Bệnh bạch hầu gây biến chứng khôn lường
Biến chứng bệnh bạch hầu dễ gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu làm thay đổi giọng nói, sặc và khó nuốt khi ăn uống, lú lẫn. Nặng thì hôn mê, sau đó tử vong.
Theo TS, BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có đặc điểm lâm sàng là màng giả xuất hiện ở chỗ nhiễm trùng.
Bất cứ đối tượng nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị bệnh bạch hầu. Thông thường, trẻ từ một đến 10 tuổi bị nhiều nhất là do kháng thể từ người mẹ truyền sang không còn.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh bạch hầu tuỳ thuộc vào biểu hiện nhiễm trùng tại chỗ, tình trạng miễn dịch của bệnh nhân, và mức độ lan tràn độc tố trong máu. Tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh, bệnh bạch hầu sẽ có các biểu hiện khác nhau.
Theo đó, bạch hầu mũi trước sẽ có biểu hiện sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy đôi khi có lẫn máu. Khi khám có thể thấy màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh này thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.
Video đang HOT
Bạch hầu họng và amidan sẽ có biểu hiện mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2-3 ngày sẽ xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Thường thể bệnh này các độc tố ngấm vào máu nhiều và có thể gây tình trạng nhiễm độc toàn thân. Một số bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò. Trường hợp nhiễm độc nặng, bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực có thể tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Còn bạch hầu thanh quản sẽ có biểu hiện sốt, khàn giọng, ho ông ổng. Khi khám, bác sĩ có thể thấy các giả mạc tại ngay thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được xử trí kịp thời, các giả mạc này có thể gây tắc đường thở làm bệnh nhân suy hô hấp, nguy cơ tử vong nhanh chóng. Đây là thể bệnh tiến triển nhanh và rất nguy hiểm.
Bệnh bạch hầu là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Vi khuẩn từ các mảng trắng có thể tiết ra nội độc tố, dễ gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu làm thay đổi giọng nói, sặc và khó nuốt khi ăn uống, lú lẫn. Nặng thì hôn mê, sau đó tử vong.
Một số trường hợp biến chứng viêm cơ tim. Viêm cơ tim có thể xảy ra ở cả hai trường hợp bạch hầu nặng và nhẹ, nhất là khi có tổn thương tại chỗ lan rộng và khi có sự trì hoãn trong chỉ định kháng độc tố.Tỷ lệ viêm cơ tim là 10% – 25%. Tỷ lệ tử vong do viêm cơ tim là 50% – 60%.
“Viêm cơ tim có thể xuất hiện rất sớm vào những ngày đầu tiên của bệnh hoặc trễ hơn vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 với những biểu hiện loạn nhịp tim, rung nhĩ, ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất, rung thất, phân ly nhĩ thất… Đây là một biến chứng trầm trọng đòi hỏi sự chăm sóc theo dõi chặt chẽ, tỉ mỉ và điều trị tích cực. Thông thường tiên lượng là xấu”, BS Lâm nói.
Ngoài ra còn có biến chứng thần kinh thường xuất hiện sau một thời gian muộn hơn. Bệnh nhân có thể liệt khẩu cả hai bên và thường liệt vận động, liệt phần mềm của lưỡi gà tuần thứ 3, liệt cơ vận nhãn thường xuất hiện tuần thứ 5. Viêm dây thần kinh cơ hoành, gây liệt cơ hoành thường ở tuần thứ 5 đến tuần thứ 7. Liệt các chi hoàn toàn nhưng hiếm gặp. Hầu hết các biến chứng thần kinh sẽ phục hồi hoàn toàn trong nhiều tuần đến nhiều tháng.
Học viên 20 tuổi mắc bạch hầu tại TPHCM đã xuất viện
Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 và có kết quả xét nghiệm âm tính, học viên 20 tuổi mắc bạch hầu đã được xuất viện.
Nơi cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm bạch hầu tại Bệnh viện Quân y 175. Ảnh: Anh Nhàn
Trao đổi với Lao Động, bác sĩ Trần Quốc Việt (Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 175) thông tin, nam học viên 20 tuổi mắc bệnh bạch hầu đã khỏi bệnh và được cho xuất viện vào ngày 2.7.
Trước đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt, đau họng, sưng vùng hàm và hạch cổ, kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Đây là ca bạch hầu đầu tiên tại TPHCM trong năm 2020.
Sau 9 ngày nhập viện và điều trị, bệnh nhân đã hết sốt, hết đau họng, hết sưng hạch cổ, sức khỏe ổn định, kết quả xét nghiệm âm tính.
16 người tiếp xúc gần với bệnh nhân tại cơ sở học tập và 42 nhân viên y tế đều được cho uống thuốc điều trị dự phòng. Kết quả xét nghiệm 16 người tiếp xúc gần đều âm tính với vi khuẩn bạch hầu và đang được tiếp tục theo dõi, uống thuốc dự phòng.
Công tác khử khuẩn, các quy định về đeo khẩu trang tại bệnh viện được tuân thủ nghiêm ngặt giúp phòng chống lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh.
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn corynebacterium diphtheriae gây ra, lây qua các chất tiết đường hô hấp chứa vi khuẩn hoặc qua các chất dịch ở sang thương ngoài da.
Triệu chứng ban đầu là sốt, ho, viêm họng, viêm mũi, nuốt đau, xuất hiện màng giả màu trắng ở vùng hầu họng. Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine.
Các bác sĩ khuyến cáo, thuốc điều trị dự phòng bệnh bạch hầu được nên uống trong vòng 7-10 ngày. Khi tiếp xúc gần với bệnh nhân bạch hầu, người dân cần tuân thủ uống thuốc dự phòng, khả năng bảo vệ có thể đạt 100% nếu cơ thể không kháng thuốc. Tuy vậy, nếu phát hiện muộn, bệnh nhân có thể gặp biến chứng tim, suy hô hấp, suy tim cấp.
Bạch hầu dễ bị nhầm thành viêm họng: Phân biệt 2 bệnh này như thế nào? Bạch hầu và viêm họng, viêm amidan đều có thể gây sốt, xuất hiện giả mạc ở trong miệng. Tuy nhiên, nếu để ý chúng ta vẫn có thể nhận diện căn bệnh truyền nhiễm này thông qua các triệu chứng điển hình. Bạch hầu dễ bị nhầm thành viêm họng: Phân biệt 2 bệnh này như thế nào? Thời gian vừa qua,...