Bé trai bị đẩy lồi mắt ra ngoài sau tai nạn hy hữu
Đang đi xe đạp, cậu bé bị té đập mặt vào tay lái khiến mắt trái bị đẩy lồi ra ngoài. Các bác sĩ đã phải phẫu thuật, đưa nhãn cầu trở lại hốc mắt và khâu che phủ tạm thời chờ lành thương.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM ngày 27/8 cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và kịp thời can thiệp cho một trường hợp bị tai nạn hy hữu. Bệnh nhi là bé T.M.P. được bệnh viện địa phương chuyển đến trong tình trạng mắt trái lồi hẳn ra ngoài.
Nhãn cầu mắt trái của cậu bé bị đẩy lồi hẳn ra ngoài sau tai nạn
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, trước khi tai nạn xảy ra, cậu bé đang đi xe đạp thì bị vướng vào chiếc xe rùa (loại xe có 1 bánh 2 càng đẩy bằng tay dùng để vận chuyển đồ). Khi té, tay lái của chiếc xe đạp đã đập thẳng vào hốc mắt bên trái của bé khiến nhãn cầu lồi ra ngoài.
Video đang HOT
Sau khi sơ cứu, các bác sĩ bệnh viện địa phương đã sử dụng băng gạc ẩm vô trùng để bảo vệ con mắt bị tổn thương cho bé rồi nhanh chóng chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tại đây, qua xét nghiệm đánh giá, kiểm tra hình ảnh CT-Scan cho thấy bé bị tổn thương nhẹ xương hốc mắt và màng cứng não, nhãn cầu bị đẩy lồi hoàn toàn ra ngoài.
Trước ca bệnh khó, các bác sĩ đã hội chẩn toàn bệnh viện và quyết định phẫu thuật cho bệnh nhi. Trong quá trình phẫu thuật, ê kíp ghi nhận tai nạn đã làm các cấu trúc ở ổ mắt siết chặt lại, đẩy lồi mắt trái ra ngoài và không thể tụt trở vào vị trí bình thường. Phẫu thuật viên phải cắt mở rộng, giải bỏ tình trạng cản trở do bị siết chặt cấu trúc phía sau hốc mắt, đưa nhãn cầu trở vào vị trí ban đầu đồng thời khâu khép mi, giữ mắt tạm thời chờ thương tổn lành lại.
Bác sĩ đã phẫu thuật đưa mắt bệnh nhi trở lại vị trí ban đầu và khâu khép mi tạm thời chờ lành thương
Sau phẫu thuật tình trạng bé ổn định, bé ăn uống tốt, đang được theo dõi điều trị hậu phẫu. Khi tình trạng tổn thương ổn định, các bác sĩ sẽ đánh giá chức năng thị giác con mắt bị tổn thương cho bệnh nhi.
Qua trường hợp trên bác sĩ khuyến cáo phụ huynh luôn chú ý hướng dẫn trẻ vui chơi an toàn, khi sử dụng các phương tiện giao thông như xe đạp hay ngồi xe máy với cha mẹ. Nên cho bé đội nón bảo hiểm khi đi xe để bảo vệ vùng đầu mặt. Nếu chẳng may có tai nạn đáng tiếc xảy ra tương tự như trường hợp trên, người sơ cứu cần bình tĩnh không cố gắng đẩy nhãn cầu vào hốc mắt mà dùng gạc ẩm vô trùng bảo vệ vùng mắt tổn thương và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.
Bé gái bị u tế bào khổng lồ phá hủy xương hàm
Sau khi nhổ răng hàm, bệnh nhi bị ra máu khó cầm, một bên má sưng lớn khiến sức khỏe sa sút. Cháu được chẩn đoán bị u tế bào khổng lồ hiếm gặp phá hủy xương hàm.
Thông tin từ BS Nhâm Bá Duy, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho biết, tại đây vừa phát hiện, can thiệp cho một trường hợp bị u xương ít gặp. Bệnh nhân là bé N.T.N.Y. (12 tuổi, ngụ tại Sóc Trăng) được bệnh viện địa phương chuyển đến trong tình trạng góc hàm phải sưng lớn, đau nhức.
