Bánh tổ Quảng Nam món ngon nên thử
Mỗi khi Tết đến, xuân về, ngồi cùng gia đình chia nhau chiếc bánh tổ đã là hình ảnh mãi in sâu trong ký ức nhiều người dân xứ Quảng.
Truyền thuyết kể lại rằng bánh này vốn do mẹ Âu Cơ làm ra phát cho trăm con lên núi, xuống biển làm lương khô ăn dọc đường đi. Cũng có chuyện kể lại rằng, bánh tổ xuất hiện vào cuối thế kỷ 18, thời Quang Trung. Khi nhà vua chuẩn bị tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh, một trong những nỗi lo của ngài là vấn đề bảo đảm lương thực trong suốt chặng đường dài hàng trăm cây số đầy chông gai, hiểm trở.
Chiếc bánh tổ thưởng được làm vào dịp Tết dâng lên bàn thờ gia tiên.
Người dân Quảng Nam, với sự thông minh và lòng yêu nước, quyết ủng hộ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, đã tìm tòi và khám phá ra công thức chế biến loại bánh này. Bởi vậy, ngày nay bánh tổ xuất hiện trong những ngày tết cổ truyền nhằm ghi nhớ công lao của vua Quang Trung vào mùa xuân năm ấy.
Bánh tổ được làm từ hai nguyên liệu chính là nếp và đường. Tuy nhiên không phải ai cũng làm ra được chiếc bánh vừa dai vừa dẻo lại có độ ngọt rất thanh chứ không phải ngọt lịm. Nguyên liệu ban đầu phải là loại hảo hạng nhất.
Nếp dẻo và thơm, được vo sạch, phơi khô ráo rồi xay hoặc giã mịn như bột. Đường phải là loại đường bát nấu từ đường mía theo phương pháp cổ truyền của Quảng Nam. Đường thắng kỹ, cho vào vài lát gừng, nấu đến khi dậy mùi thơm của gừng, sau đó lọc tạp chất. Trộn đường và bột nếp với nhau, đánh thật kỹ. Điều cốt yếu trong khâu này là tính toán lượng hỗn hợp để bột đường khi đã trở thành bánh thì không bị đặc, không bị nhão.
Video đang HOT
Bột sau khi đánh nhuyễn sẽ được đổ vào đài được làm bằng lá chuối. Đài tiếp tục được đặt vào chiếc rọ làm bằng nan tre vót mỏng. Để bột dẻo không tràn ra ngoài thì đài được ghim kỹ mép lá, và thường để vành lá cao hơn thành rọ tre.
Nguyên liệu và cách thức chế biến bánh tổ đơn giản nhưng không phải cũng làm được chiếc bánh tổ chính hiệu.
Tiếp đặt bánh vào lò hấp cách thủy. Người làm có thể thử bánh chín hoàn toàn hay chưa bằng cách dùng đũa đâm vào bánh, nếu thấy bột không trào ra là được. Bánh chín thì nhanh tay vớt ra, rắt lên bề mặt ít mè. Lưu ý là mè phải được làm sạch, rang đều tay. Sau đó mang ra phơi nắng đôi ba hôm để làm khô bánh.
Có nhiều cách khác nhau để thưởng thức món bánh bình dị mà hương vị khó quên này. Có thể cắt ra ăn sống, nướng hoặc chiên giòn. Mỗi cách thưởng thức mang lại nhiều cảm nhận khác nhau về hương vị bánh. Nếu ăn sống, đầu lưỡi sẽ cảm nhận vị ngọt thanh của đường, vị cay của gừng và chút mềm dẻo, của nếp.
Nếu bánh đem nướng trên lửa than sẽ dậy lên mùi thơm đặc trưng của nếp, đường gặp nóng sẽ càng ngọt và dẻo hơn, ăn kèm bánh tráng nữa là tuyệt. Một số người lại thích xắt lát chiên giòn. Miếng bánh phồng lên, phảng phất hương thơm, giòn tan trong miệng. Một lát bánh chiên kẹp với lát bánh nướng là sự lựa chọn được nhiều người thích nhất. Đã thưởng thức một lần là nhớ mãi.
