Biến dạng tay chân vì bệnh Gout
Gout – căn bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, đang trở thành mối lo ngại lớn cho nhiều người.
Mới đây, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân mắc Gout hơn 10 năm, với những biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống.
Bàn chân biến dạng nặng nề của bệnh nhân mắc bệnh Gout. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân N.V.T chia sẻ: “Cách đây hơn 10 năm, tôi đã được chẩn đoán mắc bệnh Gout. Công việc chính của tôi là lái xe đường dài nên đi suốt, chế độ ăn uống với dùng thuố.c không điều độ và cũng do tôi chủ quan nên không hay đi khám định kỳ, thành ra bệnh mới nặng lên như vậy”.
Sau hơn một thập kỷ không được điều trị đúng cách, cơ thể người bệnh xuất hiện nhiều khối u lớn nhỏ ở các khớp tay, chân, gây biến dạng bàn tay, bàn chân. Không chỉ gây đa.u đớ.n, bất tiện trong sinh hoạt, tình trạng này còn khiến người bệnh cảm thấy tự ti trong cuộc sống.
TS.BS Vi Trường Sơn – Trưởng khoa Ngoại yêu cầu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, giải thích: “Gout là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, sử dụng chất kích thích, uống rượu bia thường xuyên, thừa cân, béo phì, hay có tiề.n sử gia đình mắc bệnh Gout”.
Bác sĩ Vi Trường Sơn cảnh báo về các biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout khi không được điều trị đúng cách: “Quá trình tiến triển lâu ngày có thể gây ra viêm khớp, biến dạng khớp do lắng đọng các tinh thể urat. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến vỡ, nhiễ.m trùn.g, xương khớp bị phá hủy, thậm chí phải cắt cụt chi hoặc gây nhiễ.m trùn.g huyết đ.e dọ.a tính mạng”.
Trường hợp của bệnh nhân N.V.T là một ví dụ điển hình về hậu quả của việc không tuân thủ điều trị và chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau hơn 10 năm phát hiện bệnh nhưng không đi khám và điều trị thường xuyên, tứ chi của người bệnh đã bị biến dạng nghiêm trọng.
Từ ca bệnh này, các bác sĩ khuyến cáo: người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các bệnh lý tiềm ẩn, trong đó có bệnh Gout. Khi phát hiện bệnh, cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ. Điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ để theo dõi và điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời.
Chế độ ăn cho người mắc bệnh gout
Các triệu chứng của bệnh gout xảy ra khi có quá nhiều acid uric trong má.u gây đa.u đớ.n cho người bệnh.
Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn cơn gout cấp. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh gout
Video đang HOT
Bệnh gout là một loại viêm khớp liên quan đến cơn đau đột ngột, sưng và viêm các khớp. Các triệu chứng của bệnh gout xảy ra khi có quá nhiều acid uric trong má.u. Khi nồng độ acid uric cao, các tinh thể của nó có thể tích tụ trong các khớp. Quá trình này gây ra sưng, viêm và đau dữ dội.
Những người mắc bệnh gout thường thấy sưng, đau và viêm các khớp, bắt đầu từ ngón chân cái, tiếp đến là ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân. Các cơn gout cấp này thường xảy ra vào ban đêm, sau các bữa ăn giàu đạm.
Hầu hết những người mắc bệnh gout đều gặp phải những triệu chứng này vì cơ thể họ không thể loại bỏ acid uric dư thừa một cách hiệu quả. Điều này cho phép acid uric tích tụ, kết tinh và lắng đọng trong các khớp.
Khi bị bệnh gout, có một số loại thực phẩm nhất định có thể làm tăng nồng độ acid uric gây tái phát cơn đau và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Thực phẩm gây kích thích thường chứa nhiều purin, một chất được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm. Khi bạn tiêu hóa purin, cơ thể sẽ tạo ra acid uric như một chất thải.
Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể nào ngăn ngừa hoàn toàn cơn gout cấp. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Nghiên cứu cho thấy, ở người bệnh có chế độ ăn uống nhiều purin tăng nguy cơ cơn gout tái phát gấp 5 lần, trong khi tránh hoặc giảm thực phẩm giàu purin (đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc động vật) giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Bên cạnh đó, chế độ ăn ít purin hơn cũng có thể giúp một số người đạt được và duy trì cân nặng hợp lý. Điều này rất quan trọng với bệnh gout vì nó không chỉ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh mà còn có thể giảm áp lực lên các khớp, giúp giảm đau và làm chậm tiến triển của bệnh.
Rau và trái cây tươi có hàm lượng purin thấp, giàu chất xơ và vitamin tốt cho người bệnh gout.
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh gout
Rau và trái cây tươi
Để kiểm soát bệnh gout, người bệnh nên ăn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như trái cây và rau tươi giàu chất xơ, giàu vitamin C và có tính kiềm.
Các loại rau quả giàu chất xơ được khuyến khích dùng cho người bệnh gout bởi chúng có thể làm giảm hấp thu đạm, từ đó giảm sự hình thành acid uric.
