Bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Nhiều người thường lầm tưởng đột quỵ chỉ xảy ra ở độ tuổi “xế chiều”. Tuy nhiên, lối sống hiện đại đã khiến căn bệnh này ngày càng trẻ hóa.
Hiểu rõ nguyên nhân gây ra đột quỵ và tìm kiếm cơ sở uy tín trong việc điều trị sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc cũng như biến chứng của căn bệnh nguy hiểm này.
“Sát thủ” gây đột quỵ
Theo số liệu tổng hợp từ các bệnh viện có khoa thần kinh trên toàn quốc: trong 3 năm trở lại đây, số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ đang có chiều hướng gia tăng 1,7-2,5%. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc phải cao gấp 4 lần nữ giới. Nghiêm trọng hơn, độ tuổi bị tai biến mạch máu não đang dần trẻ hóa, từ 40 – 45 tuổi so với trước đây là 50 – 60 tuổi.
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) xảy ra khi việc cung cấp máu lên não bị ngưng đột ngột, khiến vùng não đó bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Chỉ cần vài phút, các tế bào não sẽ bắt đầu chết đi, cơ thể người bệnh dần mất các chức năng được tế bào não đó điều khiển. Tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột và ít khi có triệu chứng báo trước, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tình trạng đột quỵ ngày càng cao và trẻ hóa.
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến đột quỵ. Ở người cao tuổi, nguyên nhân thường do tác động của tuổi tác, mắc các bệnh lý như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, tiểu đường… hoặc do lối sống thiếu khoa học khi còn trẻ.
Với người trẻ, sức hút của “trí khôn nhân tạo” đã khiến con người ngày càng lười đi, quên những giá trị thật của cuộc sống. Những bữa ăn qua loa, vội vàng với các loại thức ăn nhanh đầy dầu mỡ, chứa nguồn năng lượng rỗng, dễ dẫn đến thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, thói quen ngồi một chỗ bên các thiết bị điện tử, biến mình thành “cú đêm”, thường xuyên bia, rượu cũng góp phần gây nên tình trạng này…
Ngoài ra, không ít người bị áp lực từ công việc và cuộc sống đè nặng. Tất cả những yếu tố này khiến người trẻ tuổi có thể đối mặt với hàng loạt bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ tai biến mạch máu não tăng cao.
Biến chứng nguy hiểm
Video đang HOT
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, 50% trong số đó tử vong. Nếu may mắn được cứu sống, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn tâm lý… tùy thuộc vào số lượng tế bào não bị chết đi.
Đột quỵ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ tử vong cũng như các biến chứng, bệnh nhân đột quỵ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong đó, “thời gian vàng” cấp cứu đột quỵ là khoảng từ 3-5 giờ, tính từ lúc bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu như méo miệng, nói đớ, nhìn mờ, đột ngột yếu, tê mặt, tay chân, đau đầu, chóng mặt dữ dội… Bên cạnh đó, phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng vai trò quan trọng, giúp bệnh nhân lấy lại sức khỏe, nhận thức và khả năng vận động, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Là đơn vị chuyên khoa thần kinh cột sống tại Việt Nam, phòng khám ACC (American Chiropractic Clinic) cho ra đời chương trình phục hồi chức năng tích cực, hiệu quả, tiếp cận chủ động và toàn diện cho bệnh nhân sau đột quỵ. Chương trình có sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại cùng phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng, có thể bao gồm trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương) khi cần thiết.
Với mục tiêu giúp bệnh nhân lấy lại khả năng vận động sớm nhất, ACC thiết lập chương trình phục hồi chức năng riêng biệt theo tình trạng cụ thể của từng người, với các phương pháp điều trị hiện đại. Cụ thể, trị liệu với giảm áp treadmill – thiết bị giảm áp cột sống và cải thiện việc đi đứng. Trị liệu bằng thiết bị có cơ chế rung cường độ cao khi bệnh nhân trong tư thế đứng, nằm, ngồi hay trị liệu với giường giảm áp có lực kéo theo bốn hướng kèm cơ chế rung…
ACC thiết lập chương trình phục hồi chức năng riêng biệt theo tihf trạng cụ thể từng người.
Bên cạnh đó, chương trình phục hồi chức năng sau đột quỵ tạ cơ sở cũng giúp điều trị các triệu chứng thường đi kèm với đột quỵ như đau vai, đau lưng, đau đầu gối… mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Bệnh nhân được chăm sóc về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, mức độ phục hồi của bệnh nhân cũng cao và nhanh hơn.
Theo news.zing.vn
8 dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm không chỉ gặp ở những người lớn tuổi mà ở cả những người trẻ tuổi. Nếu không phát hiện sớm, bệnh rất dễ dẫn đến tổn thương não, liệt người thậm chí là tử vong.
Theo thống kê từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ, hàng năm có đến hơn 100.000 phụ nữ dưới tuổi 65 bị đột quỵ. Vốn được coi là một căn bệnh của người già, đột quỵ đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, lây lan đến những người ở độ tuổi thanh thiếu niên. Nguy hiểm hơn, các trường hợp đột quỵ ở người trẻ thường đến rất bất ngờ, nạn nhân hoàn toàn ở trạng thái khỏe mạnh, không bệnh tật. Trong trường hợp bị đột quỵ, thời gian được phát hiện và cấp cứu có ảnh hưởng to lớn đến khả năng điều trị và phục hồi. Nếu tình trạng tai biến không được phát hiện sớm, những thương tổn trong não có thể gây ra hậu quả vĩnh viễn.
