Bệnh nấm đen nguy hiểm thế nào?
Nấm đen là bệnh truyền nhiễm mới nổi, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và bộ phận cơ thể.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng nơi nấm phát triển. Nó có thể dẫn đến mũi bị hoại tử thâm đen hoặc đổi màu, đau mặt, đau vùng xoang lan lên mắt, đau đầu, đau ngực, khó thở và ho ra máu…
Bệnh nhân mắc nấm đen đang có dấu hiệu hoại tử mắt. (Ảnh: The Lancet)
Nấm đen gây ra 5 dạng bệnh cảnh:
Nhiễm trùng xoang và não: Nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm nấm nhất là bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát, người ghép thận.
Video đang HOT
Nhiễm trùng da và niêm mạc: Thường gặp ở người không bị suy giảm miễn dịch với các dấu hiệu như đau vùng mặt sau đó xuất hiện một nốt phỏng trên da, dần dẫn tới loét da hoặc nhiễm trùng da, rồi xâm lấn vào mũi xoang, quanh gò má, giữa mắt và môi, lâu dần tổn thương da bị nhiễm bệnh chuyển sang màu đen, sưng tấy, hoại tử.
Nhiễm trùng đường tiêu hoá: Thường ở trẻ em, đặc biệt trẻ sinh non và nhẹ cân dưới 1 tháng tuổi với các dấu hiệu buồn nôn và nôn, đau bụng hoặc đau dạ dày, xuất huyết dạ dày.
Nhiễm nấm đen mucormycosis lan tỏa: Bệnh thường xảy ra ở những bệnh nhân đã mắc bệnh mạn tính. Do vậy, các dấu hiệu bệnh khó phân biệt với các bệnh đang có sẵn. Nhiễm trùng lan tỏa thường ảnh hưởng nhất đến não, hệ thần kinh trung ương gây tình trạng hôn mê hoặc rối loạn ý thức.
Các dấu hiệu có thể gặp là sưng mí mắt dưới hoặc trên (hoặc cả hai), chảy mủ ra khỏi mắt; tê liệt các cơ mí mắt, bệnh diễn tiến nặng hoặc kéo dài, toàn thân suy sụp.
PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết thêm, việc chẩn đoán bệnh nấm đen hiện nay dựa vào bệnh cảnh lâm sàng kết hợp với xét nghiệm nuôi cấy hoặc giải phẫu bệnh có ý nghĩa trong việc xác định chẩn đoán.
Tuy vậy việc chẩn đoán cũng còn khó khăn vì triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp, bệnh phẩm nuôi cấy khó mọc cũng như cần có các nhà giải phẫu bệnh học có kinh nghiệm để đọc tiêu bản.
Nấm đen gây hoại tử xương hàm: Ai có nguy cơ mắc?
Các bác sĩ lưu ý nhóm người có nguy cơ nhiễm nấm đen gây hoại tử xương hàm.
Bệnh viện Bạch Mai mới đây tiếp nhận ba trường hợp hoại tử xương hàm mặt do nhiễm nấm đen Mucormycosis, trong đó hai người tử vong, một người đang điều trị tích cực. Theo PGS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc bệnh viện, cả ba đều bị nấm Mucormycosis gây tổn thương hàm mặt, trên người có bệnh lý đái tháo đường, có thể sau khi mắc COVID-19.
Ai dễ mắc bệnh?
Nấm đen Mucormycosis là bệnh nhiễm trùng nấm nghiêm trọng, hiếm gặp. Thống kê trên thế giới, tỷ lệ nhiễm nấm này dao động từ 0,005 đến 17/1.000.000 dân.
Các ca nhiễm nấm Mucormycosis là bệnh nhân COVID-19, 78% là nam giới, 80% bệnh tiểu đường không kiểm soát, nhiều trường hợp biểu hiện tổn thương xoang, mắt, phổi và trên 30% bệnh nhân tử vong...
Nấm đen Mucormycosis sống ở môi trường như đất, nước, nhất là chất hữu cơ như rau quả đang thối rữa, con người có thể hít vào hoặc bị xâm nhập qua vết xước trên da. Nấm dễ xâm nhập người suy giảm miễn dịch, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường trong giai đoạn biến chứng, người sử dụng nhiều corticoid, người bệnh ung thư...
Bệnh nhân hoại tử hàm mặt tại TP.HCM.
TP.HCM từng ghi nhận hơn 20 ca hoại tử xương sọ - mặt tại một số bệnh viện như Răng Hàm Mặt Trung ương, Tai Mũi Họng, Chợ Rẫy. Điểm chung ở họ là từng mắc COVID-19, song không rõ bệnh có liên quan COVID-19 hay không. Hai người qua đời. Một số trường hợp trong số này nhiễm nấm Candida, Aspergilus.
Theo TS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, đến nay vẫn chưa thể khẳng định bệnh này có liên quan đến COVID-19 hay không. Nguyên nhân của tình trạng hủy xương thường do tắc mạch, giảm máu nuôi dẫn đến hoại tử, hoặc có thể do các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật tấn công làm viêm nhiễm xương.
Bình thường, môi trường xung quanh có nhiều loại vi sinh vật, khi cơ thể suy giảm miễn dịch như mắc bệnh đái tháo đường, sẽ dễ bị tấn công. Trước đây người đái tháo đường rất hiếm bị cốt tủy viêm xương nhưng sau khi COVID-19 xuất hiện, thế giới ghi nhận nhiều ca. Điều này có thể do cơ thể người mắc COVID-19 bị rối loạn miễn dịch kéo dài, cộng với bệnh lý nền sẵn đó, dẫn đến nấm phát triển nhiều hơn trong cơ thể, gây viêm nhiễm.
Triệu chứng của bệnh
Nhìn thấy vùng sọ hoặc mặt có dấu hiệu sưng nề, không cân đối, ấn đau và có cảm giác phù nề, lõm. Vùng trán sưng nề, ấn lõm nhẹ, đau Mi mắt trên sưng đỏ tấy, đau, rạch ra có ít mủ.Khi khám nội soi xoang, bác sĩ sẽ thấy trong hốc mũi nhiều mủ vàng đặc chảy ra từ các lỗ xoang hay lỗ thông xoang sau mổ những lần trước, một số bệnh nhân kèm hoại tử nặng trong mô mềm và các xương hốc mũi.Các răng hàm trên lung lay, đau, hoại tử niêm mạc, làm lộ xương hàm, có mùi hôi thối khi bệnh nhân súc miệng mặc dù răng còn tốt.Trên hình ảnh học phim CT - scan thấy tình trạng viêm của các xương thuộc hệ thống xương hàm trên như xương nền sọ (xương trán, xương bướm, xương thái dương, xương chẩm); các xương thuộc hệ thống xương hàm trên; xương của thành các xoang mặt, xương khẩu cái.
Tự nặn mụn, người phụ nữ bị phù mắt, nhiễm trùng da Chị Đ.T.T, 50 tuổi, ở TP.HCM, bị nổi mụn ở trán nên đưa tay lên nặn, dẫn đến nhiễm trùng sưng to, tự bôi thuốc và uống nhưng ngày càng đau nhiều, sưng phù trán, mắt, mũi. Chị T. đến phòng khám gần nhà điều trị nhưng mụn không hết mà còn tạo ổ áp xe, càng gây đau, sưng to, lan đến...