Bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng tối ưu trong 5 năm đầu đời
Những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế ngày càng cải thiện, các mẹ càng có thêm vô vàn chọn lựa phong phú về thực phẩm, dinh dưỡng, nhằm chăm sóc tốt nhất cho bé yêu của mình.
Tuy nhiên, có một tình trạng đang cần được quan tâm, đó là tại các thành phố lớn, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì ngày một tăng cao. Trong khi đó, tại các vùng sâu vùng xa, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân thấp còi lại là vấn đề cần chú ý. Bên cạnh những khó khăn mang tính vĩ mô dẫn đến tình trạng này, phải nhìn nhận rằng câu chuyện “gánh nặng kép về dinh dưỡng” cũng đã thể hiện phần nào một thực tế: Không ít bà mẹ chưa xác định được đâu là điều thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Mẹ muốn dành cho con những điều “tốt nhất”, song lại không biết bắt đầu từ đâu.
Vẫn còn đó những quan niệm sai lầm về cân nặng
Các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một trong những quan niệm sai lầm vẫn đang rất phổ biến chính là việc chú trọng quá mức vào cân nặng của trẻ, xem đây là yếu tố duy nhất thể hiện sự tăng trưởng. Mang tâm lý “con mũm mĩm là con khỏe mạnh”, các mẹ thường có xu hướng cố gắng bồi bổ cho con càng nhiều càng tốt.
Có thể nhận thấy quan niệm này xuất hiện mọi lúc, mọi nơi. Lời chúc cho trẻ vào dịp đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, lễ tết… đều là “hay ăn chóng lớn”. Khi gặp một em bé tròn trịa, bao giờ mẹ cũng được khen mát tay, nuôi con khéo. Ngược lại, một em bé vóc dáng “roi roi” thường sẽ nhận được những lời “bình luận”: “Mẹ cho cháu ăn nhiều vào chứ!”, “3 tuổi mà còn gầy hơn cả em bé 2 tuổi kìa!”, thậm chí có cả những câu dễ gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề như “Mẹ ăn hết của con hay sao mà để con… gầy thế!”.
Quá trình nuôi con của mẹ Việt đang được không ít chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là “cuộc chiến” đầy áp lực với… thìa nĩa, cháo sữa, và chiếc cân. Tuy nhiên, trên thực tế, mẹ cần biết rằng cân nặng chỉ là một trong nhiều chỉ số cho thấy sự phát triển khỏe mạnh ở trẻ nhỏ. Đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về đà tăng trưởng của trẻ dựa trên rất nhiều yếu tố, cụ thể như: “Phát triển toàn diện” (không lấy cân nặng để đánh giá sự phát triển của trẻ mà bao gồm đầy đủ các yếu tố kết hợp: chiều cao, cân nặng, hệ miễn dịch); “Phát triển cân đối” (phát triển đều giữa chiều cao và cân nặng); “Phát triển vận động” (trẻ biết hoạt động phù hợp với lứa tuổi của mình)…
Mẹ cần biết rằng một em bé dù cân nặng trong chuẩn nhưng lại chậm phát triển chiều cao hoặc sức đề kháng kém, mắc bệnh liên tục thì hoàn toàn không thể xem là đạt “tăng trưởng tối ưu”. Việc trẻ có sức đề kháng kém không chỉ ảnh hưởng sức khỏe tổng thể, ảnh hưởng tầm vóc của trẻ về sau mà còn giới hạn cơ hội vui chơi, học hỏi của trẻ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển trí não những năm đầu đời.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu năm 2017 của UNICEF cho thấy, trung bình cứ 6 trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam lại có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Rõ ràng, dù cân nặng của trẻ là điều cần quan tâm nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự phát triển. Ngoài ra, mẹ lưu ý thêm rằng cân nặng là yếu tố có thể thay đổi suốt cuộc đời nhưng chiều cao lại không như thế. Trong 5 năm đầu đời, trẻ sẽ đạt 60% chiều cao tuổi trưởng thành. Nếu mẹ để lỡ cơ hội này, chỉ quan tâm cân nặng, trẻ có thể gánh hậu quả thấp bé trong tương lai.
Mẹ thông thái biết tận dụng dinh dưỡng trong giai đoạn vàng 5 năm đầu đời để giúp con phát triển tối ưu
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 80% yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ là yếu tố mẹ có thể can thiệp (bao gồm môi trường, dinh dưỡng, lối sống, tâm lý…). Chỉ 20% sức khỏe và sự phát triển của trẻ chịu tác động của yếu tố di truyền.
Để giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng, dinh dưỡng luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bé sẽ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài ra, có một điều mẹ cần ghi nhớ: Trong cơ thể của trẻ có một lớp sụn gọi là sụn tăng trưởng, nằm ở đầu các xương dài và đốt sống, có nhiệm vụ giúp trẻ cao lớn thêm theo thời gian. Khi trẻ lớn dần, thân xương không dài ra mà chính các đầu xương tăng trưởng thêm nhờ vào các sụn này. Sụn tăng trưởng tồn tại trong cơ thể trẻ từ lúc mới sinh cho đến khoảng 16-18 tuổi, sau đó các sụn này được thay thế bằng xương và khi đó việc phát triển chiều cao cũng dừng lại.
Suy dinh dưỡng có thể làm giảm đi tốc độ phát triển của sụn tăng trưởng. Tuy nhiên, may mắn là trong những điều kiện hạn chế như vậy, sụn tăng trưởng vẫn có thể bảo tồn năng lực tăng trưởng một khi điều kiện dinh dưỡng được cải thiện. Lúc đó, sụn tăng trưởng có thể bắt kịp đà tăng trưởng, để giúp bé đạt được tiềm năng tăng trưởng bình thường.