Mỗi khi Tết đến, xuân về, ngồi cùng gia đình chia nhau chiếc bánh tổ đã là hình ảnh mãi in sâu trong ký ức nhiều người dân xứ Quảng.
Món gà nướng mặt trời "có một không hai", 20 năm vẫn "cháy hàng"
Món gà nướng truyền thống của Thái Lan đã được một đầu bếp địa phương biến tấu với cách chế biến "có một không hai"... bằng năng lương mặt trời.
Trong"bản đồ du lịch" Thái Lan, ít người nhắc đến Phetchaburi. Thế nhưng với những tín đồ du lịch mê khám phá ẩm thực địa phương thì đây lại là điểm đến thú vị. Tại đây, họ có cơ hội thưởng thức món gà "có một không hai" mang tên... gà nướng mặt trời.
Phetchaburi là một tỉnh nằm cách Bangkok khoảng hai tiếng rưỡi đi xe về phía nam. Đến đây, bạn có thể hỏi người dân địa phương về ông chủ quán hàng rong tên Sila Sutharat - người chuyên cung cấp món gà nướng gai yang được nấu trên ngọn lửa mặt trời suốt hơn 20 năm qua.
Ở tuổi 60 với hơn 20 năm làm gà nướng mặt trời, Sila Sutharat có cực kì nhiều kinh nghiệm. Trước khi đổi sang cách nấu "có một không hai", ông Sutharat cũng giống như hầu hết những đầu bếp khác, đều nướng món gà truyền thống của người Thái bằng lửa than.
Cho đến một ngày nóng nực năm 1997, khi ông đang ngồi ở quầy hàng của mình, thảnh thơi đưa mắt ngắm nhìn xe buýt và các phương tiện khác đi ngang qua, ông chợt nhận ra: một sức nóng khủng khiếp của mặt trời phản chiếu lên mình từ một chiếc xe buýt đi qua. Cũng giây phút đó ông nảy ra ý tưởng nấu nướng mới. Ông đã bắt tay thử nghiệm việc đặt gương ở các vị trí khác nhau sao cho có thể tập trung ánh sáng vào một vị trí.
Sau đó không lâu, ông sáng tạo ra loại lò nướng ngoài trời đặc biệt từ khung sắt lớn và khoảng 1.000 tấm gương nhỏ đặt trên đó, tập trung ánh nắng vào những con gà đã được tẩm ướp cẩn thận. Chính "chiếc bếp mặt trời" đã giúp làm nên món gà gai yang vàng đều, không bị ám đen hay ám khỏi như những miếng thịt nướng trên lửa than khác.
"Chiếc bếp này" có thể tạo ra nhiệt lượng tới 312 độ C, tức là có thể nướng chín một con gà 1,2kg trong vỏn vẹn 12 phút. Thời gian tốt nhất để nướng là 7-10h sáng và 14-17h chiều.
Món gà "ra lò" vàng ruộm, đậm đà, da giòn tan. Chính vì cách làm đặc biệt tạo ra hương vị đặc biệt cho món ăn truyền thống mà quán của ông bán được trên 40 con gà mỗi ngày. Nhiều khách hàng từ tận Bangkok tìm đến mua.
Bà Mali Pansari vợ của ông Sila Sutharat luôn chân luôn tay đóng gói món gà nướng mặt trời.
Ông Sutharat tự hào cho biết: ánh sáng mặt trời hoàn toàn miễn phí, là nguồn đốt bền vững, sạch sẽ không giống như than hay các loại khí đốt khác. Bên cạnh đó, chiếc bếp mặt trời còn mang đến màn trình diễn ẩm thực bắt mắt, thu hút thực khách. "Chúng tôi đã tiết kiệm được khá nhiều tiền chất đốt nhưng số lượng hàng bán được lại tăng gấp nhiều lần", ông cho hay.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp nấu ăn này là ông Sutharat không thể nấu ăn khi mặt trời lặn.
Món ngon với rong biển vừa dễ ăn vừa tăng tuổi thọ Rong biển chứa rất nhiều chất dinh dưỡng làm giảm sự hấp thụ nicotine, giúp độc tố và các chất chuyển hóa nhanh ra khỏi cơ thể. Rong biển là thực phẩm chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe đánh giá sự kết hợp của rong biển, tảo bẹ và đậu phụ là một sự...