Bé trai không ăn đồ ngọt mà 3 tuổi cả hàm răng đã đen sì, bác sĩ chỉ đích danh thủ phạm từ thói quen trước giờ đi ngủ
Cậu bé không ăn nhiều bánh kẹo, đồ ăn vặt cũng không, càng không bao giờ uống nước ngọt, vậy nguyên nhân sâu răng cả hàm như thế là do đâu?
Trong quá trình chăm sóc con, có những sai lầm từ bố mẹ, ông bà đã ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà không ai nhận ra sớm.
Bà Giao năm nay 60 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh. Con trai kết hôn muộn, công việc lại bận rộn nên từ nhỏ, bà đã đảm nhận việc chăm cháu cho con trai và con dâu yên tâm làm việc.
Bình thường, bà là người rất cẩn thận và kĩ lưỡng trong việc chăm cháu. Được biết sữa rất quan trọng đối với sự phát triển sức khỏe của trẻ nhỏ, nhất là uống 1 ly sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ càng giúp trẻ hấp thu tốt canxi, do đó ngày nào bà cũng nhớ chuẩn bị cho cháu 1 ly sữa trước giờ đi ngủ.
Một lần, bà Giao phát hiện cháu trai răng bị đen và dần dần cả hàm răng đều sâu hết, đen sì trông rất đáng sợ. Bố mẹ cậu bé cũng hết sức lo lắng khi nhìn hàm răng sâu nặng cảu con trai, không biết nguyên nhân vì đâu bởi cậu bé không hề ăn nhiều đồ ngọt, uống nước ngọt hay bánh kẹo, đồ ăn vặt…
Bố mẹ cậu bé cũng hết sức lo lắng khi nhìn hàm răng sâu nặng cảu con trai.
Khi tình trạng sâu răng của cháu trai ngày càng trầm trọng, bà Giao đã đưa cháu đi nha sĩ kiểm tra. Nha sĩ bắt đầu hỏi về các thói quen và chế độ ăn uống của bé ở nhà. Sau khi nghe bà Giao kể tỉ mỉ, bác sĩ kết luận thủ phạm chính là ly sữa mỗi ngày trước giờ đi ngủ. Đó chính là ổ vi khuẩn gây sâu răng!
Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ khi mới mọc răng sữa thì cha mẹ cũng nên hình thành thói quen đánh răng trước giờ đi ngủ, súc miệng sau bữa ăn… để bảo vệ răng miệng cho trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng sau:
Video đang HOT
1. Chăm sóc răng miệng từ sớm
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng khi con còn nhỏ thì không cần vệ sinh và bảo vệ răng, quan niệm này là sai lầm, vì răng sữa của trẻ cũng cần được làm sạch và bảo vệ ngay từ nhỏ. Làm sạch răng còn giúp vệ sinh trong khoang miệng, nó là tiền đề cho hàm răng vĩnh viễn khỏe mạnh sau này của trẻ.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bố mẹ cần nhớ tập cho con súc miệng, đánh răng bằng các loại bàn chải phù hợp với lứa tuổi.
2. Xây dựng thói quen đánh răng buổi tối
Đánh răng là cách trực tiếp và hiệu quả nhất để bảo vệ răng miệng, vì vậy cha mẹ nên rèn luyện cho con thói quen đánh răng đúng giờ và đúng thời điểm, tốt nhất là cha mẹ nên cho con vệ sinh răng miệng hàng ngày trước khi đi ngủ.
Khi đánh răng cho con, bố mẹ có thể hướng dẫn cụ thể cho con cách làm sạch răng đúng cách và toàn diện, đồng thời có thể mua cho con một số dụng cụ đánh răng rất dễ thương để kích thích sự sự hứng thú cho bé có hình thành thói quen đánh răng thường xuyên.
3. Kiên nhẫn khi đánh răng cho trẻ
Vệ sinh răng miệng cho bé lúc nhỏ là một công việc tương đối khó khăn, vì trẻ rất hiếu động và không hợp tác.
Vì vậy, cha mẹ vừa phải kiên nhẫn vừa phải dứt khoát, không nên vì thấy con khóc, phản kháng mà bỏ cuộc. Việc này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen đánh răng và bảo vệ răng miệng tốt suốt cuộc đời.
Với trẻ lớn hơn, hãy hướng dẫn tỉ mỉ để trẻ tự biết cách đánh răng hàng ngày vào sáng và tối trước giờ đi ngủ.
4. Chỉnh sửa thói quen đưa mọi thứ vào miệng cắn của trẻ
Không ít trẻ có thói quen đưa tay, đồ vật vào miệng cắn. Trong khi đó, nếu không vệ sinh tay và rửa đồ vật thường xuyên thì trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn. Hành động này cũng góp phần làm hỏng hàm răng của bé.
Ngoài ra, cha mẹ có con thích cắn móng tay cũng cần lưu ý bởi tật xấu này có thể làm biến dạng hàm răng của trẻ, đó là chưa kể móng tay không sạch còn mang theo vi khuẩn vào miệng bé.
Bố mẹ cần nhớ rằng việc chăm sóc răng miệng cho trẻ cần được hình thành và thực hiện thường xuyên ngay từ bé. Suy nghĩ răng sữa không cần chăm sóc kĩ càng là sai lầm, nó sẽ phá hủy hàm răng của bé ngay cả trước khi đến tuổi thay răng, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và sức khỏe của bé. Một vấn đề nữa là không chỉ vệ sinh răng miệng vào buổi sáng mà trẻ cũng cần đánh răng trước giờ đi ngủ ngay từ khi còn nhỏ.
