Bệnh gout có di truyền không?
Gout là bệnh lý liên quan đến sự lắng đọng và tích tụ của các tinh thể urat ở các mô trong cơ thể.
Tỷ lệ di truyền bệnh từ cha mẹ sang con có thể lên đến 20%.
Bệnh gout có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Ảnh: Shutterstock.
Máu của người mắc bệnh gout thường chứa các tinh thể urat lắng đọng ở mô. Đây chính là hệ quả của tình trạng dư thừa axit uric (còn gọi là tăng axit uric máu), liên quan đến vấn đề rối loạn chuyển hóa nhân purin.
Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) chỉ ra hàm lượng axit uric tăng cao thường đến từ các vấn đề như:
Tăng lượng axit uric sản sinh
Chế độ ăn uống chứa nhiều purin
Bệnh lý tại khớp này còn xuất phát từ các nguyên nhân khác, bao gồm cả yếu tố di truyền.
Video đang HOT
Cụ thể, nếu cha hoặc mẹ bị viêm khớp do vi tinh thể, con của họ sẽ có khoảng 20% rủi ro mắc bệnh. Nguyên nhân là tình trạng tăng axit uric máu gây ra gout có mối liên hệ với một số gene.
Trong nhiều năm qua, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và xác nhận vai trò của hàng chục gene trong sự hình thành của bệnh gout. Những gene này chịu trách nhiệm vận chuyển urat (dạng ion hóa của axit uric) trong cơ thể, chủ yếu là:
Giải phóng urat vào nước tiểu khi nồng độ axit uric tăng.
Tái hấp thu urat trở lại máu nếu hàm lượng axit uric thấp hơn mức cần thiết.
Phân giải đường và giải phóng purin (axit uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa hoạt chất này).
Trong đó, SLC2A9 và ABCG2 là những gene có ảnh hưởng lớn nhất đến hàm lượng axit uric trong cơ thể.
Gene ABCG2 có khả năng mã hóa thành một loại protein đóng vai trò giải phóng urat vào ruột để loại bỏ cơ thể. Nếu gene bị đột biến, cấu trúc protein cũng sẽ chịu ảnh hưởng dẫn đến chức năng vận chuyển urat vào ruột suy giảm, từ đó gây tăng axit uric máu và phát triển bệnh gout.
SLC2A9 cũng là gene mang thông tin mã hóa protein. Protein SLC2A9 chủ yếu được tìm thấy ở thận, đảm đương công việc hỗ trợ đào thải ion urat ra ngoài theo đường tiểu hoặc tái hấp thu chúng vào máu. Những thay đổi di truyền trong gene này có nguy cơ gây tăng tái hấp thu và giảm thải urat ra ngoài, qua đó dẫn đến bệnh gout.
Con cái có khả năng thừa hưởng các gene đột biến này từ bố hoặc mẹ, nên về cơ bản bệnh gout có thể di truyền trong gia đình.
Hạt sen đại bổ nhưng những người này chớ dại ăn vào kẻo hối không kịp
Hạt sen, với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, là một món ăn quen thuộc và được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam.
Tuy nhiên, những nhóm người dưới đây nên hạn chế hoạch tránh xa hạt sen để không gặp phải những vấn đề sức khỏe không mong muốn.
Người mắc bệnh tim mạch
Hạt sen, mặc dù là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng lại chứa một thành phần gây lo ngại cho sức khỏe tim mạch, đó là alkaloid có trong tâm sen. Alkaloid là một chất có thể gây độc cho cơ tim, nếu sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, thậm chí suy tim.
Vì vậy, người bệnh tim mạch cần hết sức thận trọng khi sử dụng hạt sen. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên loại bỏ hoàn toàn tâm sen trước khi chế biến. Nếu muốn sử dụng tâm sen, cần phải khử độc bằng cách rang hoặc sao cho đến khi chuyển màu vàng nhạt. Tuy nhiên, phương pháp này không loại bỏ hoàn toàn độc tố, do đó cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo và không nên sử dụng thường xuyên.
Hạt sen không tốt cho người mắc bệnh tim mạch. Ảnh: Getty Images
Người bị rối loạn tiêu hóa
Hạt sen có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng cầm máu, giảm tiêu chảy. Do đó, những người bị táo bón nên hạn chế ăn hạt sen vì có thể làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hạt sen chứa nhiều chất xơ, nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là với những người có hệ tiêu hóa yếu.
Người bị bệnh gout, sỏi thận
Hạt sen, tuy là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lại chứa một hợp chất cần được lưu ý, đó là purine. Purine là một hợp chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric.
Hàm lượng purine trong hạt sen tuy không cao như một số loại thực phẩm khác (như nội tạng động vật, hải sản), nhưng nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là khi cơ thể đang có vấn đề về chuyển hóa purine, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút hoặc làm bệnh gout trở nên nặng hơn. Axit uric tích tụ quá mức cũng có thể hình thành sỏi thận, gây đau đớn, tiểu ra máu và các biến chứng nguy hiểm khác.
Người bị bệnh gout, sỏi thận nên hạn chế ăn hạt sen. Ảnh: Istock
Người bị rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt là não bộ. Một giấc ngủ ngon và đủ giấc giúp duy trì hoạt động hiệu quả của não, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung. Ngược lại, thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, hay quên, kém tập trung, và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.
Mặc dù một số loại thực phẩm như hạt sen có chứa các chất an thần tự nhiên giúp cải thiện giấc ngủ, nhưng việc lạm dụng chúng hoặc sử dụng quá nhiều thuốc an thần có thể gây ra tác dụng ngược.
Trẻ em dưới 1 tuổi
Hạt sen chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm protein, tinh bột, chất xơ... Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện nên việc tiêu hóa một lượng lớn các chất này có thể gặp khó khăn, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với các thành phần trong hạt sen, biểu hiện bằng các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở...
Vì vậy, trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn hạt sen. Đối với trẻ lớn hơn, chỉ nên cho ăn với lượng nhỏ và chế biến kỹ (nấu chín nhừ, nghiền nhuyễn). Khi mới cho trẻ ăn hạt sen, cần theo dõi kỹ các phản ứng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng hoặc khó tiêu, cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Phát hiện bất ngờ về vai trò của tinh bột đối với bệnh gout Nghiên cứu trên hơn 188.000 người cho thấy các nguồn carbohydrate như tinh bột, chất xơ và đường có tác động rất khác nhau đến bệnh gout. Người mắc bệnh gout thường được khuyên hạn chế một số loại đạm, tăng cường rau củ, trái cây. Nhưng một nghiên cứu mới từ Đại học Y khoa Trung Quốc Chiết Giang vừa chỉ ra...