Bánh tét tro ăn một lần nhớ mãi
Bánh tét không chỉ là món ăn truyền thống ngày Tết mà còn là món ăn dân dã thường ngày.
Bánh tét có đầy đủ thành phần như nếp, đậu, thịt để trở thành một bữa sáng nhanh gọn khi đến công sở, một bữa trưa ngon lành đủ chất hay một buổi tối nhẹ nhàng. Có lẽ vì vậy bánh tét là món ăn rất được nhiều người ưa chuộng.
Bánh tét miền Trung giữa lòng Sài Gòn
Chị Lê Thị Tố Như là người con đất Quảng Bình. Năm 14 tuổi, chị rời quê hương, theo họ hàng vào Sài Gòn kiếm sống. Trải qua nhiều thăng trầm, thử qua nhiều nghề, từ làm mướn, bán cơm… đến khi trở thành một doanh nhân bất động sản thành công như ngày nay, chị vẫn không bao giờ quên cái thuở cơ hàn ở đất Quảng Bình.
Khi con cái đã trưởng thành, cuộc sống không còn bộn bề với cơm áo gạo tiền, chị Tố Như lại muốn thử một công việc mới, phù hợp với đam mê của mình là làm bánh tét.
Bánh tét nhân mặn lá cẩm đượm một màu tím ngọt ngào.
Chị Tồ Như kể, xa nhà lâu quá, nhớ nhà nhiều lắm mà nhớ nhất là nồi bánh tét ngày Tết khi cả gia đình chị quây quần gói bánh, nấu bánh cùng nhau. Ấy vậy mà mấy mươi năm sống ở cái đất Sài Gòn này chị lại chưa một lần tìm lại được cái hương thơm đó, cái vị đậm đà của đậu xanh quyện với cái béo béo của miếng bánh tét Quảng Bình năm nào.
Sẵn nhà có khoảng sân rộng ở đường Trần Khắc Chân, quận Phú Nhuận, chị bắt đầu mày mò “tái hiện” lại cái bánh tét thuở ấu thơ. Sau nhiều lần thử chưa thành công, rồi làm lại, cuối cùng chị cũng đã tìm được lại đòn bánh tét dẻo mềm, thơm mùi lá, nhân đậu đậm đà với thịt heo béo ngậy tan ngay trong miệng.
Mừng quá, vui quá, chị gói thêm nhiều để mang biếu người thân, bạn bè, chòm xóm… Ai ai cũng khen bánh ngon và có hương vị đặc biệt.
Gia đình chồng chị Tố Như là người gốc miền Nam, ấy vậy mà một lần thử dùng bánh tét miền Trung do con dâu biếu xong thì tuyên bố rằng kể từ rày chỉ ăn mỗi bánh tét của chị Tố Như gói. Bạn bè chị ăn thử một lần là ghiền, rồi năn nỉ chị làm bán. Từ những động lực đó, từ một doanh nhân bất động sản, chị trở thành một thợ gói bánh tét lúc nào không hay.
Sự kết hợp giữa bánh tét và bánh tro
Đòn bánh tét của chị Tố Như để ngon, đẹp, đượm một hương vị khó quên như vậy thì cách làm và công thức không hề đơn giản như những chiếc bánh tét được gói bán ở chợ.
Trước hết là công đoạn lựa chọn nguyên liệu. Chị Như cho biết, mình phải đặt loại nếp cái hoa vàng ngon nhất từ miền Bắc gửi vào với từng hạt nếp được tuyển chọn kỹ lưỡng. Nếp phải tròn, căng mịn, đều màu thì mới cho ra được bánh tét dẻo, thơm.
Video đang HOT
Bánh tét chay nhân đậu đen, đậu phộng, hạt điều và chuối.
Không giống như cách truyền thống là ngâm nếp với nước, chị Tố Như sáng tạo ra một cách mới để khiến đòn bánh tét không chỉ dẻo, thơm mà còn có vị giòn sật, để lâu ngày không bị cứng bằng cách ngâm nếp với nước tro. Nước tro trước đây được biết chỉ dùng để nấu bánh ú tro. Tuy nhiên, sự kết hợp này của chị Tố Như dường như đã biến tấu bánh tét truyền thống thành một phiên bản mới đặc biệt hơn.
Tiếp đến là đậu xanh và các loại hạt khác như đậu đen, hạt điều, đậu phộng, thịt heo cũng được chị Tố Như tận tay tuyển lựa. Có như vậy thì khi nấu lên, hạt đậu mới bùi, thơm, thịt heo mới béo ngon, nhân bánh mới chất lượng.
Món bánh tét truyền thống được làm từ nếp cái hoa vàng ngâm với nước tro hòa lá dứa.
