Bất ngờ với 6 lợi ích sức khỏe của cải bó xôi, chống cả ung thư
Cải bó xôi là một trong những loại rau dễ chế biến nhất. Bạn có thể xay sinh tố, thưởng thức salad cải bó xôi ướp lạnh, hấp và xào rau tươi, thậm chí trộn nó vào các món nướng như bánh hạnh nhân.
Cải bó xôi cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể dễ dàng đưa nó vào bữa ăn. Dưới đây là 6 lợi ích mà cải bó xôi mang lại cho sức khỏe.
Cải bó xôi có lợi cho sức khỏe dù ăn sống hay nấu chín
Cải bó xôi rất giàu chất dinh dưỡng
Ba cup cải bó xôi sống cung cấp chỉ 20 calo, không có chất béo, 2g protein và 3g carbohydrate cùng với 2g chất xơ (nghĩa là 1g tinh bột thực). Mặc dù có rất ít calo nhưng cải bó xôi lại giàu chất dinh dưỡng. Một phần ăn (3 cup) cung cấp hơn 300% nhu cầu hàng ngày về vitamin K hỗ trợ xương. Cải bó xôi cũng cung cấp hơn 160% khẩu phần hàng ngày về vitamin A và khoảng 40% về vitamin C, hỗ trợ chức năng miễn dịch và thúc đẩy làn da khỏe mạnh .
Cải bó xôi cũng chứa 45% nhu cầu folat hàng ngày, một loại vitamin B giúp hình thành tế bào hồng cầu và ADN. Và loại rau này cung cấp 15% khẩu phần hàng ngày về cả sắt và magiê, 10% kali và 6% canxi, cùng với một lượng nhỏ các vitamin B khác.
Cải bó xôi giàu chất chống oxy hóa
Ngoài việc chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cải bó xôi còn cung cấp chất chống oxy hóa giúp chống viêm và bảo vệ bệnh tật. Những chất này bao gồm kaempferol, một flavonoid được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư, cũng như làm chậm sự phát triển và lan rộng của bệnh. Một chất khác, được gọi là quercetin, có tác dụng bảo vệ trí nhớ cũng như bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2.
Cải bó xôi là một loại thực phẩm chức năng
Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Food & Function, các nhà nghiên cứu tóm tắt tác dụng bảo vệ của cải bó xôi, dựa trên hoạt động của các hợp chất hóa thực vật và hoạt tính sinh học tự nhiên của nó. Họ nói rằng những chất chiết xuất từ cải bó xôi có thể làm giảm stress oxy hóa, tổn thương ADN và bệnh tật. Chúng cũng ảnh hưởng tích cực đến biểu hiện của các gen liên quan đến quá trình trao đổi chất và viêm. Ngoài ra, chúng kích hoạt giải phóng các hormon tạo cảm giác no, có thể khiến bạn cảm thấy no và thỏa mãn.
Vì những lý do này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng ăn nhiều cải bó xôi có thể giúp chống lại bệnh tim, ung thư, tiểu đường loại 2 và béo phì.
Cải bó xôi hỗ trợ sức khỏe não bộ
Video đang HOT
Tác dụng chống viêm của cải bó xôi khiến nó trở thành ứng viên quan trọng để bảo vệ não bộ, đặc biệt là chống lão hóa. Một nghiên cứu đã theo dõi mô hình ăn uống và khả năng nhận thức của hơn 950 người già trong 5 năm. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy giảm nhận thức giảm đáng kể ở những người ăn nhiều rau lá xanh. Dữ liệu chỉ ra rằng những người ăn một đến hai phần rau xanh hàng ngày có khả năng nhận thức tương đương với một người trẻ hơn 11 tuổi so với những người không ăn rau xanh.
Cải bó xôi giúp kiểm soát huyết áp
Cải bó xôi là một nguồn cung cấp nitrat tự nhiên, hợp chất giúp làm thông thoáng các mạch máu để cải thiện lưu lượng máu và giảm bớt khối lượng công việc cho tim. Trong một nghiên cứu nhỏ, được công bố trên tờ Journal of Nutrition, 11 nam giới và 7 phụ nữ đã tiêu thụ 4 loại đồ uống giàu nitrat khác nhau, bao gồm cả đồ uống từ cải bó xôi.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng nồng độ nitrat trong máu tăng lên sau khi uống cả 4 loại đồ uống. Ngoài ra, nước uống từ cải bó xôi, cùng với nước uống từ nước ép củ dền và cải lông (một loại rau lá xanh khác) cũng làm giảm huyết áp. Huyết áp tâm trương vẫn thấp hơn 5 giờ sau khi uống nước cải bó xôi và cải lông. (Huyết áp tâm trương là số thấp hơn trên kết quả đo huyết áp, cho biết áp lực trong động mạch giữa hai lần bo bóp của tim.)
