Lá tre chữa tràn dịch màng phổi
Lá tre (tên thuốc trong y học cổ truyền: trúc diệp) – một dược liệu được dùng phổ biến từ lâu đời.
Ảnh minh họa: Internet
Dược liệu được dùng tươi, có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lành, vào các kinh: tâm phế, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm sốt.
Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh có dùng lá tre:
Chữa cảm sốt, miệng khô khát: trúc diệp 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, đảng sâm 2g, cam thảo 2g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.
Hoặc trúc diệp 16g, kim ngân 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm phế quản cấp tính: trúc diệp 12g, thạch cao 16g, tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g, lá hẹ 8g. Sắc uống trong ngày.
Chữa viêm thanh quản nói không ra tiếng: trúc diệp 12g, trúc nhự 12g, tang bạch bì 12g, thổ bối mẫu 10g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, nam tính chế 6g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Video đang HOT
Chữa tràn dịch màng phổi: trúc diệp 10g, phục linh 12g, thương truật 10g, hồng hoa 8g, đào nhân 8g, cam thảo 6g, nguyên hoa 4g, cam toại 4g, đại kích 4g, đại táo 10 quả. Sắc uống ngày 1 thang (cần theo dõi mạch và huyết áp người bệnh vì bài thuốc có thể gây tiêu chảy).
Chữa viêm bàng quang cấp tính: trúc diệp 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm 6g sắc uống trong ngày.
Chữa đái ra dưỡng chấp: trúc diệp 20g, kim tiền thảo 20g, mía dò 20g, giá đỗ xanh 16g, tỳ giải 16g, ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa co giật ở trẻ em: trúc diệp 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, câu đằng 12g, lá vông 12g, chi tử 10g, cương tàm 8g, bạc hà 8g. Sắc uống trong ngày.
Chữa sởi ở thời kỳ đang mọc: trúc diệp 20g, sài đất 16g, sắn dây 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống trong ngày.
Chữa thủy đậu: trúc diệp 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 2g, sơn chi tử 2g, cam thảo 2g, hành tăm 2 củ. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa loét miệng: trúc diệp 16g, thạch cao 20g, sinh địa 16g, chút chít 16g, cam thảo nam 16g, huyền sâm 12g, ngọc trúc 12g, mộc thông 12g. Sắc uống trong ngày.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Những bài thuốc hiệu nghiệm từ rau dền gai
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả.
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc chữa bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt dùng để đắp, băng bó chấn thương...
Dền gai là loại rau quen thuộc thường được bà con nhiều nơi hái lá nấu canh. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, hầu như vườn nhà nào cũng có.
Dền gai là cây thân thảo, phân cành nhiều, không lông. Lá mọc so le, hình thuôn dài, cuống dài có cánh, ở gốc có 2 gai, mặt trên phiến lá màu xanh nhạt. Hoa mọc thành sim và sắp xếp sít nhau ở nách lá thành những bông dài, các lá bắc như gai. Quả là một túi hình trứng nhọn một đầu. Hạt đen óng ánh.
Ngoài công dụng làm rau ăn, dền gai còn được xem như là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Toàn cây được dùng làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm, đem về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Có thể đốt thành tro, dùng dần.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm
Bài 1: Mụn nhọt chưa vỡ: Rễ rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt 2 - 3 tiếng thay băng, ngày đắp 2 - 3 lần, có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.
Bài 2: Ho có đờm: Dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, cam thảo đất 16g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 - 3 lần. Dùng liền 5 ngày.
Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, cam thảo đất 16g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 - 3 lần. Dùng liền 5 ngày.
Bài 3: Trật đả, ứ huyết: Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 - 15g uống thay nước trà.
Bài 4: Viêm họng, đau họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 - 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 - 2 lần đến khi đỡ đau họng.
Bài 5: Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Rễ rau dền gai (sao vàng), vỏ quả bí đao 20g, kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 - 3 lần. Dùng 10 ngày một liệu trình.
Bài 6: Bỏng nhẹ: Thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.
Bài 7: Chữa kinh nguyệt không đều: Rau dền gai 15g, bạc thau 20g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 450ml nước sắc còn 200ml, chia 2 - 3 lần. Dùng liền 10 ngày.
Bài 8: Chữa bạch đới, khí hư: Rễ rau dền gai 20g, lá bạc hà 16g, phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước lấy 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng 7-10 ngày.
Bài 9: Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc (rơm rạ): Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Theo Sức khỏe đời sống
Cây mã đề - thần dược chữa bệnh Cây mã đề rất phổ biến và quen thuộc với người Việt, đặc biệt nó có công dụng rất hiệu quả trong việc và hỗ trợ rất nhiều bệnh. Cây Mã đề còn gọi là Xa tiền, cây này mọc hoang khắp nơi trong nước ta và nhiều nước khác. Mã đề là cỏ sống lâu năm, thân rất ngắn. Lá mọc ở...