Đột quỵ não đang tấn công giới trẻ
Đột quỵ là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột hoặc chảy máu trong não, hậu quả là tế bào não bị chết do thiếu oxy. Bệnh này thường xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay nó đang có xu hướng trẻ hóa, tấn công vào những người trẻ tuổi.
Ảnh minh họa: Internet
Cách phòng ngừa đột quỵ:
- Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc của người khác.
- Điều trị tốt bệnh cao huyết áp nếu có
- Kiểm soát tốt đường huyết nếu bị tiểu đường
Video đang HOT
- Duy trì một chế độ ăn lành mạnh ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối
- Hãy năng hoạt động thể chất
- Giữ cân nặng trong tầm kiểm soát
- Tuân thủ đúng các yêu cầu của bác sĩ về việc dùng thuốc
- Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe
Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Nó có thể gây ra những hậu quả rất nặng nề như tử vong hay tàn phế vĩnh viễn. Mỗi 45 giây trôi qua trên thế giới có ít nhất 1 người bị đột quỵ và cứ mỗi 3 phút trôi qua trên thế giới có 1 người tử vong do đột quỵ. Tại Việt Nam, ước tính hằng năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ và số người bị đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa.
Đột quỵ ở người trẻ có xu hướng gia tăng phần lớn do lối sống không lành mạnh như nghiện thuốc lá, rượu bia, sử dụng cần sa, chế độ ăn uống thiếu khoa học, nghiện rượu, béo phì, tiểu đường, mỡ (cholesterol) trong máu tăng cao, bị stress, dị dạng tai biến mạch máo não, bệnh tim mạch và ít vận động… Theo nhiều thống kê, nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là do xuất huyết não, mà phần lớn là do vỡ động tĩnh mạch hoặc vỡ phình mạch.
Tại Hội nghị về đột quỵ khu vực châu Á Thái Bình Dương 2014 vừa diễn ra tại TPHCM do Sanofi phối hợp cùng Hội Thần kinh học TP HCM tổ chức, TS.BS Nguyễn Huy Thắng – Tổng Thư ký Hội Phòng, chống tai biến mạch máu não Việt Nam nhấn mạnh: “Bệnh lý đột quỵ não đã và đang là nguyên nhân gây tử vong cao sau các bệnh như ung thư hay tim mạch và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh đột quỵ hoàn toàn có thể giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tàn tật nếu được chẩn đoán, xỷ lý bệnh kịp thời”. GS.TS Lê Đức Hinh – Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam chia sẻ: “Việc làm rõ các vấn đề liên quan với việc tiên đoán nguy cơ, phương pháp điều trị để giúp bệnh nhân quản lý tốt bệnh đột quỵ, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra”.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo tình trạng bệnh tật, đau ốm và tử vong do đột quỵ gây ra sẽ tăng gấp đôi trên toàn thế giới vào năm 2030, đặc biệt tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ góp phần rất quan trọng trong chuẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh.
Các dấu hiệu này bao gồm: Bất ngờ có cảm giác tê – mất cảm giác hoặc yếu liệt cơ mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một bên của cơ thể; Đau đầu dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân; Đột ngột giảm hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt; Đột ngột bị lẫn lộn, gặp vấn đề trong việc nói và hiểu ngôn ngữ; Đột ngột có vấn đề trong việc đi lại, bị hoa mắt, mất thăng bằng hay mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của cơ thể.
Cách đơn giản để phòng bệnh là cần thay đổi lối sống: vận động nhiều hơn, ngừng hút thuốc, hạn chế thức uống có cồn, tránh các chất gây nghiện… Nếu phát hiện sớm các bất thường về mạch máu thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Theo Giadinh.net
Khàn tiếng kéo dài là bệnh gì
Tôi 55 tuổi, bị khàn tiếng từ trước Tết. Công việc của tôi đôi lúc cần đọc lời bình cho mở đầu phim, clip mà bị mất tiếng gây ảnh hưởng lớn đến công việc hiện tại.
Tôi đã dùng nhiều phương pháp từ cổ truyền đến hiện đại, nhưng bệnh chỉ đỡ tạm thời. Hiện tại có lúc nói khàn lúc cũng nói được nhưng nhỏ và không tròn tiếng, nói to là bị khàn. Tôi đã đi chụp, nội soi thanh quản tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, bác sĩ cho biết thanh quản chỉ hơi phù nề nhẹ sưng đỏ, không có u, cục gì...., sau đó cho đơn uống thuốc. Tôi kiêng ăn uống các chất cay, kích thích một thời gian theo chỉ định nhưng bệnh vẫn không tiến triển. Tôi nên làm gì ạ (Hoài Nam)
Trả lời:
Chào anh,
Theo như mô tả, nguyên nhân khàn tiếng của anh có thể do: sử dụng giọng nói quá mức như nói quá nhiều, quá lớn, hoặc không thích hợp trong một thời gian dài. Nếu không điều trị, bệnh có thể diễn tiến tạo thành u lành tính: hạt dây thanh, polyp dây thanh, u hạt dây thanh.
Tùy theo từng nguyên nhân mà có cách điều trị khác nhau. Anh nên hạn chế nói, thay đổi hành vi sử dụng giọng nói quá mức. Tránh hút thuốc, tiếp xúc khói thuốc, uống nhiều nước, luyện giọng của chuyên viên về thanh học. Phẫu thuật hạt dây thanh, polyp...
Phòng bệnh và điều trị khàn tiếng nhẹ như bỏ hút thuốc, ngừng uống rượu, tránh tiếp xúc khói thuốc, uống nhiều nước. Cố gắng không sử dụng giọng nói quá lớn, quá dài. Dùng các công cụ hỗ trợ như micro, loa, nhấp giọng nước ấm thường xuyên, làm ẩm môi trường sống. Chế độ ăn uống tránh những thức ăn nhiều gia vị, tránh uống rượu. Ngoài ra cần tìm những chuyên gia huấn luyện về giọng nói, tránh nói hoặc ca hát khi bị khàn tiếng.
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Ngọc Đức
Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Theo VNE
Ngửi khói thuốc làm tăng nguy cơ sảy thai Một nghiên cứu mới cho thấy nguy cơ sảy thai tăng lên ở những người phụ nữ tiếp xúc với khói thuốc lá. Andrew Hyland và các nhà nghiên cứu của Viện Ung thư Roswell Park tại Buffalo, NY (Mỹ) đã theo dõi hơn 80.000 phụ nữ mới mãn kinh trong nghiên cứu Sáng kiến sức khỏe phụ nữ. Ảnh: Irishhealth. Tất cả...