Những tư thế ngồi học dễ gây vẹo cột sống
Theo chuyên gia y tế Nguyễn Huy Khương, BV Nhi Đồng 1 (TPHCM) tư thế ngồi học của trẻ vô cùng quan trọng vì chỉ cần tư thế ngồi sai một thời gian sẽ khiến trẻ bị vẹo cột sống.
Ảnh minh họa: Internet
Phát hiện sớm vẹo cột sống ở trẻ
Theo chuyên gia y tế Nguyễn Huy Khương, phát hiện sớm các dấu hiệu của vẹo cột sống giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Cách đơn giản nhất để các bậc cha mẹ phát hiện trẻ bị tật vẹo cột sống là:
Quan sát phía sau khi trẻ đứng thẳng sẽ thấy vai xệ một bên, có thể kèm theo vùng hông – thắt lưng nhô phía bên kia.
Cho trẻ cúi xuống từ từ, sẽ quan sát thấy ụ gồ ở vùng lưng và đối diện với ụ gồ là vùng lõm.
Bình thường, cột sống vừa có chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể, là điểm tựa cho đầu, mình và tứ chi, vừa phải bảo vệ an toàn bó dây thần kinh từ não đi xuống và tỏa ra từ các khe đốt sống để chỉ huy mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Sức nặng của cơ thể khi ở tư thế đứng thẳng tác động uốn cột sống cong theo chiều trước sau thành hình chữ S khi nhìn nghiêng (nếu nhìn chính diện thấy cột sống vẫn thẳng). Nhờ cột sống uốn cong như vậy nó trở nên mềm dẻo, cử động dễ dàng, chịu được trọng tải nặng, cường độ vận động mạnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ cần ngồi học sai tư thế thì rất dễ khiến cho cột sống bị vẹo. Những tư thế ngồi học sai trẻ hay mắc là:
Ngồi viết cúi quá hoặc nằm bò ra bàn học, ngực tì vào bàn. Tư thế này sẽ ảnh hưởng đến mắt, tim, phổi, cột sống; Nằm ra giường, sàn nhà để viết. Tư thế này dễ tạo cho trẻ sự lười biếng và không tập trung.
Ngồi vẹo sống lưng (thường xảy ra đối với những trẻ ngồi học trên ghế xoay). Ngồi học chống một tay để tựa đầu còn tay còn lại để viết bài.
Gí mắt sát vào sách vở để đọc dễ hơn. Ngồi viết vắt chân chữ ngũ, gác chân lên ghế.
Vở để quá xa so với tầm mắt trẻ. Nơi viết thiếu ánh sáng. Bàn quá cao hay quá thấp với tầm của trẻ, hoặc ghế cao hơn bàn.
Nếu trẻ ngồi học sai tư thế một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng lồng ngực thu hẹp dần thành phẳng đều, các góc xương bả vai cách xa cột xương sống và bắt đầu nhô lên, lưng gù và bụng phình ra phía trước. Nếu không kịp thời điều chỉnh thì cột sống bị cong vẹo, xuất hiện đường uốn nghiêng làm lưng gù rõ rệt. Những điều này gây tổn hại rất lớn đến sức khỏe, bởi vì tim, phổi khó hoạt động, thở không sâu làm giảm tính cơ động của lồng ngực, giảm dung tích sống của phổi, trẻ sẽ dần dần yếu ớt, sức khỏe giảm sút rõ rệt.
Tư thế ngồi học đúng
Cũng theo chuyên gia y tế Nguyễn Huy Khương, trước tiên phải chuẩn bị một bộ bàn ghế phù hợp với chiều cao của trẻ, nên sử dụng loại ghế tựa và cố định (loại ghế không xoay), hướng dẫn trẻ ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi xuống khoảng 10- 15 độ.
Với đèn học, bạn nên cho trẻ dùng loại đèn sợi tóc hoặc đèn compact, tránh dùng loại đèn huỳnh quang do đèn huỳnh quang có độ chớp nháy cao dễ gây mỏi mắt cho trẻ.
Tư thế ngồi học đúng là:
- Hai chân chạm đất.
- Hai mông đặt thoải mái trên ghế.
-Hai cánh tay đặt lên bàn.
Khi ngồi viết cần lưu ý:
- Lưng thẳng, đầu hơi cúi.
- Không tì ngực vào cạnh bàn.
- Hai mắt cách vở 25-30cm.
- Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không bị xê dịch.
- Hai chân để song song, thoải mái.
Khi phát hiện chứng vẹo cột sống ở trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa cột sống hay chấn thương chỉnh hình thăm khám. Đến khám càng sớm, cơ hội cứu chữa càng cao, chi phí điều trị cũng ít tốn kém.
Theo Giadinh.net
Con gù vẹo cột sống khi ngồi học bàn gấp
Cháu Nguyễn Thị T. (Hà Nội) cột sống bị cong 42 độ phải đeo đai nắn chỉnh do ngồi học bàn gấp.
Cháu Nguyễn Thị T. (12 tuổi ở Hà Nội) đi khám trong tình trạng cột sống cong vẹo không thể đứng thẳng, đau ngực, khó thở. Kết quả thăm khám, cột sống của T. bị cong 42 độ phải đeo đai nắn chỉnh cột sống. Nguyên nhân là do mẹ đã mua cho cháu bàn gấp để sắp xếp chỗ học tập cho tiện. Cháu ngồi không đúng tư thế dẫn tới hỏng lưng.
Lời bàn:
BS Cao Hồng Phúc, Bệnh viện 103 cho biết, bàn gấp là dụng cụ học tập không chiếm diện tích nên rất được ưa chuộng cho những không gian học tập nhỏ hẹp. Nó cũng phổ biến ở lứa tuổi học đường vì trẻ em rất thích học tập cạnh ông bà, bố mẹ, nói chung là những nơi có người qua lại và có thể di chuyển được. Song nó có một nhược điểm là không tạo ra tư thế học tập sinh lý.
Chính sự gò ép cơ thể phải theo một tư thế thuận với bàn, cộng với ngồi trên sàn không có điểm tựa, bàn không được cố định, trẻ tì ngực vào bàn làm nghiêng cơ thể... nên dễ gây ra tật vẹo cột sống. Vì vậy, không nên cho trẻ ngồi học bàn gấp. Cần cho trẻ ngồi bàn đúng tiêu chuẩn theo tuổi. Cha mẹ cũng cần luôn quan sát, nhắc nhở trẻ đi đứng, ngồi học đúng tư thế.
Theo Kiến thức
Vẹo cột sống ở trẻ nhỏ Trong mọi trường hợp, chứng vẹo cột sống nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ảnh minh họa Nếu như chụp X-quang có thể phát hiện được chứng vẹo cột sống thì cũng còn cách giúp phụ huynh nhận biết bệnh ở con trẻ: quan sát lưng. Theo Viện Hàn lâm y khoa Pháp...