Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của cải cúc
Không chỉ là món ăn rất được ưa chuộng mà rau cải cúc còn được áp dụng trong chữa bệnh rất hiệu quả.
Rau cải cúc là loại rau dễ mọc và nấu cũng nhanh,thường thì chúng ta dùng để ăn lẩu vì đặc tính của rau cải cúc là nhanh chín và ăn như thế sẽ ngọt và giữ được chất dinh dưỡng nên cũng là một loại rau được ưa chuộng với đa số.
Rau cải cúc còn được gọi là cải tần ô, rau cúc, rau tần ô… Là cây thảo sống hằng năm, lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, thơm. Mùa hoa vào tháng 1 – 3. Rau cải cúc giàu dinh dưỡng như chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin A, B, C…
Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt. Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm).
Đau mắt
Rau cải cúc 1 nắm thái nhỏ nấu với một con cá diếc to khoảng 3 ngón tay người lớn để ăn. Ngoài dùng lá rau cải cúc rửa sạch, hơ nóng chườm lên mắt (hoặc cho vào vải mỏng chườm) – rất hiệu nghiệm.
Trị đau đầu kinh niên
Lấy một ít cải cúc đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g nước đã nấu này. Bên ngoài thì dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu).
Nếu bạn đau đầu không đúng mùa cải cúc cũng đừng lo lắng, chỉ cần chịu khó phơi khô cải cúc dùng dần là được. Lưu ý, khi phơi rau cải cúc thì nhớ phải chọn các cây già già một chút, tốt hơn hết là giữ cả phần rễ cây. Những cây cải cúc già có hoa thì lại càng quý vì khi phơi rau cải cúc sẽ để được rất lâu.
Bổ tỳ, trị hoa mắt, lợi tiểu
Lấy 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, bỏ vảy, đem rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị. 10 ngày là một liệu trình.
Chữa tiêu chảy
Video đang HOT
Dạ dày ruột trong tình trạng lạnh, đi ngoài lỏng hoặc tiêu chảy, thì dùng 200g cải cúc nấu canh ăn để giúp làm ôn ấm tỳ vị. Ăn liên tục 3 – 5 ngày.
Chữa chứng ho dai dẳng ở người lớn do lạnh
Rau cải cúc 100 – 150g, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3 – 4 ngày là 1 liệu trình.
Rau cải cúc tươi 150g, rửa sạch cho ráo nước sau đó cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn, ngày ăn 2-3 lần. Bài thuốc này vừa đơn giản lại có tác dụng giải cảm nhanh.
Rau cải cúc: tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm… Cải cúc tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.
Chú ý: Không dùng cháo rau cải cúc cho người có thể trạng hư hàn, lạnh bụng, tiêu chảy.
Theo Phununews
Vì sao ngải cứu, rau má, rau răm có thể gây họa?
Theo các bác sĩ đông y, ngải cứu, rau má, rau răm có thể gây ngộ độc, viêm thần kinh, rơi vào ảo giác... nếu dùng nhiều, không đúng cách.
Lương y đông y Dương Xuân Mến - Phòng khám đông y 195 Láng Hạ, Hà Nội cho biết, theo sách Đông y, ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, có thể chế biến những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, có thể xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng... và là một trong những vị thuốc dành cho người bị động thai, sẩy thai liên tiếp, nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.
Món trứng gà xào ngải cứu là món ăn bài thuốc rất bổ dưỡng nâng cao sức khỏe, tẩm bổ, an thai. Nhưng người ốm dậy, thể trạng yếu, người già, phụ nữ sau sinh nếu không có bệnh chỉ nên ăn cách ngày một quả trứng, không nên ăn nhiều trứng vì không tốt. Cũng chỉ ăn 3-5 ngọn nhỏ (9-15g tươi) để tránh quá liều.
Bổ mà độc từ ngải cứu
Nếu dùng lá ngải cứu sắc uống thay trà, cũng chỉ dùng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi) và chỉ dùng theo đợt, khỏi là thôi.
Nhưng dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não... và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh...
Một số người được khuyên không nên ăn ngải cứu.
Theo các bác sĩ, tuy là món ăn bổ dưỡng nhưng người bình thường không nên sắc ngải cứu để uống như nước trà.
- Người bị viêm gan nên tránh xa ngải cứu vì sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật.
- Những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần tránh xa ngải cứu kẻo bệnh khó kiểm soát và ngày một nặng hơn.
- Người bị sỏi thận, xơ vữa động mạch vành... hạn chế ăn trứng.
- Người mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh ăn ngải cứu quá nhiều vì có thể bị sẩy thai, sinh non, hoặc bị tăng nguy cơ ra máu.
Họa từ rau má
Rau má có nhiều tác dụng chữa bệnh hạ huyết áp, kéo dài sự trẻ trung, hạ sốt, giải ngộ độc sắn, lợi tiểu... nên được làm món ăn, đồ uống rộng rãi. Ngày hè nước rau má rất được ưa chuộng để giải nhiệt cho người hoạt động ngoài trời nhiều giờ.
Người bình thường có thể dùng 1 cốc nước rau má/ngày (khoảng dưới 40 gr rau), nhưng cũng không nên uống quá 1 tháng. Nếu muốn dùng nữa bác sĩ khuyên nên dừng tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng tiếp.
Rau má tính hàn nên dễ gây đầy bụng, tiêu chảy (nhất là với người thân nhiệt thấp, hay lạnh bụng. Do đó có thể ăn nên thêm vài lát gừng cho ấm bụng.
Rau má có thể làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc uống rượu.
BS. Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, cái gì dùng nhiều cũng không tốt, và rau má lạm dụng nhiều là có hại, dùng quá nhiều và lâu còn có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận.
Ăn quá nhiều còn gây những tác dụng phụ như tăng lượng đường trong máu - rất nguy hiểm, lượng cholesterol trong máu cũng tăng, đặc biệt nguy hiểm với những người bị tiểu đường.
Uống nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua.
Phụ nữ uống thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai... Phụ nữ mang thai và đang cho con bú tránh ăn rau má vì có thể dẫn đến sẩy thai (nếu ở thời kỳ mang thai), gây đầy bụng, lạnh bụng.
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, thuốc mất ngủ, các thuốc chống trầm cảm... làm giảm hiệu quả của insulin và các thuốc tiểu đường uống, thuốc hạ cholesterol.
Rau răm
Rau răm cũng là dược liệu quý, vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, hay được dùng làm thuốc. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.
Ăn rau răm sống thì ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn.
Món trứng vịt lộn có tính hàn, ăn với rau răm, gừng lát và muối tiêu vừa ngon vừa bổ, nhờ phối hợp cân bằng âm - dương rất bổ dưỡng. Vị rau răm - gừng -tiêu ấm bụng, tránh được đầy hơi và chậm tiêu hóa.
Rau răm không độc, nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y thì ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.
- Người có thai không nên ăn nhiều rau răm, vì có thể gây sảy thai.
- Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi hành kinh không nên ăn rau răm vì dễ bị rong huyết.
Theo Giadinh
Ẩn họa từ rau răm, rau má, ngải cứu Thứ gì dùng nhiều cũng không tốt, rau răm, ngải cứu, rau má cũng vậy. Ảnh minh họa: Internet Ngải cứu Ngải cứu được biết đến có công dụng giúp tuần hoàn máu, giảm đau cơ, đau đầu, nhuận tràng, lợi tiểu... nhưng khi dùng nhiều có thể gây ra những hậu quả không lường. Khi dùng nhiều ngải cứu, thần kinh trung...