Vi khuẩn gây sâu răng nguy hiểm như thế nào?
Theo nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Science Signaling, Fusobacterium nucleatum (viết tắt là F. nucleatum, một vi khuẩn gây sâu răng) có thể cũng góp phần giúp tế bào ung thư ruột kết lây lan sang các nội tạng khác trong cơ thể.
Giữ vệ sinh răng miệng tốt cũng là một cách giúp phòng chống ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra F. nucleatum trực tiếp xâm lấn khối u ruột kết, nhưng chưa hiểu rõ cơ chế góp phần gây ung thư của vi khuẩn này. Song, một nghiên cứu hồi năm 2017 phát hiện khi cấy khối u ruột kết có F. nucleatum của người vào chuột, các tế bào ung thư chứa vi khuẩn sống sẽ tách ra và bám vào gan. ây là bằng chứng đầu tiên cho thấy F. nucleatum có thể liên quan trực tiếp đến việc lây lan tế bào ung thư khắp cơ thể.
ể làm sáng tỏ khả năng làm ung thư di căn của F. nucleatum, các chuyên gia tại ại học Công nghệ Virginia (Mỹ) sử dụng phương pháp nuôi cấy tế bào ung thư. Họ nhận thấy vi khuẩn từ miệng đã bám và xâm nhập các tế bào ung thư ở ruột kết, bằng cách sử dụng prôtêin Fap2 sẵn có trên bề mặt tế bào ung thư. Việc này khiến tế bào ung thư giải phóng IL-8 và CXCL1, hai loại prôtêin đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt khả năng chống nhiễm trùng của hệ miễn dịch.
Họ nhận thấy IL-8 và CXCL1 đã gửi tín hiệu tới các tế bào ung thư, tế bào miễn dịch và nhiều loại tế bào khác bao quanh một khối u, giúp chúng phát triển và lan ra xung quanh. "Phát hiện của chúng tôi cho thấy nhiễm vi khuẩn F. nucleatum khởi đầu cho việc di căn của tế bào ung thư. ây là thông tin quan trọng vì 90% số ca tử vong liên quan đến ung thư là do các khối u hoặc các vị trí ung thư không phải là nguyên phát đã di căn đến nơi khác trong cơ thể"- chuyên gia Daniel Slade, thành viên nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh.
Trước phát hiện mới, các tác giả cho rằng việc xác định vai trò của F. nucleatum trong tiến triển ung thư ruột kết có thể giúp ích cho việc phát triển các phương pháp điều trị mới cho căn bệnh này, chẳng hạn như một liệu pháp nhằm ngăn tế bào miễn dịch tiết ra IL-8 và CXCL1.
Cũng liên quan đến mối quan hệ giữa sức khỏe răng miệng và ung thư, các nhà nghiên cứu tại ại học Harvard (Mỹ) cho biết thường xuyên đánh răng có thể giúp giảm nguy cơ khởi phát ung thư miệng hoặc dạ dày.
Khuyến nghị này được đưa ra sau khi họ xem xét tỷ lệ mắc ung thư thực quản và ung thư dạ dày trên hơn 148.000 người (cả nam và nữ) trong trung bình 20 năm. Kết quả cho thấy, nguy cơ mắc hai dạng ung thư nói trên khi lớn tuổi ở nhóm có tiền sử mắc bệnh nướu cao hơn ở mức tương ứng là 43% và 52%. Và so với người không mất răng, nguy cơ mắc ung thư thực quản và dạ dày ở người bị mất răng cũng cao hơn lần lượt là 42% và 33%.
ược biết, mối liên quan giữa ung thư thực quản và các vi khuẩn phổ biến trong miệng (như tannerella forsythia và porphyromonas gingivalis) đã được phát hiện trong nhiều nghiên cứu. Và vệ sinh răng miệng kém và bệnh nướu được biết là có thể thúc đẩy sự hình thành của vi khuẩn gây ung thư dạ dày.
Chế độ ăn tốt cho sức khỏe răng miệng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta có thể cải thiện sức khỏe răng miệng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn hằng ngày.
Cụ thể, để răng nướu thêm chắc khỏe, cần giảm lượng tiêu thụ nhóm tinh bột - đường, đồng thời tăng cường dung nạp chất xơ và các dưỡng chất quan trọng cho răng miệng như canxi, phốt-pho và magiê. Song song đó, tránh dùng các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều axít và chứa hàm lượng tinh bột - đường cao mà không có giá trị dinh dưỡng.
Ngoài ra, 5 nhóm thực phẩm có lợi cho răng miệng mọi người cần ưu tiên sử dụng là bột ca cao nguyên chất (hoặc sô - cô - la đen), các chế phẩm từ sữa bò hữu cơ, các loại cá béo, rau lá màu xanh đậm và trái cây họ cam quýt.
5 thực phẩm cần hạn chế tiêu thụ bao gồm bánh quy, trái cây sấy khô, nước ngọt, trà lên men Kombucha và các loại đậu.
Bà nhai cơm rồi đút cho cháu, nhìn hàm răng của đứa trẻ 3 tuổi mà "ớn lạnh" Người bà cứ tưởng mình đang chăm cháu theo cách chu đáo, an toàn nhưng hóa ra lại là sai lầm. Giống như nhiều bà mẹ khác, sau khi sinh con được 1 năm, chị Chen Chen (Thẩm Quyến, Trung Quốc) để con nhỏ lại cho mẹ chồng chăm sóc và quay trở lại với công việc. Chị về quê thăm con vào...