Sai lầm phổ biến khi phạt con
Dạy con ngoan là bài toán đau đầu với tất cả phụ huynh. Để con ngoan chắc chắn bố mẹ sẽ áp dụng hình thức thưởng và phạt. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của việc phạt con, bố mẹ nên tránh những sai lầm phổ biến sau.
1. Bố mẹ mất bình tĩnh và quá tức giận
Việc bố mẹ mất bình tĩnh và tức giận khi con phạm lỗi sẽ gây ấn tượng cực xấu cho trẻ. Bởi khi đó bố mẹ sẽ phạm những lỗi cơ bản trong dạy con. Trẻ sẽ không học được cách kiểm soát tức giận và dễ bị cảm xúc tiêu cực bùng nổ.
Ngoài ra để xả nỗi bực dọc của mình, nhiều cha mẹ đã thốt lên những câu làm tổn thương con như: “con thật là đồ vô tích sự’ hay &’con đúng là đứa trẻ hư’… Trẻ không cảm nhận được tình thương yêu của cha mẹ, chúng hoặc co mình lại hoặc nổi loạn, càng ngày càng khó bảo hơn.
Mọi hình phạt mà bạn áp dụng lúc tức giận sẽ là sai lầm trong việc dạy con. Bởi trẻ không cảm giác hối hận vì lỗi lầm của mình mà chỉ cảm giác oán trách.
Bạn nên bình tĩnh, cố gắng hít thở sâu để kiềm chế tức giận và phân tích tình huống cẩn thận trước khi đưa ra bất cứ một lời nói hay hành động nào với trẻ.
2. Mẹ nói “có”, bố bảo “không”
Việc không thống nhất trong phương pháp và thái độ dạy con sẽ khiến cho trẻ hoang mang. Lúc phạt con đòi hỏi bố mẹ phải thống nhất quan điểm. Sai lầm mà nhiều người mắc phải khi phạt trẻ là cảnh bố mẹ đang &’trống đánh xuôi, kèn thổi ngược’.
Trẻ rất nhạy cảm trong việc nắm điểm yếu thương con của bố mẹ. Vì vậy khi có người bênh vực mình lúc mình phạm lỗi sẽ khiến cho trẻ không còn sợ hình phạt mà bố hay mẹ đưa ra. Bởi trẻ nhận thức được rằng lúc nào cũng sẽ có “cứu trợ từ người còn lại”.
Chính vì vậy, việc giữ những khung hình phạt hợp lý có sự &’ăn khớp’ giữa cha – mẹ sẽ giúp trẻ &’tâm phục khẩu phục’, không mắc lại lỗi cũ và ngoan hơn.
Video đang HOT
3. Xúc phạm trẻ trước đám đông
Khi trẻ phạm lỗi về hành vi, bạn hãy nhẹ nhàng và phân tích cho bé hiểu. Bố mẹ không có quyền được bêu riếu hay xúc phạm trẻ, nhất là khi có mặt những người khác. Bởi trẻ rất nhạy cảm và có lòng tự trọng cao. Việc chì chiết, đay nghiến trẻ khiến trẻ cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Thậm chí nhiều bé mang tâm lý tự ti, trầm cảm dẫn đến học hành sa sút vì những câu nói tưởng chừng nhất thời của cha mẹ.
Vì vậy, trước bất kỳ việc &’tày trời’ nào mà con gây ra, hãy biết tôn trọng con. Đừng vì phút nóng nảy nhất thời mà sẵn sàng mắng nhiếc con trước đám đông, đặc biệt, là mắng con trước mặt bạn bè chúng.
4. Không báo trước hình phạt
Hình phạt nên báo trước và phổ biến cho trẻ nhớ. Việc áp dụng các biện pháp phạt cũng nên linh hoạt tùy hoàn cảnh. Khi đưa ra hình phạt cho trẻ, bố mẹ cần giải thích cụ thể, rõ ràng nguyên nhân con bị phạt và nếu con tiếp tục lặp lỗi thì sẽ có hậu quả gì. Có như vậy mới khiến trẻ ngoan ngoãn tuân theo hình phạt của cha mẹ.
Nếu phạt trẻ không báo trước sẽ khiến trẻ cảm giác như mình đang bị “xử ép”. Trẻ sẽ có thái độ hậm hực và không phục khi bị phạt. Và rất có thể lần sau trẻ lại tiếp tục mắc lỗi.
Theo Phununews
10 điều mẹ không nên nói với trẻ
Có những câu nói hằng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây ra cảm xúc tiêu cực, không tốt cho trẻ.
Mẹ hãy chú ý và ghi nhớ 10 điều sau đây không nên nói với con:
1. "Con giỏi quá"
Việc cha mẹ thường xuyên khen con mình sẽ khiến con trở nên phụ thuộc vào sự công nhận đó hơn là động lực từ bản thân. Hãy diễn tả bằng ý tương tự như: thay vì khen "Con chơi giỏi ghê", bạn có thể nhận xét "Con và đồng đội rất ăn ý" hay "Đó là sự trợ giúp rất đắc lực!"