Cải bó xôi bảo vệ sức khỏe của mắt
Một trong những chất chống oxy hóa trong cải bó xôi, được gọi là lutein, đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AMD), một bệnh về mắt có thể làm mờ thị lực trung tâm, cần thiết cho các hoạt động như đọc sách và lái xe. AMD là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở những người từ 50 tuổi trở lên. Hiện chưa có cách chữa trị hoặc điều trị để đẩy lùi, vì vậy phòng ngừa chính là chìa khóa.
Trong một nghiên cứu của Nhật, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mắt của 11 người khỏe mạnh không hút thuốc ăn 75g rau bina đông lạnh có chứa 10mg lutein mỗi ngày trong 2 tháng. Ăn rau bina giàu lutein làm tăng mức lutein trong máu và nó cũng làm tăng thông số mật độ quang sắc tố hoàng điểm (MPOD). Điều này rất quan trọng, vì sắc tố hoàng điểm vàng hoạt động giống như kính râm bên trong để bảo vệ mắt và MPOD thấp hoặc giảm là một yếu tố nguy cơ gây AMD. Nghiên cứu này chỉ ra rằng cải bó xôi có thể giúp hạn chế nguy cơ AMD.
Cách chế biến ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của cải bó xôi như thế nào?
Một số nghiên cứu cho thấy ăn rau không nấu chín là cách tốt nhất để bảo toàn hàm lượng lutein.
Trong một nghiên cứu của Thụy Điển, cải bó xôi được mua ở siêu thị và sau đó được nấu chín bằng nhiều cách khác nhau trong tối đa 90 phút. Cải bó xôi luộc càng lâu, lượng lutein còn lại càng giảm. Khi chiên ở nhiệt độ cao, một phần lớn lutein bị phân giải chỉ trong vòng hai phút.
Các nhà khoa học cho biết cách tốt nhất để ăn cải bó xôi để có lượng lutein tối đa là xay sinh tố kết hợp với chất béo có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như qủa bơ hoặc bơ hạnh nhân. Lý do là khi cải bó xôi được cắt thành những miếng nhỏ, lutein sẽ được giải phóng ra từ lá nhiều hơn và chất béo làm tăng khả năng hấp thụ chất chống oxy hóa.
Nghiên cứu trước đây việc nấu cũng ảnh hưởng đến hàm lượng folat của cải bó xôi; luộc làm giảm mức vitamin B này xuống gần một nửa. Tuy nhiên, hấp không làm mất folat đáng kể, ngay cả sau 4 phút rưỡi.
Một nghiên cứu gần đây đã xem xét ảnh hưởng của các phương pháp nấu ăn khác nhau đến hàm lượng vitamin trong một số loại rau, bao gồm cải bó xôi. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc nấu bằng lò vi sóng ít làm mất vitamin K nhất. Chần làm giảm đáng kể hàm lượng vitamin C, và hấp giữ lại vitamin C tốt nhất. Nấu chín cũng làm giảm hàm lượng vitamin E trong cải bó xôi, nhưng lại làm tăng lượng vitamin A. Điều này xảy ra khi thành cây mềm ra, giúp giải phóng và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Một lần nữa, để có kết quả tốt nhất, hãy kết hợp ăn cải bó xôi theo nhiều cách cả sống và chín nhưng cố gắng đừng nấu quá chín.
Đây là loại rau giàu vitamin gấp 10 lần củ khoai lang, có tác dụng phòng bệnh ung thư và cực tốt cho ngày "đèn đỏ"
Loại rau ngày cực kỳ dễ trồng, mọc quanh năm suốt tháng, thường xuyên ăn sẽ nhận thấy cơ thể thay đổi theo hướng tích cực không ngờ.
Loài rau mà chúng ta đang nhắc đến chính là rau khoai lang. Cùng với củ, lá của khoai lang có giá trị dinh dưỡng ngang ngửa với "siêu thực phẩm" rau bina (cải bó xôi).