Liệt nửa mặt
Nếu bạn đột nhiên cảm thấy một nửa khuôn mặt của bạn không thể di chuyển hoặc bị tê liệt hoàn toàn, thì đó là một dấu hiệu rõ ràng về chứng đột quỵ. Điều này xảy ra khi các dây thần kinh trên khuôn mặt của bạn bị tổn thương do thiếu oxy
Tê tay
Một dấu hiệu cảnh báo khác của đột quỵ là tê hoặc yếu cơ, có thể là cánh tay không có khả năng nâng lên hoặc di chuyển.
Tê và có cảm giác kim châm khi bạn ngồi quá lâu hoặc ngủ trên cánh tay không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn đột nhiên có cảm giác này thì đó có thể cho thấy triệu chứng của một cơn đột quỵ.
Mờ tầm nhìn
Một dấu hiệu khác của đột quỵ là mờ mắt hoặc gặp rắc rối với thị giác. Nó có thể xảy ra do thiếu oxy cung cấp cho thùy chẩm của não chịu trách nhiệm về tầm nhìn của bạn.
Các cơ một bên mặt của bạn chảy xệ xuống
Cũng với lý do tương tự, khi cơn tai biến đang bắt đầu diễn ra, các cơ mặt của bạn sẽ bị tê liệt dẫn đến cảm giác mặt bị chảy xệ xuống. Một bài kiểm tra nhỏ có thể giúp bạn xác định khi nghi ngờ bị đột quỵ, đó là hãy cố gắng mỉm cười hoặc cử động cơ quanh miệng. Nếu bạn không thể cử động được cơ mặt, hãy lập tức đến bệnh viện ngay.
Bạn bỗng thấy khó khăn khi đọc hoặc nói
Bán cầu não trái của chúng ta có trách nhiệm xử lý ngôn ngữ, nên khi tai biến xảy ra ở vùng này, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng đọc hiểu. Điều này ảnh hưởng đến khả năng nói của bạn, không xử lí được thông tin khi nghe người khác nói, hoặc không thể đọc hay viết chữ được.
Bạn nên phân biệt hiện tượng này với những trường hợp lúng túng trong giao tiếp. Có nhiều lúc chúng ta không tìm ra được một từ thích hợp để nói, nhưng não bộ vẫn ý thức được nội dung của cuộc hội thoại và điều này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Song nếu bạn cảm thấy khó khăn khi nói chuyện đi kèm cảm giác bất lực, không thể phát ra từ hay đột ngột không hiểu người khác đang nói gì, bạn cần được kiểm tra ở cơ sở y tế. Một biểu hiện khác cũng đặc trưng cho dấu hiệu tai biến là sự mất kiểm soát các cơ miệng khiến bạn không thể phát âm một cách rõ ràng, tự nhiên.
Bạn bị đau đầu dữ dội
Những cơn đau đầu nghiêm trọng thường xảy ra khi có sự xuất huyết não. Khi cơn đau đầu xuất hiện, tình trạng xuất huyết đã đến mức độ nguy cấp và bạn cần được cấp cứu ngay lập tức. Đi kèm với đau đầu, người bị đột quỵ có thể còn có các triệu chứng như đau thắt ngực, tim đập nhanh và cảm giác rất khó chịu.
Bạn cũng có thể phân biệt đau đầu do tai biến mạch máu não với các cơn đau đầu do nguyên nhân khác bằng cách quan sát biểu hiện ở mắt và cử động cơ thể. Khi bị đột quỵ, bệnh nhân có thể mất thị lực tạm thời. Thông thường, mắt bạn sẽ không mất thị lực hoàn toàn mà mất thị lực một phần ở cả hai mắt, ví dụ như cả hai bên mắt đều không thể nhìn về phía bên trái. Lúc này, vấn đề không nằm ở mắt hay các dây thần kinh mà là do các vùng xử lí thông tin về hình ảnh ở não đang bị tổn thương và mất chức năng tạm thời. Đối với cử động của cơ thể, đi kèm với cơn đau đầu và choáng váng, bạn có thể cảm thấy mất khả năng cử động phối hợp các bộ phận, không thể đứng hoặc đi lại vững vàng.
Nhức đầu dữ dội
Trong khi hầu hết chúng ta đều trải qua cơn nhức đầu ở một dạng nào đó, nhưng cơn đau đầu khi bị đột quỵ rất khác, bởi vì nó là dấu hiệu của não của bạn cần được giúp đỡ trước khi "chết"
Thay đổi hành vi
Vì bộ não chịu trách nhiệm về hành vi của chúng ta nên những người bị đột quỵ thường cho thấy những thay đổi về hành vi như giận dữ, lo lắng và nhầm lẫn. Trong thực tế, một số người vĩnh viễn phải đối mặt với vấn đề này ngay cả sau khi sống sót sau cơn đột quỵ
Theo www.phunutoday.vn
Không đợi khát mới uống nước Thời gian qua, nắng nóng ở nhiều nơi khiến người dân ảnh hưởng sức khỏe. Tại một số tỉnh miền Bắc, miền Trung, đã có một số trường hợp bị say nắng dẫn đến hôn mê, đột quỵ. Một phụ huynh cho con uống nước lọc tại khu chờ khám Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - Ảnh: Hồng Phương Những ngày qua,...