Các loại rau có tính kiềm như cải xanh, củ cải, bí... có tác dụng trung hòa acid uric trong má.u, làm chậm tiến triển của bệnh gout. Trái cây giàu vitamin C làm giảm tình trạng viêm hiệu quả.
Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, gạo lứt, lúa mạch... rất giàu chất xơ có thể làm giảm nồng độ CRP - một dấu hiệu viêm trong má.u, tốt cho người mắc bệnh viêm khớp, trong đó có bệnh gout.
Nên sử dụng sữa, các sản phẩm từ sữa ít béo và không béo
Tất cả các loại sữa đều an toàn nhưng sữa ít béo đặc biệt có lợi cho người mắc bệnh gout. Sữa ít béo hoặc không béo có thể hỗ trợ ngăn ngừa các đợt tái phát bệnh gout. Chúng có thể làm giảm nồng độ acid uric cũng như chứa một số đặc tính chống viêm nhất định làm giảm phản ứng viêm đối với các tinh thể urat monosodium trong khớp.
Uống đủ nước
Đối với người bị bệnh gout, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ acid uric dư thừa trong má.u và thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Do đó, người bệnh nên uống đủ nước (nước khoáng, nước lọc) khoảng 2 - 2,5 lít mỗi ngày.
Lưu ý không uống quá nhiều nước trong một lần mà cần chia nhỏ lượng nước và uống đều trong ngày.
3. Những thực phẩm cần hạn chế khi mắc bệnh gout
Người bị bệnh gout nên cố gắng tránh hầu hết các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc động vật, nội tạng động vật và hải sản.
Các loại thực phẩm chứa độ đạm cao như các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt trâu, thịt chân giò; các loại giò chả; hải sản... chứa rất nhiều chất purin sẽ chuyển hóa thành acid uric. Vì vậy cần đặc biệt chú ý hạn chế các loại thực phẩm này. Nên thay thế bằng các loại thịt trắng như: lườn gà, cá...
Ngoài ra cũng nên tránh các loại carbs tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù chúng không chứa nhiều purin hoặc fructose nhưng chúng lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể.
Thịt đỏ, nội tạng động vật
Các loại thịt, nội tạng động vật có hàm lượng purin cao như: thịt đỏ, gan, tim, thận, óc... là những thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đối với những người bị bệnh gout.
Hải sản
Người bệnh gout nên tránh ăn các loại cá có hàm lượng purin cao như: cá cơm, cá tuyết, cá tuyết chấm đen, cá trích, cá thu, cá mòi, cá hồi... Một số loại hải sản có hàm lượng purin trung bình, người bệnh có thể ăn lượng nhỏ vừa phải như: cua, tôm hùm, sò, tôm...
Người bệnh gout nên tránh ăn thịt đỏ và hải sản có lượng purin cao.
Mỡ động vật
Nên hạn chế ăn mỡ động vật, bởi vì nếu sử dụng lượng mỡ cao trong chế độ ăn, sau khi được hấp thu sẽ khiến cơ thể giảm khả năng đào thải acid uric.
Ăn nhiều mỡ động vật còn làm tăng khả năng xơ vữa động mạch, béo phì và làm tăng nguy cơ các biến chứng toàn thân. Vì vậy người bệnh nên hạn chế lượng mỡ trong các bữa ăn và nên ăn dầu thực vật.
Đồ uống có đường
Nhiều nghiên cứu đã xác định mối liên hệ giữa tăng acid uric má.u với việc tiêu thụ quá nhiều đường. Đặc biệt là nước ngọt có đường và đường bổ sung như: mật ong, xi-rô, soda, nước tăng lực...
Nên tránh những thực phẩm có chứa hàm lượng đường fructose cao. Fructose là một loại carbohydrate có khả năng làm tăng nồng độ acid uric má.u. Đặc biệt, purin được tìm thấy trong xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao có liên quan đến việc gia tăng lắng đọng tinh thể và các triệu chứng liên quan.
Rượu, bia
Rượu bia là nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn gout vì chúng làm giảm khả năng đào thải acid uric qua nước tiểu. Rượu bia còn làm tăng phản ứng viêm ở người đang bị sưng khớp do cơn gout cấp khiến cho bệnh nhân càng bị đa.u đớ.n hơn và làm giảm tác dụng của các loại thuố.c điều trị gout.
Các loại rượu khác nhau có hàm lượng purin khác nhau. Bia đặc biệt có hàm lượng purin cao và được phát hiện là có thể làm tăng nồng độ acid uric khi uống thường xuyên.
Mối liên hệ giữa uống 1 cốc bia mỗi ngày và cơn đau đột ngột Nghiên cứu kéo dài 13 năm cho thấy uống bia thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout - một dạng viêm khớp gây đa.u đớ.n đột ngột. Trước đây, bệnh gout (một dạng viêm khớp) được mệnh danh là "bệnh của vua chúa" vì hay tấ.n côn.g những người đàn ông trung niên giàu có, ăn quá nhiều thực...