2. "Có công mài sắt có ngày nên kim"
Càng chú tâm làm việc gì đó thì các kỹ năng của con càng được cải thiện. Tuy nhiên, lại có thể khiến con gánh chịu áp lực phải chiến thắng, hoặc nếu trẻ mắc lỗi sẽ nghĩ rằng mình đã không chăm chỉ luyện tập. Hãy khuyến khích con luyện tập chăm chỉ theo một cách khác để con có thể phát triển và cảm thấy tự hào về bản thân.
3. "Không sao đâu"
Khi con bị thương và bật khóc, bạn sẽ động viên rằng con không sao cả, như vậy có thể khiến con cảm thấy tồi tệ hơn. Bạn nên giúp con trấn an cảm xúc bản thân chứ không phải là coi nhẹ nó. Hãy dành cho con một cái ôm và hiểu được cảm giác của con bằng những câu như: "Thật là một cú ngã đáng sợ!"
4. "Nhanh lên nào"
Giục con nhanh lên trong khi con vẫn từ từ thưởng thức bữa sáng, có thể làm tăng thêm stress. Bạn có thể nhỏ nhẹ nói với con "Chúng ta hãy nhanh lên nào!". Như vậy con sẽ cảm thấy bạn và con đang ở cùng một đội. Bạn cũng có thể biến hành động thúc giục thành trò chơi, chẳng hạn như: "Sao chúng ta không thi xem ai sẽ nhanh hơn?"
Có những câu nói hằng ngày tưởng chừng như vô hại lại gây ra cảm xúc tiêu cực ở con trẻ hơn bạn tưởng. (ảnh minh hoạ)
5. "Mẹ đang ăn kiêng nhé"
Khi hằng ngày thấy bạn kêu ca mình đang béo lên, trong đầu con có thể phát triển một hình ảnh cơ thể không khỏe mạnh. Tốt hơn nên nói rằng: "Mẹ đang tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh vì điều đó khiến mẹ cảm thấy rất tốt". Hay đừng nói rằng "Mẹ phải tập thể dục". Hãy nói rằng "Bên ngoài thời tiết rất đẹp. Mẹ sẽ đi dạo một chút". Câu nói này sẽ giúp con có hứng thú đi bộ cùng bạn.
6. "Chúng ta không đủ tiền mua đâu"
Câu nói này có thể khiến con nghĩ rằng bạn không thể kiểm soát được tài chính. Hãy dùng cách khác để truyền đạt, chẳng hạn như "Chúng ta sẽ không mua món đồ này vì chúng ta đang tiết kiệm tiền cho những thứ quan trọng hơn". Nếu con đòi thảo luận về vấn đề này, bạn sẽ có cơ hội để trò chuyện với con về cách chi tiêu và quản lý tiền bạc.
7. "Không được nói chuyện với người lạ"
Khi trẻ gặp một người không quen, trẻ sẽ không nghĩ đó là người lạ nếu người đó đối xử tốt với mình. Thay vì cảnh báo trẻ như vậy, hãy dựng lên một kịch bản như "Con sẽ làm gì nếu một người đàn ông con không biết cho con kẹo và muốn chở con về nhà?". Hãy lắng nghe câu trả lời, và hướng dẫn con cách hành xử hợp lý.
8. "Cẩn thận đấy"
Nói câu này khi con đang chơi thăng bằng trong sân có thể khiến con té ngã. Vì câu nói của bạn làm con phân tâm và mất tập trung.
9. "Không ăn hết cơm thì con sẽ không được ăn bánh"
Câu nói này khiến trẻ cảm thấy như đang bị phạt và giảm hẳn cảm giác ngon miệng. Thay vì vậy, hãy nhắc con rằng: "Đầu tiên chúng ta ăn bữa tối, sau đó mới đến tráng miệng". Sự thay đổi từ ngữ, dù rất nhỏ, cũng có thể tác động tích cực đến con.
10. "Để mẹ giúp"
Khi trẻ đang chơi giải câu đố, bạn sẽ muốn giúp đỡ trẻ. Đừng làm như vậy! Vì sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của trẻ, bé sẽ luôn trông đợi vào câu trả lời của người khác. Thay vì đó, hãy đặt các câu hỏi giúp trẻ giải quyết vấn đề như "Liệu có nên đặt miếng lớn và miếng nhỏ này ở phần dưới chân không con? Sao con lại nghĩ vậy? Con hãy thử xem sao".
Theo Phununews
Cựu thủ tướng Đài Loan: 12 nguyên tắc dạy con gây 'chấn động' Không chỉ nổi tiếng là một chính khách có tầm ảnh hưởng rộng lớn, cựu thủ tướng Đài Loan Tôn Vận Tuyền còn được biết đến với những câu nói dạy con vô cùng thấm thía và xúc động. Cuộc đời của nhà chính khách Tôn Vận Tuyền Tôn Vận Tuyền là một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan, xuất...