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía người nhà ghi nhận, trước đó cháu được đưa đến cơ sở y tế để nhổ răng hàm bên phải. Sau nhổ răng, nhân viên y tế không thể cầm được máu cho bé. Tình trạng ra máu ở vùng chân răng đã nhổ ngày càng nặng thêm, bé phải chuyển đến Bệnh viện Sóc Trăng cấp cứu. Các bác sĩ, đã thực hiện thủ thuật cầm máu thành công và cho bệnh nhi xuất viện.
Tuy nhiên, khi về nhà gia đình thấy vùng mặt bên phải của bé bắt đầu bị sưng. Tình trạng ngày càng tăng tại vùng góc hàm phải của bệnh nhi, thời gian đầu bé không đau, vẫn nhai nuốt được thức ăn. Tuy nhiên, càng về sau, việc ăn uống của bé càng khó khăn do khối u to dần, sức khỏe sa sút. Lo lắng, gia đình đưa bé đến bệnh viện địa phương tái khám.
Qua nhiều lần khám ở các bệnh viện, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1. Bệnh nhi được thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra hình ảnh cần thiết. Sau hội chẩn, bác sĩ nhận định bé có dị dạng mạch máu quanh xương hàm dưới bên phải. Các bác sĩ quyết định chuyển bệnh nhi đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định để điều trị chích xơ hóa dị dạng.
Sau thời gian điều trị, nhận thấy bé có khả năng bị u bất thường cùng vị trí với dị dạng nên Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đã trao đổi chuyên môn và chuyển bé trở về Bệnh viện Nhi Đồng 1 để xử trí. Tại đây các bác sĩ đã kiểm tra kỹ tình trạng của bệnh nhi và quyết định phẫu thuật nhằm giải quyết triệt để khối u, giữ được nét thẩm mỹ tối đa cho cơ thể.
Mặc dù có nhiều kinh nghiệm nhưng đội ngũ phẫu thuật và gây mê đã gặp nhiều khó khăn do tình trạng máu chảy liên tục từ khối u, khó cầm máu. Ê kíp phẫu thuật đã tiến hành bộc lộ toàn bộ vùng u ở bệnh nhi thì phát hiện u đã huỷ rất nhiều xương hàm dưới. Các bác sĩ buộc phải cắt bỏ 1 phần xương hàm dưới rồi đặt nẹp tạo hình thay thế xương, cố định cấu trúc hàm và để hở khớp cắn.
Sau hơn 4 giờ phẫu thuật, bệnh nhi được chuyển sang theo dõi tại khoa Hồi sức Ngoại, tình trạng ra máu được kiểm soát. Sau 2 ngày thở máy, hiện bệnh nhi đã được rút ống thở, tự thở khí trời đã nhấp được nước, nuốt được.
Kết quả giải phẫu bệnh học cho thấy bé bị U tế bào khổng lồ (Giant cell tumor) kèm dị dạng động-tĩnh-bạch mạch. Chính u tế bào khổng lồ là nguyên nhân gây phá hủy nhanh và rộng xương hàm của bé.
U tế bào khổng lồ là một bệnh lý u xương lành tính ở người, chiếm khoảng 20% trong các bệnh lý u xương lành tính nói chung. Tuy nhiên có khoảng 5 đến 10% trường hợp diễn tiến thành u tế bào khổng lồ ác tính, di căn đến các cơ quan khác. Y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra u tế bào khổng lồ.
Nhiều bệnh nhi nguy kịch, sốt xuất huyết vào giai đoạn nguy hiểm Liên tiếp nhiều bệnh nhi nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch vì sốc sốt xuất huyết, suy đa tạng. Bác sĩ cảnh báo sốt xuất huyết đang vào giai đoạn cao điểm, cộng đồng cần chú ý phòng ngừa. Sốt xuất huyết khiến nhiều bệnh nhi nguy kịch PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện...