Bệnh lạ: Bệnh đầu phát nổ trong mơ và sự “tắt điện” của não bộ
Đây là một hội chứng khiến đầu nổ tung ra trong khi chuẩn bị chìm vào giấc ngủ mà hoàn toàn không có một dấu hiệu báo trước nào.
Một số liệu thống kê cho biết có đến 20% dân số mắc hội chứng bệnh kì lạ này ở độ tuổi trên 50, thỉnh thoảng xảy ra ở thanh thiếu niên.
Nhiều người so sánh chúng với hội chứng đau nửa đầu (tiền đình), mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng hội chứng đầu phát nổ Exploding Head Syndrome (EHS) phức tạp và nguy hiểm hơn rất nhiều lần.
Hội chứng đầu phát nổ thường được gọi là cảm giác sốc hộp sọ, hiểu đơn giản là người phát bệnh bị trải qua cảm giác chịu đựng những tiếng ồn như một quả bom trong 1 khoảng thời gian khi ngủ hoặc đột ngột tỉnh dậy.
Năm 1876, hội chứng này được biết đến bởi Niels Nielsen – một nạn nhân đã phải chịu đựng những tiếng nổ này trong nhiều năm: “Tiếng ồn cứ dần dần chồng chất, rồi bỗng một tiếng nổ lớn chói tai vang lên kèm theo tiếng xì xì như của điện. Trước mắt tôi lóe sáng như có ai rọi đèn vào mặt vậy. Kèm theo đó là sự co giật cơ bắp, cảm giác bị đột quỵ, hay những cơn đau đầu như búa tạ bổ xuống, nhưng chỉ trong chốc lát”.
Được biết hội chứng EHS xảy ra thường xuyên với những người bị căng thẳng thần kinh, stress và trầm cảm.
Video đang HOT
Sau nhiều tìm hiểu và nghiên cứu, cuối cùng các y bác sĩ thuộc ĐH Yale đã tìm ra nguyên nhân của EHS chính nằm ở cơ chế “tắt điện” của não bộ.
Thông thường khi ta ngủ, cơ thể tạm ngưng hoạt động và não vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, với EHS, khi cơ thể “off” đồng nghĩa với việc não cũng “tắt điện”.
Chính những điều này đã khiến sóng não gây buồn ngủ bị kìm hãm và tạo ra hiện tượng “nổ” vùng hoạt động thần kinh ở vùng xử lý âm thanh khiến người bệnh có cảm giác mình vừa trải qua một trận nổ kinh hoàng.
Hội chứng “đầu nổ tung” lâu ngày có thể dẫn đến mất ngủ, chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực, rối loạn hoảng sợ và cả trầm cảm.
Ngoài ra, tỷ lệ mắc hội chứng EHS ở nam và nữ là như nhau, trái ngược với những nghiên cứu trước đó cho rằng phụ nữ có xu hướng mắc EHS nhiều hơn nam giới.
Cách tốt nhất để giải thoát khỏi hội chứng này đó là đến gặp bác sĩ để họ tổng hợp sóng não, nhịp tim, nhịp thở để tìm ra hướng chữa trị.
Minh Anh
Nguồn Nerdsleep/nguoiduatin
Vì sao Đại học Harvard "giàu" hơn 109 nền kinh tế trên thế giới?
Ngân hàng đầu tư Credit Suisse ước tính ĐH Harvard có nhiều tiền hơn 109 quốc gia trên thế giới và đây không phải là trường duy nhất của Mỹ có nhiều tiền mặt hơn hầu hết các quốc gia khác trên thế giới.
Theo Ngân hàng Credit Suisse (trụ sở tại Zrich, Thụy Sĩ), năm trường đại học lớn của Mỹ gồm: Harvard, Princeton, Stanford, Yale và hệ thống Đại học Texas - đã giàu hơn một nửa trong số 195 nền kinh tế của thế giới. Đứng đầu danh sách là ĐH Harvard với khoản tài trợ khổng lồ 38,3 tỉ USD, cao hơn 109 nền kinh tế khác.
ĐH Harvard có nhiều hoạt động hơn so với công tâc dạy dỗ và cấp bằng. Nền giáo dục của Harvard được các cựu sinh viên rất giàu có và có nhiều ảnh hưởng luôn chăm lo tài trợ. Mặt khác, trường cũng đã nỗ lực rất nhiều để nuôi dưỡng danh tiếng này. Chất lượng giáo dục của Harvard luôn đạt 100 điểm hoàn hảo về cả hai mặt nghiên cứu và giảng dạy.
Nền giáo dục của ĐH Harvard luôn nhận được sự hỗ trợ của các cựu sinh viên thành đạt. Ảnh: Reuters / Andrew Burton
Trong khi giáo viên ở khắp nước Mỹ đang than phiền về mức lương thấp và chi phí chăm sóc sức khỏe cao thì học phí đại học lại tăng vọt. Tổng số nợ vay của sinh viên Mỹ đã tăng gấp đôi.
Các trường trong Liên minh các trường đại học hàng đầu của Mỹ (Ivy League) vẫn ổn định trước tình hình lạm phát bởi sự hỗ trợ tài chính từ các cựu sinh viên nắm giữ các vị trí quyền lực. Điều đó giúp bằng cấp của trường luôn có giá trị tuyệt đối.
Mỹ thường được xếp hạng trong số các quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới, chỉ có ba người sở hữu nhiều tài sản bằng một nửa dân số nghèo nhất. Mặc dù vậy, trên đường phố ít có một cuộc biểu tình nào. Tại sao?
Dữ liệu từ Chương trình Khảo sát Xã hội Quốc tế cho thấy: Khi nền kinh tế của một quốc gia trở nên kém bình đẳng hơn nhưng những người nghèo vẫn được tạo cơ hội vươn lên - mọi người nhận thấy nếu học tập chăm chỉ và đúng giờ, ai cũng có thể trở thành một "bậc thầy của vũ trụ". Với học bổng của mình, ĐH Harvard là nơi mà ngay cả một đứa trẻ lớn lên trên đường phố cũng có thể đến nếu chúng thực sự giỏi. Chính vì điều đó mà người dân dễ có ảo tưởng về quyền bình đẳng.
Hoạt động từ thiện là một truyền thống được thiết lập giữa những người giàu có tại Mỹ. Nhiều người trong số họ cảm thấy việc "trả lại" tài sản cho xã hội là điều quan trọng. Hoạt động từ thiện là xương sống của đời sống xã hội Mỹ.
Nhưng dù có bị "ảo tưởng" về quyền bình đẳng hay không - ít nhất về mặt lý thuyết, mọi người đều chiến thắng: những người giàu có tránh được thuế và tầng lớp lao động có thể bám vào giấc mơ rằng nếu con cái họ làm việc chăm chỉ, một ngày nào đó chúng có thể vào Harvard và gia nhập hàng ngũ những kẻ đã "bóc lột" họ.
Gia Minh
Theo RT/nguoilaodong
Top 10 trường Đại học danh tiếng nhất thế giới: ĐH Oxford tiếp tục dẫn đầu, ĐH Harvard trung thành với vị trí thứ 6 Theo bảng xếp hạng của tạp chí THE, các trường đại học tốt nhất thế giới lần lượt là Đại học Oxford và Đại học Cambridge, ĐH Yale lần đầu lọt top 10. Mới đây, Times Higher Education (THE) - Tạp chí về tin tức và các vấn đề giáo dục bậc cao, có trụ sở ở London (Anh) đã công bố bảng...