Theo Ettoday, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh trong lá khoai lang có hàm lượng vitamin B6 cao gấp 3 lần, vitamin C 5 lần, vitamin B2 10 lần so với củ khoai lang thông thường. Xét về giá trị dinh dưỡng, nó không thua kém gì chuối, bơ, bông cải xanh và nhiều loại rau khác. Đáng chú ý nhất là hàm lượng vitamin K có trong lá khoai lang rất cao. Đây là nguyên tố được ví như "thần dược" cải thiện sức khoẻ con người.
Vậy thì, cụ thể lá khoai lang mang tới những lợi ích nào cho cơ thể?
1. Ngăn ngừa bệnh tim
Lá khoai lang rất tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch. (Ảnh: soulbenthanh)
Vitamin K từ lâu được biết tới là nguyên tố quan trọng trong việc ngăn ngừa vôi hoá động mạch, một trong những nguyên nhân chính gây ra các cơn đau tim. Vitamin K không cho phép các mảng bám có hại hình thành trong động mạch và tĩnh mạch, giúp duy trì huyết áp ổn định, giảm nguy cơ bị đột quỵ tim. Thật may mắn khi bạn có thể bổ sung vitamin K một cách tự nhiên thông qua lá khoai lang.
2. Giảm nguy cơ loãng xương
Trong lá khoai lang chứa hàm lượng vitamin K cực cao, thường xuyên ăn sẽ giúp cân bằng hàm lượng canxi trong xương, giảm nguy cơ bị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp người bị bong gân mắt cá nhân nhanh hồi phục, xương bị gãy nhanh lành, nếu kết hợp với vitamin D thì hiệu quả tăng lên gấp bội.
3. Giúp đông máu và giảm đau bụng trong kỳ kinh
Chức năng chính của vitamin K là làm đông máu. Trong lá khoai lang lại chứa một lượng lớn loại vitamin này nên khi ăn nhiều sẽ giúp hồi phục vết thương nhanh lành, giảm hội chứng tiền kinh nguyệt và đau bụng kinh.
Ngoài ra, khi lượng vitamin K trong cơ thể không đủ, nhất là đối với trẻ sơ sinh thì nó có khả năng gây ra xuất huyết.
4. Hỗ trợ trong việc điều trị ung thư
Vitamin K giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết, tuyến tiền liệt, mũi, miệng, dạ dày và các bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị ung thư gan nếu bổ sung loại vitamin này sẽ khiến chức năng gan được cải thiện rất nhiều.
5. Ngăn ngừa các cục máu đông
Nếu quá trình đông máu diễn ra không đúng cách, cơ thể sẽ phải đối diện với tình trạng xuất huyết đột ngột. Việc bổ sung vitamin K thông qua lá khoai lang sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa được các cục máu đông xuất hiện bất ngờ.
6. Ngăn ngừa suy giảm nhận thức
Theo nghiên cứu được công bố bởi Đại học Montreal tại Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (NCBI) ở Canada, vitamin K có liên quan tới quá trình tổng hợp spakenolipids, một thành phần quan trọng của màng tế bào não.
Lá khoai lang chứa nhiều dưỡng chất tốt cho não bộ, ngăn ngừa các bệnh về não hiệu quả.
Các học giả cũng phát hiện ra rằng sự tổng hợp và chuyển hoá của spakenolipids có mối quan hệ với bệnh Alzheimer, thoái hoá thần kinh và nhận thức. Vì vậy, điều này chứng tỏ tầm quan trọng của vitamin K với cơ thể người là rất lớn.
7. Giảm viêm
Trong lá khoai lang chứa nhiều vitamin A có đặc tính chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cho các tế bào và mô ra khỏi cơ thể. Vitamin A làm giảm khả năng dị ứng thực phẩm và ngăn ngừa các phản ứng có hại. Nó còn giúp giảm viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer.
Mỗi ngày 1 chén nhỏ những thứ này, giảm 16% nguy cơ chết sớm Nghiên cứu kéo dài 13 năm của Mỹ cho thấy nếu chịu khó bổ sung đầy đủ vitamin K - thứ rất dễ tìm trong thực phẩm, người lớn tuổi sẽ đẩy lùi bệnh tim mạch và nguy cơ chết sớm. Công trình được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng con người Jean Mayer USDA về lão hóa tại Đại...