Nghiên cứu cho thấy, khi bé suy dinh dưỡng thấp còi, nếu được can thiệp sớm (trong giai đoạn 5 năm đầu đời) bằng dinh dưỡng, giúp tối ưu hóa sự phát triển của các sụn tăng trưởng thì bé sẽ có thể bắt kịp đà tăng trưởng bình thường. Trong khi đó, nếu can thiệp muộn, bỏ lỡ giai đoạn “cửa sổ vàng”, tốc độ phát triển của sụn tăng trưởng bị ảnh hưởng và có thể không còn cơ hội đạt tầm vóc lý tưởng lúc trưởng thành.
Điều quan trọng là cần đảm bảo cho trẻ lúc này là mẹ hãy cung cấp đủ năng lượng (calorie), đạm (protein), vitamin và các khoáng chất hỗ trợ cho quá trình phát triển khỏe mạnh. Việc thường xuyên thêm vào thực đơn các loại thức ăn mới từ mỗi nhóm thực phẩm giúp trẻ hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
Đối với trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, việc can thiệp dinh dưỡng bằng cách bổ sung qua đường uống như PediaSure cũng có thể cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng để hỗ trợ tăng trưởng và phát triển cũng như giải quyết các nguyên nhân cơ bản. Lợi ích đáng kể của chế độ ăn uống đã được chứng minh lâm sàng bao gồm tăng chiều cao và tăng cân, cải thiện khả năng miễn dịch, giảm số ngày bị bệnh, cải thiện sự thèm ăn…
Mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng đường uống kéo dài cho bé bằng PediaSure, một giải pháp thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, đặc biệt là sản phẩm dinh dưỡng được các chuyên gia nhi khoa ở Mỹ tin dùng số 1. Đây là cách giúp tăng đa dạng thức ăn, lấp đầy các khoảng trống dinh dưỡng và cải thiện tình trạng dinh dưỡng chung cho trẻ. PediaSure giúp đẩy mạnh quá trình phát triển “bộ ba tăng trưởng”, đồng thời không làm tăng cân quá mức và không ảnh hưởng tới việc tiêu thụ các nhóm thực phẩm thông thường hàng ngày. “Đầu tư” vào dinh dưỡng trong 5 năm đầu đời để trẻ phát triển toàn diện cả chiều cao, cân nặng, sức đề kháng, mẹ sẽ giúp trẻ bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng tối ưu.
NGỌC TÂN
Theo Tiền phong
Xét nghiệm đột phá trên dạng ung thư giết hơn 50% phụ nữ
Một xét nghiệm máu mới từ Thụy Điển được ca ngợi là "mang tính cách mạng" trong việc đẩy lùi tính sát thủ của dạng ung thư phụ khoa nguy hiểm nhất.
Nhóm khoa học gia từ Đại học Gothenburg và Đại học Uppsala (Thụy Điển) đã tạo ra một dạng xét nghiệm máu đột phá, đó là phân tích 11 protein trong máu để tìm ra dấu ấn sinh học của bệnh ung thư buồng trứng.
Ung thư buồng trứng là dạng ung thư phụ khoa nguy hiểm nhất - Anh minh họa từ internet
Ung thư buồng trứng được coi là dạng ung thư nguy hiểm nhất và khó để chẩn đoán xác định nhất. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường trong kết quả siêu âm, cách duy nhất để biết đó có phải ung thư hay không là mổ ra để xem!
Theo Liên minh Nghiên cứu Ung thư buồng trứng Mỹ (OCRA), chỉ có 46,5% bệnh nhân sống sót trong vòng 5 năm và tiên lượng của bệnh này phụ thuộc cực lớn vào việc chẩn đoán sớm hay không. Việc phải mổ ra để xác định không chỉ khiến nhiều phụ nữ không bệnh vẫn phải trải qua phẫu thuật mà còn khiến nhiều người ngại ngần, có thể dẫn đến chẩn đoán trễ.
Vì vậy, phương pháp mới giúp chẩn đoán chỉ qua xét nghiệm máu sẽ là vị cứu tinh của nhiều người. Nhận xét về công trình trên, Giáo sư Ulf Gyllensten, từ Đại học Uppsala, thành viên nhóm nghiên cứu cho rằng xét nghiệm mới này có triển vọng rất lớn tạo nên một chiến lược sàng lọc ung thư buồng trứng, cứu sống nhiều mạng người và giảm số người phải phẫu thuật để loại trừ ung thư.
Các tác giả vẫn đang tiến hành những bước cuối cùng, bao gồm nhiều đánh giá và thử nghiệm trước khi tung loại xét nghiệm này ra thị trường. Nghiên cứu vừa động công bố trên tạp chí khoa học Communications Biology.
Theo một thống kê tại Anh, hàng năm đất nước này có thêm 7.500 người bị chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng và thêm 4.227 người tử vong vì nó.
Có nhiều yếu tố nguy cơ cho căn bệnh này: trên 50 tuổi, có tiền sử gia đình về ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú, thừa cân - béo phì, lạc nội mạc tử cung, từng điều trị bằng hormone thay thế (HRT)...
A. Thư
Theo The Sun, OCRA/nguoilaodong
Lịch uống vitamin A năm 2019: Mẹ "não cá vàng" đến mấy cũng không được phép quên Uống vitamin A như nào? Độ tuổi nào thì nên uống? Lịch uống vitamin A ra sao?... là một trong những câu hỏi khiến nhiều mẹ vô cùng băn khoăn. Uống vitamin A ở đâu và lịch uống như thế nào? Trong 2 ngày 31-5 và mùng 1-6 ở Hà Nội sẽ triển khai Ngày Vi chất dinh dưỡng đợt I năm 2019...