Bánh tráng nước dừa Tam Quan đặc sản khó quên của Bình Định
Bánh tráng nước dừa Tam Quan không chỉ là một món ăn truyền thống mang đậm hương vị địa phương, từng chiếc bánh tráng nước dừa mỏng manh còn chứa đựng rất nhiều tâm huyết của những người con xứ dừa với mong muốn gìn giữ và phát triển nghề truyền thống.
Bánh tráng nước dừa Tam Quan đặc sản khó quên của Bình Định
Bánh tráng nước dừa Tam Quan Bình Định:
Tam Quan là một thị trấn nhỏ ven biển, nằm phía Bắc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Tam Quan đặc trưng với rừng dừa bạt ngàn. Nơi đây, được thiên nhiên ưu đãi ban tặng những giống dừa to, cơm dày rất tốt cho việc làm bánh tráng.
Để làm được bánh tráng nước dừa không dễ. Đây là loại bánh đặc biệt dày và thơm ngon nên người làm cũng phải dụng công rất nhiều. Chiếc bánh làm ra phải có mùi thơm đậm đà từ mì, mè, hành, tiêu, dừa. Còn phải mặn mà hơn so với các loại bánh thông thường.
Cách chế biến bánh tráng nước dừa Tam Quan:
Cách làm bánh tráng nước dừa cũng khá đơn giản. Gạo sau khi được xay ra đem trộn với nước cốt dừa và cả xác dừa, thêm vào đó một ít mè, ít tiêu, vài củ hành tím xắt lát thật mỏng, một chút xíu muối và sau đó đem đi tráng trên bếp trấu nóng.
Video đang HOT
Khi bánh chín thì mang ra phơi nắng khoảng một ngày là thành thành phẩm. Nếu không có nắng thì phải phơi 2-3 ngày bánh mới khô.
Khác với các loại bánh tráng ở các vùng miền khác, bánh tráng nước dừa Tam Quan được có kích thước to hơn hẳn và được tráng thành lớp dày.
Cách chế biến bánh tráng nước dừa
Thưởng thức bánh tráng nước dừa:
Vì bánh quá dày nên không thể nhúng nước ăn được mà phải nướng. Kích thước của bánh to nên khi nướng phải lật đều, nướng kỹ và phải nướng bằng lửa than thì bánh mới ngon, giòn đều.
Chiếc bánh gặp lửa, phồng lên và vàng ươm mùi hành phi quyện với mùi béo của mè và nước dừa sẽ kích thích thính giác và vị giác của bạn đến tận cùng. Bánh có thể ăn không hoặc kèm với nước chấm như xì dầu, nước mắm gừng đều ngon.
Bánh tráng nước dừa là món quà thơm thảo mà người xứ dừa hay lựa chọn làm quà tặng để giới thiệu đặc sản của quê mình.
Thưởng thức bánh tráng nước dừa
Kỳ lạ món bánh hồng nhưng màu trắng phau, ăn xong quần áo trắng xóa
Món bánh trở thành đặc sản của xứ Nẫu - Bình Định mà bất kỳ du khách nào tới đây cũng phải mua vài hộp về làm quà.
Một lần đến với xứ Nẫu - Bình Định, chắc chắn du khách không thể quên nếm thử các loại bánh ở vùng đất này như bánh ít lá gai, bánh tráng nước dừa, bánh hồng Tam Quan... Trong đó, bánh hồng là loại bánh truyền thống lâu đời của người Bình Định, thường góp mặt trong những dịp đặc biệt như đám cưới, đám hỏi và là biểu tượng của tin vui.
Nguyên liệu để làm ra bánh hồng khá đơn giản và dân dã: gạo nếp, đường kính và dừa. Bánh hồng nổi tiếng và phổ biến ở Bình Định, nhưng đặc sắc nhất phải kể đến bánh hồng ở thị trấn Tam Quan. Bởi được làm từ gạo nếp Ngự nên bánh hồng Tam Quan có tiếng là rất dẻo và thơm.
Bánh hồng như lại không có màu hồng, phần bánh màu trắng được phủ bằng một lớp bột gạo trắng phau. Mãi về sau khi trở thành một món quà có tiếng với khách du lịch, bánh hồng mới được chế thêm một số màu sắc như hồng, vàng và hình dáng khác để thêm phần bắt mắt.
Được làm từ gạo nếp và đường nên bánh hồng rất dính, người thợ phải sử dụng bột nếp khô phủ bên ngoài để làm se bề mặt bánh, đỡ dính tay và kéo dài thời gian bảo quản. Chính bởi lớp bột này mà nhiều người liên tưởng đến món chè lam.
Thế nhưng lượng bột này khá nhiều, khi ăn bánh hồng bạn có thể làm quần áo trắng xóa vì dính bột bánh. Đối với 1 số người có thể sẽ thấy bất tiện, nhưng nhiều người lại cảm thấy đây chính là điều khiến bánh hồng trở nên thú vị và đặc biệt so với các loại đặc sản khác.
Bánh hồng được nặn thành tấmto, dày khoảng 2-3cm. Khi ăn phải dùng dao sắc cắt thành từng miếng nhỏ. Vì bánh rất dẻo nên phải có phần bột áo để có thể cắt dễ dàng hơn.Phần ruột bánh không mịn mượt mà hơi lỗ chỗ, màu trắng đục.
Nhìn bề ngoài bánh hồng khá giống chè lam, nhưng khi nếm thử mới thấy khác hẳn. Bánh không có vị quá ngọt thơm mùi nếp, vừa dẻo vừa dai dai, có chút sần sật của dừa nhưng lại rất mềm. Pha một ấm trà nóng để nhâm nhi cùng bánh hồng sẽ là "combo" hoàn hảo cho một ngày nghỉ ngơi, thư giãn.
Vì bánh được làm thủ công nênbánhchỉ có thể đượcbảo quản và dùng trong khoảng 5 ngày đổ lại. Để quá lâu bánh sẽ bị cứng và có mùi thiu.Bởi vậy nếu mua món bánh này về làm quà, bạn hãy mang tặng cho người thân, bạn bè ngay lập tức nhé.
Bánh hồng là đặc sản quen thuộc ở Bình Định. Một gói bánh có trọng lượng khoảng 500gr có giá từ 25-30.000 đồng. Món bánh tráng miệng này cũng thường xuất hiện vào dịp đặc biệt như đám cưới hỏi... Sau khi ăn cỗ, người Bình Định sẽ dùng dao cắt bánh thành từng miếng hình thoi, nhâm nhi cùng ly trà nóng.
Món canh xương rồng lạ miệng của người dân Bình Định Món canh xương rồng (lưỡi long) là đặc sản nức tiếng của Bình Định, món này rất ngon tuy nhiên nhiều người lại rất ngạc nhiên vì chưa thấy bao giờ. Nếu là dân miền Trung có lẽ nhiều người sẽ không cảm thấy quá xa lạ với xương rồng, bởi vùng đất nắng gió này là nơi xương rồng rất phát triển....