Chị Như kể bánh tét ở Quảng Bình quê chị chỉ tuyền màu xanh của lá dong, lá chuối… Mấy mươi năm sống ở miền Nam, chị thấy bánh tét ở đây có nhiều màu lạ mắt như màu cam của gấc, màu xanh ngọt ngào của lá dứa, màu tím của lá cẩm…
Tất cả màu bánh tét đều làm từ màu tự nhiên và do chính tay chị Tố Như làm. Để có chiếc bánh tét gấc màu cam, thơm đẫm mùi gấc, chị phải tự tay nạo hạt quả gấc, trộn với nếp đã ngâm tro. Các công đoạn ngâm nếp, đậu, chọn lá, gói bánh, nấu bánh… đều tự tay chị Tố Như thực hiện.
Hỏi đùa, chị tính bỏ “đại gia bất động sản” để làm bánh tét thật hay sao, chị cười niềm nở: “Người ta muốn ăn món ngon do mình làm ra thì còn hạnh phúc nào hơn”.
Để thưởng thức vị bánh tét ngâm nếp tro đặc biệt của chị Tố Như, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chị Tố Như, số điện thoại 0387642595 – 0938217926.
Khuấy đảo tiệc nướng với cách làm tương đậu phộng ăn nem nướng ngon hết sẩy
Bỏ túi thêm cách làm tương đậu phộng ăn nem nướng để luôn sẳn sàng vào bếp làm món nem nướng chiêu đãi cả nhà bạn nhé.
Tương đậu phộng chính là linh hồn của món nem nướng, món ăn này đặc sắc hay không thì sự quyết định của tương đậu phộng đã chiếm phần lớn. Chúng ta cùng khám phá cách làm tương đậu phộng ăn nem nướng ngay hôm nay!
Nguyên liệu
Thịt heo: 150gr
Tôm: 150gr
Gan heo: 100gr
Gạo nếp: chén cơm
Tương đậu nành: 3 muỗng canh
Dầu điều: 1 muỗng canh
Đậu phộng: 10gr
Hành tím: 1 củ
Đường: 4 muỗng canh
Nước mắm: 2 muỗng canh
Muối: 2 muỗng cà phê
Bột ngọt: muỗng cà phê
Tiêu: 1 muỗng cà phê
Cách chế biến
Bước 1. Nấu cháo gạo nếp
Vo sạch gạo nếp, xong bạn ngâm 2-3 tiếng đến khi gạo mềm thì vo gạo lần nữa cho sạch.Tiếp theo bạn bắc nồi lên bếp, cho gạo nếp cùng một lượng nước vừa đủ vào nấu dưới lửa nhỏ đến khi gạo nếp nở bung ra thì tắt bếp, trong quá trình nấu hãy thường xuyên khuấy để cháo không bị khét nhé.Sau đó bạn cho cháo ra chén dùng thìa dầm hoặc cho vào cối xay nhuyễn.
Bước 2. Sơ chế nguyên liệu
Hành tím băm nhuyễn.Đậu phộng bạn rang vàng giòn, bóc vỏ rồi giã nhỏ.Thịt heo bạn rửa qua nước muối để khử mùi tanh, xả lại nước sạch, để ráo rồi băm hoặc xay nhuyễn.Tôm bóc vỏ, lấy chỉ đen, rửa sạch, băm nhuyễn.Rửa sạch gan heo xong ngâm qua sữa tươi để gan sạch và thơm, rồi băm hoặc xay nhuyễn.
Bước 3. Xào nguyên liệu
Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu điều vô, đợi dầu sôi bạn cho hành tím vào phi vàng thơm.Sau đó bạn cho thịt tôm vào đảo đều tay khoảng 3-5 phút cho thịt tơi ra rồi cho thịt và gan heo vô xào săn lại cho các nguyên liệu hòa trộn vào nhau thì tắt bếp
. Bước 4. Sên tương đậu phộng
Để thịt xào nguội bớt bạn cho vào cối cùng 3 muỗng canh tương đậu nành rồi xay nhuyễn mịn.Bắc chảo lên bếp, cho hỗn hợp vừa xay cùng cháo đã nấu ở trên vào, dùng muỗng khuấy nhẹ để hỗn hợp hòa lẫn vào nhau, nêm nếm 4 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê muối, muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu xay nấu đến khi hỗn hợp sôi lên, hỗn hợp sánh lại thì tắt bếp là hoàn thành nước chấm tương đậu phộng ăn nem nướng rồi đấy.
Mẹo nhỏ: Bạn có thể thêm ít ớt tươi vào sẽ giúp nước chấm cay the kích thích vị giác hơn.
Trình bày
Cho tương đậu phộng vào chén, rắc đậu phộng rang lên mặt và thưởng thức cùng nem nướng nóng hổi, thơm phức để cảm nhận vị ngon tuyệt vời của món ăn. Chúc bạn thành công với cách làm tương đậu phộng ăn nem nướng nhé!
Cách làm gỏi măng thịt heo trộn thính lạ miệng đưa cơm Cách làm gỏi măng thịt heo trộn thính rất đơn giản. Vị giòn giòn của măng tươi quyện với vị bùi bùi, thơm lừng béo ngậy của thính gạo làm món gỏi măng thịt heo trộn thính thêm phần hấp dẫn, lạ miệng. Gỏi măng thịt heo trộn thính là một món ăn dân dã và đặc trưng của dải đất miền Trung...