúng tôi chia sẻ thông điệp này đến với mọi người”, ông Jorge Nieva nói.
Theo thanhnien
Hệ sinh thái đầu tiên cho cộng đồng bệnh nhân ung thư
Ngày 8.10, "Diễn đàn bệnh nhân ung thư 2018" tổ chức tại TP.Đà Nẵng thu hút gần 200 bệnh nhân ung thư và người thân đến từ các tỉnh, thành trên cả nước tham gia.
Hệ sinh thái dành riêng cho bệnh nhân ung thư VN để mọi người cùng giao lưu, chia sẻ các vấn đề liên quan đến ung thư và điều trị ung thư - AN QUÂN
Chương trình do Dự án hỗ trợ bệnh nhân ung thư Muối - Salf Cancer Initiative (SCI) phối hợp thực hiện, nhằm giúp đỡ các bệnh nhân ung thư về tinh thần cũng như quá trình thu thập những thông tin cần thiết về khám, điều trị.
Các bệnh nhân được gặp trực tiếp bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ung bướu đến từ Mỹ, Nhật Bản...; được chia sẻ kiến thức, điều trị bệnh và truyền cảm hứng sống.
Dịp này, dự án chính thức công bố mô hình "Hệ sinh thái đầu tiên dành riêng cho cộng đồng bệnh nhân ung thư VN".
Mục đích đặt ra là kết nối bệnh nhân ung thư, chia sẻ 24 giờ cùng bệnh nhân ung thư với những nhu cầu thiết yếu cần được xã hội đồng hành; cung cấp những dịch vụ hỗ trợ như chế độ dinh dưỡng, xe đưa đón bệnh nhân ung thư đến trung tâm y tế, cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà, lớp học vẽ miễn phí dành cho bệnh nhi...
SCI là tổ chức phi lợi nhuận do bệnh nhân ung thư Trương Thanh Thủy thành lập và điều hành.
Trương Thanh Thủy là cô gái 3 lần được vinh danh vì sức ảnh hưởng cộng đồng, trở thành niềm cảm hứng của những người trẻ, đặc biệt là những người trẻ mắc bệnh ung thư.
Theo thanhnien
Liệu pháp miễn dịch - "vũ khí" cho bệnh nhân ung thư giai đoạn di căn PGS.TS Lê Đình Quảng, Phó Giám đốc BV K Trung ương cho biết, đến nay tại viện đã điều trị cho khoảng 20 bệnh nhân ung thư với phương pháp tiêm thuốc miễn dịch. Trên lâm sàng, có những bệnh nhân kết quả ngoạn mục, thay vì sống một vài tháng thì sống thêm cả năm, vài năm. Ngăn chặn khối u chứ...